9. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu x
2.3.2. Tác động tiêu cực của sở hữu chéo đến hoạt động của hệ thống ngân hàng
2.3.2.3. Sở hữu chéo làm lũng đoạn cơ sở hạ tầng của hệ thống tài chính
Các biểu hiện trong hệ thống NHTM đã cho thấy tác hại của SHC đến cơ sở hạ tầng hệ thống tài chính chủ yếu được thể hiện qua các khía cạnh: (i) SHC dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các NHTM (ii) đi ngược định hướng minh bạch hóa thơng tin.
Thứ nhất, cạnh tranh là động lực của sự phát triển và là cơ chế của quy luật
cung cầu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sự hình thành các nhóm độc quyền, nhóm lợi ích thơng qua SHC đã dẫn đến các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cạnh tranh không dựa vào thực lực của NH mà bằng các hành động như vượt trần lãi suất, tung ra các thông tin sai lệch về đối thủ, … Hơn nữa, các nhóm cổ đông thường thông qua SHC để thực hiện các hoạt động cho vay các công ty sân sau một cách dễ dãi với các điều kiện ưu đãi, mà không dựa trên hiệu quả sử dụng vốn vay, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN và hậu quả là sẽ làm giảm năng lực cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế.
Về phương diện sân chơi, được hiểu là môi trường pháp lý cho hoạt động NH, rõ ràng có thể thấy các quy định pháp lý đang ủng hộ các NH có sở hữu Nhà nước và/hoặc Nhà nước sở hữu chi phối (nhóm NHTM Nhà nước). Theo đó, những NH này hầu như được mặc nhiên giữ vai trò chủ đạo, chủ lực nhờ được cấp vốn từ Ngân sách Nhà nước, được ưu ái nơi đầu tư, được chỉ định tín dụng và ủy thác đầu tư cho các dự án trọng điểm của Chính phủ. Trong khi đó, các NHTMCP khơng được hưởng các ưu đãi này mà phải cạnh tranh trong cùng sân chơi với thực lực của mình.
Mối quan hệ giữa cơ quan quản lý với NHTMNN và DNNN có thể thấy bất cập lớn nhất trong vai trò tổ chức cuộc chơi đối với hoạt động NH chính là Chính phủ vừa là đại diện vốn chủ sở hữu của Nhà nước tại các NHTMNN (Bộ Tài chính) vừa đóng vai trị là bộ chủ quản (NHNN). Chính vì vậy, vai trị quản lý và giám sát của NHNN trên sân chơi khó có thể được trịn vai, làm giảm hiệu quả của hoạt động quản lý giám sát đối với các NHTMNN.
Thứ hai, minh bạch hóa thơng tin là u cầu tất yếu cho một HTTC lành mạnh và là định hướng mà cơ chế thị trường hướng tới để làm giảm chi phí giao dịch, nâng cao hiệu quả của các quyết định tài chính. Tuy nhiên, SHC trong các NHTM đã đi ngược lại định hướng minh bạch hóa thơng tin bằng nhiều hành vi như lạm dụng quan hệ nội gián gây nhiễu thông tin. Hơn nữa, các NHTM đã có nhiều biểu hiện che giấu và xun tạc thơng tin tiêu cực, mà rõ ràng nhất là tỷ lệ nợ xấu.
Bên cạnh đó, ngoại trừ các NHTM đã niêm yết thường cơng bố báo cáo tài chính đầy đủ, thì một số NHTM chỉ cơng bố một phần báo cáo tài chính. Điều này gây khó khăn cho việc thu thập và phân tích thơng tin để ra các quyết định tài chính. Việc tiếp cận các thơng tin về sở hữu và giao dịch với các bên liên quan của các NH càng khó khăn hơn vì theo quy định hiện hành thì tổ chức, cá nhân, nhóm người có liên quan nắm giữ từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một NH mới phải báo cáo về sở hữu và báo cáo các thay đổi về số lượng cổ phiếu sở hữu vượt quá ngưỡng 1% số lượng cổ phiếu cho các cơ quan quản lý (Điều 26, Thông tư 52/2012/TT-BTC).
Trong khi đó, để tránh phải cơng bố thơng tin thì chủ sở hữu NH đã chia nhỏ số cổ phần nắm giữ cho các công ty liên quan hoặc để các thành viên trong gia đình mình đứng tên.
Qua các trường hợp điển hình được phân tích ở trên đã cho thấy SHC đã bộc lộ nhiều tác động tiêu cực đến sự lành mạnh của hệ thống NHTM Việt Nam, từ việc các NHTM hợp thức hóa các hành vi khơng tn thủ các quy định về đảm bảo an tồn hoạt động thơng qua SHC đến sự suy giảm năng lực quản trị các
NHTM do sự hình thành của các nhóm lợi ích cục bộ. Và hơn hết, SHC làm lũng đoạn cơ sở hạ tầng HTTC với biểu hiện sân chơi bình đẳng giữa NHTMCP và các NHTMNN không được đảm bảo và đi ngược hướng minh bạch hóa thơng tin.