9. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu x
1.1. LÝ THUYẾT SỞ HỮU CHÉO NGÂN HÀNG
1.1.4.1. Nhóm nguyên nhân tác động từ ngoài ngành ngân hàng
Nhóm nguyên này bao gồm 2 loại chủ yếu là môi trường quốc gia và áp lực cạnh tranh.
Mỗi quốc gia có những nền kinh tế và các thể chế khác nhau; đồng thời phát triển theo nền kinh tế thị trường sẽ dẫn đến cạnh tranh. Từ đó nảy sinh quan hệ SHC giữa các DN với DN, giữa NH với NH và giữa DN và NH. Như phần trên đã trình bày các quan hệ SHC trong hệ thống NH có tác động mạnh mẽ hơn cả đối với nền kinh tế xã hội.
- Môi trường kinh tế vĩ mô. Kinh tế vĩ mô, tùy theo từng điều kiện cụ thể có tác động theo nhiều hướng khác nhau đến sự hình thành và phát triển của cấu trúc sở hữu trong hệ thống NHTM. Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định sẽ thu hút các luồng vốn đầu tư nước ngồi vào thị trường tài chính trong nước, tăng cường các mối quan hệ liên kết lẫn nhau thông qua sở hữu cổ phần. Đây là cơ sở để các quan hệ SHC ra đời. Các mối liên kết SHC này sẽ giúp NHTM trong nước củng cố năng lực tài chính, tận dụng lợi thế về công nghệ và kinh nghiệm quản trị tài chính, quản trị rủi ro từ các tổ chức nước ngồi. Khi đó, sự ổn định kinh tế vĩ mơ cùng với các chính sách khuyến khích đầu tư sẽ thúc đẩy các lợi ích mà SHC mang lại cho sự phát triển của các NHTM. Khi có, sự tham gia của các NH hay các cổ đơng chiến lược nước ngồi sẽ làm tăng tính cạnh tranh của thị trường tài chính trong nước. Sự cạnh tranh này sẽ thúc đẩy các NH trong nước hoạt động hiệu quả hơn, làm tăng tính ổn định của hệ thống NH. Từ đó sẽ góp phần hạn chế tác động tiêu cực của SHC đến sự an toàn và hiệu quả của hệ thống NHTM thông qua việc nâng cao các chuẩn mực về đảm bảo an toàn hoạt động cũng như năng lực quản trị rủi ro theo các chuẩn mực quốc tế. Ngược lại, những bất ổn kinh tế vĩ mô sẽ gây ra các tác động tiêu cực đến thị trường tài chính nói chung và hoạt động của hệ thống NH nói riêng. Sự lành mạnh của hệ thống NHTM thể hiện ở hiệu quả kinh doanh, sự an toàn và khả năng chống đỡ rủi ro, sẽ suy giảm do ảnh hưởng lan tỏa và tác động truyền dẫn rủi ro của SHC giữa các NH với nhau; giữa NH và DN và lan tỏa đến với khu vực kinh tế và cả nền kinh tế.
- Thể chế kinh tế. Thể chế kinh tế là một trong những nguyên nhân quan trọng hình thành nên SHC trong nền kinh tế nói chung, đối với hệ thống NH nói riêng. Theo Phạm Duy Nghĩa (2012), thể chế kinh tế được hiểu theo nghĩa rộng “gồm những luật chơi chính thức hoặc phi chính thức định hình nên phương thức
ứng xử của con người”.
Thể chế chính thức bao gồm các quy định pháp luật, các thiết chế thi hành và những quy trình kiểm sốt quyền lực cơng cộng khác được thực hiện bởi những cơ chế khách quan. Thể chế phi chính thức bao gồm các quy tắc bất thành văn,
quy phạm được tuân thủ trong quan hệ giữa các nhóm người. Thể chế kinh tế là cơ sở để hình thành nên SHC trong hệ thống NH.
SHC bắt nguồn từ những quy định của Chính phủ về mức vốn điều lệ tối thiểu để hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, đặc biệt là hoạt động tài chính ngân hàng. Nhằm bảo đảm các NH khi thành lập và đi vào hoạt động có đủ lượng vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh NH vốn có nhiều rủi ro, Chính phủ các nước thường quy định mức vốn điều lệ tối thiểu theo lộ trình nhất định mà các NH phải đạt được. Trong điều kiện thuận lợi, các NH có năng lực tài chính và năng lực kinh doanh tốt có thể tiến hành phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khốn cho nhà đầu tư trong và ngồi nước, thu hút các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Tuy nhiên, trong điều kiện thị trường tài chính - ngân hàng có diễn biến bất lợi, thực trạng các NH yếu kém, các nhà đầu tư tiềm năng sẽ hạn chế đầu tư vào NH. Xuất phát từ khó khăn này, các NH thực hiện các biện pháp để có thể đáp ứng được u cầu của Chính phủ, trong đó có việc thiết lập một liên minh SHC. Trong liên minh này, NH có thể tiến hành cho vay một DN thuộc quyền kiểm soát của NH và sử dụng vốn vay được để tiến hành đầu tư ngược lại thông qua việc mua cổ phần phát hành mới của NH. Do nguồn vốn dùng để cho vay đối với DN có thể đến từ nguồn vốn huy động từ nền kinh tế của NH, nên lượng vốn dùng cho hoạt động này đủ để đáp ứng quy định của Chính phủ về vốn điều lệ tối thiểu. Ở Việt Nam, với mục tiêu nâng cao năng lực tài chính, Ngân hàng Nhà nước đã quy định, các NHTM phải có vốn điều lệ tối thiểu 3.000 tỷ đồng. Áp lực tăng vốn là cực kỳ khó khăn bởi các NH chủ yếu huy động vốn qua việc phát hành cổ phiếu, bán cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, các quỹ đầu tư, ... nhưng thị trường chứng khoán suốt từ năm 2008 đến nay đang lâm vào tình trạng sụt giảm nên việc tăng vốn rơi vào bế tắc.
