9. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu x
2.3.1.4. Sở hữu chéo tạo tiền đề cho hoạt động mua bán sáp nhập ngân hàng
Việc tham gia SHC giữa các NH nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, tạo tiền đề cho hoạt động M&A. Hoạt động M&A sẽ gặp nhiều thuận lợi đối với các NH của cùng chủ sở hữu, vì hạn chế được sự xung đột lợi ích, thúc đẩy quá trình M&A diễn ra nhanh chóng và giảm được chi phí giao dịch. Có thể nói, đây là tác động hai chiều trong việc thúc đẩy M&A, lại chính là một trong các giải pháp giúp hạn chế tình trạng SHC phức tạp như hiện nay. Chẳng hạn, SHC giữa Sacombank và Eximbank. Sacombank đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với Eximbank trên cơ sở phát huy thế mạnh riêng của từng NH nhằm đem lại hiệu quả chung cao nhất, từ đó nghiên cứu khả năng hợp nhất/sáp nhập trong vòng 3-5 năm tới.
Hoạt động M&A trong NH dưới cơ chế SHC nếu thành công sẽ giúp tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động của NH, từ đó nâng cao tính lành mạnh của
hệ thống NH. Điển hình như trường hợp hợp nhất ba ngân hàng SCB, Đệ Nhất và Tín Nghĩa thành NHTMCP Sài Gịn vào khoảng đầu năm 2012, dưới sự bảo trợ của BIDV. Trước khi hợp nhất, ba NH này lâm vào tình trạng mất khả năng thanh khoản trầm trọng. Sau một năm tái cơ cấu, hoạt động của SCB đã được những chuyển biến tích cực, cải thiện đáng kể tình trạng thanh khoản và các tỷ lệ an tồn hoạt động, trong đó tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu hợp nhất của SCB cuối năm 2012 đạt 10,7%. SCB đã cân đối được nguồn vốn để hoàn trả các khoản vay tái cấp vốn của NHNN và các TCTD khác.