Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc tày ở các trường trung học cơ sở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 86 - 89)

8. Cấu trúc luận văn

2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh

dân tộc Tày ở trường trung học cơ sở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Bảng 2.12: Kết quả đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày ở trường trung học cơ sở huyện Định Hóa,

tỉnh Thái Nguyên STT Các yếu tố Mức độ n=145 Điểm TB Thứ bậc Rất không ảnh hưởng Không ảnh hưởng Bình thường Ảnh hưởng Rất ảnh hưởng 1

Điều kiện tự nhiên và xã hội của các vùng dân tộc thiểu số

0 0 24 40 81 4,39 5

2

Điều kiện kinh tế của các vùng dân tộc thiểu số 0 0 26 47 72 4,32 6 3 Chính sách ngơn ngữ dân tộc của Đảng và Nhà nước ta 0 0 18 26 101 4,57 2 4 Chương trình giáo dục và sách giáo khoa 0 0 10 47 88 4,54 3

5 Đội ngũ giáo viên 0 0 5 51 89 4,58 1

6 Cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội 0 0 18 35 92 4,51 4 7 Đặc điểm học sinh DTTS 0 0 30 60 55 4,17 7

Kết quả đánh giá công tác quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân tộc Tày ở một số trường trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên chịu ảnh hưởng bởi yếu tố sau đây:

- Yếu tố “đội ngũ giáo viên” đạt 4,58 điểm, ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng công tác giáo dục BTTMĐ cho học sinh THCS huyện Định Hóa. Nguồn

nhân sự các trường THCS huyện Định Hóa có những khó khăn trong việc triển khai hoạt động giáo dục BTTMĐ, thì câu trả lời của cán bộ quản lí và giáo viên tương đối đồng nhất với nhau. Khó khăn lớn nhất đối với công tác giáo dục BTTMĐ tại các trường THCS được cho rằng chính là về đội ngũ giáo viên chuyên trách với sự đồng ý của 91,67% cán bộ quản lí và 93% giáo viên được hỏi. Cũng với khó khăn này khi được phỏng vấn chuyên sâu, đa số cán bộ quản lí, giáo viên đều cho rằng, cán bộ, giáo viên phụ trách công tác giáo dục BTTMĐ chưa được tập huấn, đào tạo và bồi dưỡng, khơng có chun mơn, kiến thức về hoạt động này. Bên cạnh đó, số GV là người dân tộc Tày chiếm 12% quá ít ỏi nên cơng tác giáo dục BTTMĐ sẽ khó khăn đạt được số lượng và chất lượng bài học.

- Yếu tố “Chính sách ngơn ngữ dân tộc của Đảng và Nhà nước ta” đạt điểm là 4,57 điểm. Các chính sách vĩ mơ về cải cách thủ tục hành chính, phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường được triển khai thường xuyên và có hiệu quả. Phịng GDĐT đã triển khai Cơng văn số 1950/SGDĐT-TTr ngày 27/11/2017 của Sở GDĐT về việc chuẩn bị nội dung góp ý vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục tới các cơ sở giáo dục. Thực hiện rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục nhằm phát hiện các quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc khơng cịn phù hợp với thực tế, khơng đáp ứng u cầu đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo để kịp thời kiến nghị cấp có thẩm quyền hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc thay thế. Trong năm học khơng có cán bộ, giáo viên, nhân viên vi phạm các quy định của Pháp luật. Phòng GDĐT đã chỉ đạo các CSGD tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 130/KH-UBND ngày 15/9/2016 của UBND huyện Định Hóa và Kế hoạch số 1030/KH-SGDĐT ngày 03/8/2016 của Sở GDĐT về thực hiện Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020”, đã lồng ghép việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức vào các hoạt động chính khố và ngoại khố trong đó có chủ đề BTTMĐ cho học sinh Tày. Chính sách này khơng nhiều nên chưa có cơ chế phối hợp của Sở ban ngành trong triển khai và quản lý có hệ thống cơng tác BTTMĐ trên địa bàn toàn tỉnh Thái Nguyên.