Như vậy, một thể chế kinh tế phù hợp với việc tăng tính tuân thủ pháp luật, tăng hiệu quả ban hành và thực thi các chính sách, là một trong những nguyên nhân để phát triển kinh tế nói chung và hệ thống NHTM nói riêng. Khi đó, các mối quan hệ SHC và tác động của SHC đến sự lành mạnh của hệ thống NHTM
được kiểm soát chặt chẽ, để hạn chế các tác động tiêu cực cũng như thúc đẩy các tác động tích cực vốn có của nó.
- Đặc điểm và mức độ phát triển hệ thống tài chính. Tùy theo mỗi quốc gia
khi phát triển hệ thống tài chính (HTTC) dựa vào NH hay thị trường chứng khốn làm cơ sở để phát triển HTTC. Đặc điểm và mức độ phát triển này là nguyên nhân tác động sự hình thành và phát triển SHC.
+ Khi HTTC dựa vào ngân hàng, các NH đóng vai trị chủ đạo trong việc huy động và phân bổ nguồn vốn, giám sát các quyết định đầu tư của các DN. Các NH thường hình thành các mối liên kết SHC với nhau và với khu vực tư nhân để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, đồng thời gia tăng mối quan hệ sở hữu để đảm bảo nguồn vốn ổn định, giảm thiểu rủi ro từ các cú sốc bên ngoài. Như vậy, HTTC dựa vào NH tạo điều kiện cho sự phát triển mạng lưới SHC trong hệ thống NH. Sự gắn kết và phụ thuộc lẫn nhau càng làm cho các tác động mạnh mẽ của SHC đến sự lành mạnh của hệ thống NH.
+ Khi HTTC dựa vào thị trường tài chính, TTCK có vai trị tích cực trong việc đa dạng hóa và cung cấp các cơng cụ để ln chuyển vốn, quản lý rủi ro, đồng thời cũng khắc phục được nhược điểm của HTTC dựa vào ngân hàng. TTCK phát triển sẽ thu hút sự tham gia của nhiều nhà đầu tư với sự đa dạng hóa của các sản phẩm tài chính. Khi đó, các NH sẽ dễ dàng huy động vốn trên TTCK, thay vì huy động vốn dựa vào các mối quan hệ hay đi vay các NH khác. Điều này giúp cơ cấu cổ đông của NH đa dạng, làm giảm quan hệ SHC lẫn nhau giữa các NH và giữa các NH với DN. TTCK có tính thanh khoản càng cao thì mối quan hệ lâu dài giữa DN và người cho vay (các nhà đầu tư trên thị trường) mang tính thuận tiện hơn. Các nhà đầu tư có thể dễ dàng bán cổ phiếu của mình hoặc phát hành cổ phiếu để huy động vốn trên TTCK và giảm sự phụ thuộc lẫn nhau thông qua SHC.
- Thị trường và áp lực cạnh tranh. Thị trường tài chính phát triển, cạnh tranh trong lĩnh vực NH trở nên gay gắt khi mà thị trường ngày càng đặt ra nhu cầu cao đối với chất lượng của sản phẩm dịch vụ, uy tín của NH và giá trị gia tăng do sử dụng dịch vụ của NH này thay vì NH khác. Đó vừa là thách thức nhưng
cũng là cơ hội để các NH không ngừng phát triển để khẳng định vị thế của mình. Đây cũng chính là động lực để các NH liên kết với nhau hoặc với các DN, các tập đoàn kinh tế để nâng cao tiềm lực về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, mạng lưới kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm; gia tăng năng lực cạnh tranh của mình. Với mục đích đó, quan hệ sở hữu là một trong những lựa chọn hiệu quả để tạo nên một mối liên kết SHC bền vững, làm cơ sở cho sự gắn kết và cùng nhau phát triển. Một mặt, cạnh tranh thúc đẩy các NHTM phải hoạt động hiệu quả hơn, từ đó giảm thiểu các tác động tiêu cực của SHC đến sự lành mạnh của hệ thống NH.
Mặt khác, áp lực cạnh tranh buộc các NH và cổ đông chủ chốt đề ra các chiến lược kinh doanh dựa trên các kẽ hở của luật định và khai thác các nhược điểm tồn tại của HTTC, trong đó có dựa vào mối quan hệ SHC để gây ra các tác động tiêu cực đến sự lành mạnh của hệ thống NH.
Vì vậy, tác động của SHC đến sự lành mạnh của hệ thống NHTM chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân, bao gồm cả những nguyên nhân khách quan như môi trường kinh tế vĩ mô và thể chế kinh tế, môi trường cạnh tranh NH và nguyên nhân chủ quan từ việc điều hành của NHTW, hoạt động của các NHTM đưa ra các chiến lược kinh doanh, …đối với hệ thống NHTM. Các nguyên nhân này có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sự phát triển SHC và tác động của SHC đến sự lành mạnh của hệ thống NH.