Thực hiện truyền thông giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc tày ở các trường trung học cơ sở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 109 - 111)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Biện pháp quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân

3.2.6. Thực hiện truyền thông giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh

là người DTTS

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Tuyên truyền, phổ biến về sự cần thiết bảo vệ tiếng nói và chữ viết của người DTTS, sự cần thiết sử dụng tiếng mẹ đẻ của học sinh người DTTS trong giao tiếp và vai trò của giáo dục nhà trường trong giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người DTTS dưới sự kiểm soát của Hiệu trưởng.

3.2.6.2. Nội dung

Thông qua công tác truyền thông cần tuyên truyền cho mọi người biết về vai trò, ý nghĩa của hoạt động giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS các trường THCS: Bảo tồn tiếng mẹ đẻ cũng là bảo tồn các giá trị văn hóa mang tính bản sắc của dân tộc, nếu một ngơn ngữ mất đi cũng đồng nghĩa với việc một nền văn hóa có nguy cơ bị tiêu diệt. Đối với học sinh DTTS cấp THCS nói riêng và học sinh DTTS nói chung thì cơng tác này càng quan trọng vì các em là thế hệ trẻ, là tương lai của dân tộc.Trước thực tại xã hội ngày nay, xu thế hội nhập thế giới và phát triển, thế hệ trẻ tiếp xúc với nhiều luồng văn hóa khác nhau và có cơ hội tiếp thu nhiều ngơn ngữ khác nhau. Đặc biệt đối với trẻ em DTTS các em càng háo hức với những điều mới lạ, ngôn ngữ mới, xu thế văn hóa thời đại mới nên nguy cơ mai một văn hóa và ngơn ngữ DTTS ngày càng cao.

Thông qua công tác truyền thông cần phổ biến về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như các cấp chính quyền về vấn đề bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS. Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với vấn đề này, điều này được thể hiện qua nhiều chính sách hỗ trợ về kinh tế, giáo dục, văn hóa, xã hội đối với vùng DTTS.

Thơng tin về thực tế thực hiện công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS hiện nay, những thành tích đã đạt được, những hạn chế và cách khắc phục.Động viên khuyến khích người DTTS sử dụng và bảo tồn tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

3.2.6.3. Cách thức thực hiện

Có rất nhiều những hình thức truyền thơng khác nhau vì thế cần có sự lựa chọn những hình thức hợp lý, phong phú và phối hợp một cách linh hoạt.

Các chương trình phát thanh của địa phương (bản làng, thơn, xã) có thể có những bài phát thanh mang tính tuyên truyền, khuyến khích học sinh và người DTTS tích cực sử dụng và bảo tồn tiếng mẹ đẻ của dân tộc mình. Trong hoạt động phát thanh, tuyên truyền cổ động, việc sử dụng tiếng nói của người DTTS thực sự chưa được phát huy, chủ yếu chỉ thấy trong trường hợp các cán bộ xã, thôn người dân tộc thiểu số tuyên truyền trong cộng đồng dân tộc mình. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là vì đồng bào DTTS sống xem kẽ với người Kinh, đại đa số biết và sử dụng thành thạo tiếng phổ thông nên việc chuyển ngữ, dịch các văn bản, thơng tin chính sách sang tiếng dân tộc thiểu số được xem là không cần thiết và khơng được chú trọng.

Đài truyền hình các tỉnh và đài truyền hình trung ương thường có các kênh dành cho người DTTS trong đó có những bản tin liên quan đến vấn đề bảo tồn tiếng DTTS và đều được thuyết minh hoặc phụ đề tiếng DTTS, nhưng kênh giờ lên sóng cịn hạn chế và chỉ mới dừng lại ở việc sử dụng tiếng của một số DTTS phổ biến. Vì thế cần phát huy hơn nữa vai trị cũng như tính tích cực của những kênh truyền hình này. Có thể thơng qua các kênh truyền hình này như một hình thức dạy tiếng DTTS trực tuyến.Thực tế hiện nay, Đài Phát thanh truyền hình Quảng Ninh cũng đã có chương trình truyền hình tiếng dân tộc hoặc gần đây theo chương trình Mục tiêu Quốc gia về Văn hóa đã có một số đầu sách về nơng nghiệp,… tuy nhiên, các chương trình mới thực hiện bằng tiếng Dao (Dao Thanh Y) nên việc tuyên truyền đến các tộc người khác cũng còn nhiều hạn chế. Lý do là số lượng cán bộ người DTTS hoạt động trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình, tun truyền, cổ động rất ít. Nên chính vì thế cần chuẩn bị tốt hơn nguồn nhân lực cho công tác truyền thông về hoạt động này. Đối với một số tiếng DTTS

chưa có chữ viết thì các phát thanh viên cần sử dụng chữ Việt để phiên âm các bản tin trước khi phát.

Báo chí cũng là một hình thức truyền thơng có vai trị và tác dụng to lớn cần được khai thác trong công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS là người DTTS. Báo chí hiện nay có hai hình thức đó là báo giấy và báo mạng. Mỗi hình thức có những ưu thế khác nhau cần được phát huy. Cần có những bài báo tiếp cận nội dung giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS.

Cần có các hình thức khuyến khích sáng tác văn học, văn nghệ bằng tiếng nói và chữ viết dân tộc đến việc chú trọng công tác tuyên truyền trong cộng đồng, đào tạo, tăng cường đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số trong các lĩnh vực thông tin, tuyên truyền.

3.2.6.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp

Làm tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục, tích cực vận động sự tham gia của các đồn thể, các tổ chức xã hội, các đơn vị truyền thông trên địa bàn trong công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS DTTS.

Nhà trường có các biện pháp thu hút, mời gọi các phương tiện truyền thông tham gia khi tổ chức các hoạt động lớn trong công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS DTTS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc tày ở các trường trung học cơ sở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)