- Yếu tố “Chương trình giáo dục và sách giáo khoa” đạt 4,54 điểm, hiện nay điều kiện thực hiện chương trình mới khơng chỉ với đồng bào dân tộc mà đối với rất nhiều địa phương khi thay đổi chương trình từ tiếp cận kiến thức sang phát triển năng lực, giải pháp thực hiện cần sự đồng bộ về giáo viên, cơ sở vật chất khó khăn. Đã có chương trình song ngữ về tiếng Việt và tiếng dân tộc. Đồng thời Bộ GD&ĐT kiến nghị Chính phủ cấp sách giáo khoa cho vùng khó khăn. Đối với biên soạn chương trình, hiện có chương trình giáo dục địa phương, trong đó đặc biệt vấn đề dân tộc nhưng tại huyện chưa có sách riêng.

- Yếu tố “Cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội” đạt 4,51 điểm, điều này cho thấy Hiệu trường chưa xây dựng cơ chế phối hợp giữa giáo viên và các nhà tài trợ, phụ huynh, tổ chức giáo dục trong và ngoài nước, tổ chức giáo dục trên địa bàn... trong thực hiện chương trình BTTMĐ.

- Yếu tố “Điều kiện tự nhiên và xã hội của các vùng dân tộc thiểu số” đạt 4,39 điểm, địa bàn có núi cao, hiểm trở, người dân tộc thiểu số sống chủ yếu ở vùng sâu vùng xa và vùng núi cao làm cho điều kiện tiếp cận giáo dục hạn chế, việc vận dụng giáo dục BTTMĐ cịn khó khăn tạo ảnh hưởng khơng tích cực cho cơng tác quản lý.

- Yếu tố “Điều kiện kinh tế của các vùng dân tộc thiểu số” đạt 4,32 điểm, Là một huyện miền núi khó khăn, nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, sản xuất cịn mang tính chất manh mún và tự cấp tự túc, dân cư phân bố không tập trung mà phân tán trên địa bàn rộng trong điều kiện hệ thống giao thơng cịn nhiều bất

cập, nên q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Định Hoá sẽ gặp nhiều khó khăn, làm cho thu nhập người dân thấp, việc chú trọng con em theo học các chương trình khó khăn hơn.

- Yếu tố “Đặc điểm học sinh DTTS” đạt 4,17 điểm cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân tộc Tày ở một số trường trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Học sinh trường DTTS trườn THCS xuất thân từ các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn của miền núi, chủ yếu là các xã thuộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Địa hình hiếm trở, phân bố dân cư không đồng đều, giao thơng đi lại hết sức khó khăn, nhiều hộ gia đình cách trung tâm xã hơn 15 km. Học sinh THCS có lứa tuổi từ 11-15 tuổi, đây là lứa tuổi rất phức tạp về tâm, sinh lí. Bên cạnh đó các em là học sinh người dân tộc thiểu số, lứa tuổi này đa số là lao động cơ bản của gia đình, điều đó ảnh hưởng khơng nhỏ tới cơng tác dạy và học của nhà trường cũng như hoạt động giáo dục giới tính cho các em. Thực tế đã cho thấy, khả năng tư duy trực quan hình ảnh của học sinh dân tộc tốt hơn khả năng tư duy trừu tượng - logic. Vì đối tượng tri giác gần gũi của học sinh dân tộc chủ yếu là cây cối, thiên nhiên. Do đó, việc tổ chức các hình thức học tập đa dạng như: tham quan, ngoại khoá, tăng cường cách dạy học trực quan... sẽ giúp học sinh dễ hiểu, tạo tiền đề cho nhận thức ở mức độ cao hơn đó là nhận thức duy trừu tượng - logic.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc tày ở các trường trung học cơ sở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)