Lập kế hoạch quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc tày ở các trường trung học cơ sở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 46 - 48)

8. Cấu trúc luận văn

1.4. Quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày ở

1.4.1. Lập kế hoạch quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân

trung học cơ sở

1.4.1. Lập kế hoạch quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày ở trường trung học cơ sở Tày ở trường trung học cơ sở

Lập kế hoạch là một chức năng cơ bản của quản lý, trong đó cần xác định những vấn đề chẳng hạn: nhận định và phân tích tình hình, bối cảnh; dự báo khả năng; lựa chọn, xác định các mục tiêu, mục đích và hoạch định con đường, cách thức biện pháp để đạt được mục tiêu, mục đích của q trình. Trong mỗi kế hoạch thường bao gồm các nội dung như: xác định hình thành mục tiêu, xác định và đảm bảo về các điều kiện, nguồn lực của tổ chức để đạt được mục tiêu và cuối cùng là quyết định xem hoạt động nào là cần thiết để đạt được mục tiêu đặt ra.

Hình thành bộ máy xây dựng kế hoạch phải có nhiều bộ phận tham gia nên việc xác định các thành viên trong bộ máy hoạt động bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày và việc thẩm định kế hoạch là rất cần thiết về mặt thực tiễn. Tính khả thi của hoạt động xuất phát từ khâu xây dựng kế hoạch có hợp lý hay khơng.

Kế hoạch xây dựng phải phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường, đáp ứng nhiệm vụ trọng tâm của từng năm học nhiệm vụ chính trị của địa phương. Chú ý yếu tố thuận lợi và không thuận lợi khi xây dựng kế hoạch, xem xét khả năng của đội ngũ giáo viên, của các lực lượng phối hợp, tình hình học sinh, điều kiện CSVC,...

Nội dung kế hoạch gắn với mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày ở trường trung học cơ sở

Xây dựng kế hoạch chung, trong đó nhà QL phải tiến hành những cơng việc cơ bản sau:

- Lập kế hoạch chủ đề học tiếng mẹ đẻ

- Lập kế hoạch chủ đề bảo tồn tiếng mẹ để theo năm học gắn với nội dung được quy định chương trình giáo dục

- Lập kế hoạch tổ chức hoạt động bảo tồn tiếng mẹ đẻ theo từng khối lớp - Lập kế hoạch tổ chức hoạt động BTTMĐ tổng thể cho cả khóa học - Lập kế hoạch huy động các nguồn lực trong tổ chức hoạt động BTTMĐ - Lập kế hoạch xây dựng và thiết kế hoạt động BTTMĐ gắn với nội dung (theo quy định của chương trình GDPT), phù hợp với điêu kiện thực tiễn của địa phương

- Xây dựng kế hoạch khai thác và chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ hoạt động BTTMĐ

- Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực thiết kế và tổ chức BTTMĐ cho giáo viên THCS

* Yêu cầu khi xây dựng kế hoạch hoạt động bảo tồn tiếng mẹ đẻ cần

Căn cứ vào nhiệm vụ năm học và chương trình học tập các mơn học, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch hoạt động bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho từng khối lớp hoặc toàn trường và chỉ đạo giáo viên tổ chức thực hiện.

Kế hoạch hoạt động giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ xác định rõ:

- Tên hoạt động của từng chủ đề hay từng mơn học hoặc tích hợp các mơn học: lựa chọn tên mang ý nghĩa và thu hút được sự quan tâm của các đối tượng tham gia; phù hợp với nhiệm vụ của năm học và tâm lý lứa tuổi học sinh THCS trong sử dụng và học tập tiếng mẹ đẻ.

- Mục tiêu của hoạt động bảo tồn tiếng mẹ đẻ cần: rõ ràng, phù hợp với mục tiêu của giáo dục, kiến thức, nhận thức, khả năng, năng lực của học sinh THCS,... - Nội dung của hoạt động bảo tồn tiếng mẹ đẻ: cần phù hợp và có mối quan hệ với hoạt động dạy học, rèn luyện đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh THCS.

- Năng lực của giáo viên, học sinh THCS khi triển khai thực hiện.

- Các lực lượng tham gia: CBGV, học sinh trong trường có thể mời thêm các chuyên gia, cha mẹ học sinh, địa phương, các tổ chức có liên quan đến tham gia và chia sẻ về hoạt động bảo tồn tiếng mẹ đẻ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn - Nguồn lực tham gia: Nhân lực, cơ sở vật chất, tài chính cần sử dụng, sự phối kết hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường.

- Thời gian thực hiện: tháng, học kỳ, quý, năm học.

- Kết quả cần đạt được: Sự mở rộng về kiến thức, thái độ, năng lực học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc tày ở các trường trung học cơ sở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)