Hoàn thiện những điều kiện pháp lý về giáo dục bảo tồn tiếng mẹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc tày ở các trường trung học cơ sở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 104 - 106)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Biện pháp quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân

3.2.4. Hoàn thiện những điều kiện pháp lý về giáo dục bảo tồn tiếng mẹ

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Hoàn thiện, cụ thể hóa các văn bản pháp lý chỉ đạo, định hướng công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người DTTS ở trường THCS dưới sự kiểm soát của Hiệu trưởng.

3.2.4.2. Nội dung

(i). Định hướng giáo dục tiếng mẹ đẻ cho học sinh người DTTS như nội dung giáo dục của đơn vị

Công tác giáo dục trong nhà trường THCS hướng đến rất nhiều nội dung khác nhau với những mục đích giáo dục cụ thể nhưng đều hướng tới một mục tiêu chung đó là hình thành và phát triển nhân cách cho HS. Đối với HS DTTS

thì ngôn ngữ và bản sắc văn hóa của dân tộc cũng là một yếu tố cần thiết để hình thành nhân cách tốt đẹp cho các em. Đồng thời, việc sử dụng tiếng mẹ đẻ cũng giúp HS DTTS trong quá trình học tập và giao tiếp trong nhà trường. Việc hình thành nên những quy định cụ thể dưới dạng văn bản về việc đưa nội dung giáo dục tiếng mẹ đẻ cho học sinh người DTTS sẽ góp phần hiện thực và cụ thể hóa việc thực hiện giáo dục tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS trong phạm vi nhà trường, đảm bảo sự thống nhất trong đơn vị.

(ii). Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn việc triển khai công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS THCS là người DTTS

Một trong những nguyên nhân khiến công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS DTTS ở các trường THCS hiện nay chưa đạt hiệu quả như mong đợi là do sự chỉ đạo từ phía nhà trường chưa cụ thể, rõ ràng.Nếu không có văn bản chỉ đạo cụ thể thì việc khuyến khích sử dụng tiếng DTTS khi giao tiếp trong phạm vi nhà trường sẽ phụ thuộc vào từng GV mà không có tính đồng bộ và thường xuyên.

Nhà trường cần phải có các văn bản quy định rõ ràng về các hình thức, biện pháp cụ thể trong việc giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS DTTS. Trong văn bản cần nêu rõ vai trò cũng như nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện của mỗi lực lượng trong nhà trường đối với công tác này.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện

Khi xây dựng nhiệm vụ năm học, cần đưa nội dung giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS DTTS vào như một nội dung cần thực hiện trong năm học.

Lập kế hoạch triển khai công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ của HS DTTS trong năm học, thống nhất giữa các khối lớp, hoạt động và hình thức tổ chức, tiêu chí đánh giá.

Hình thành những biện pháp quản lý hữu hiệu quá trình tổ chức và thực thi văn bản trong phạm vi nhà trường. Thống nhất nhận thức trong toàn bộ lực lượng

giáo dục nhà trường trên cơ sở một bản kế hoạch tổ chức thực hiện cụ thẻ trên từng khối lớp, hoạt động, nội dung giáo dục.

Hình thành những chế tài có tính chất động viên khích lệ giáo viên tăng cường giao tiếp với học sinh DTTS, tăng cường vốn tiếng DTTS để có thể giao tiếp đơn giản với học sinh từ đó nâng cao vị thế tiếng mẹ đẻ của học sinh nười DTTS trong giao tiếp cũng như tạo lập mối quan hệ tích cực giữa GV - HS.

3.2.4.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp

Để thực hiện biện pháp trên một cách có hiệu quả thì cần có sự quan tâm, chú trọng của các CBQL, các cấp lãnh đạo đối với công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS THCS là người DTTS.

CBGV và HS cần nghiêm chỉnh và tích cực thực hiện các văn bản chỉ đạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc tày ở các trường trung học cơ sở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)