ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC VÀ CÁC NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam001 (Trang 95 - 99)

9. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu x

3.1. ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC VÀ CÁC NGÂN HÀNG

THƢƠNG MẠI NHÀ NƢỚC ĐANG SỞ HỮU CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN

3.1.1. Doanh nghiệp nhà nước và Ngân hàng thương mại nhà nước cần thoái vốn khỏi các Ngân hàng thương mại cổ phần khỏi các Ngân hàng thương mại cổ phần

Trong chương 2, cho thấy ở Việt Nam hầu hết các DNNN, Tổng Công ty Nhà nước, NHTMNN đều có sở hữu cổ phần trong các NHTMCP.

Thông qua SHC của NHTMNN và DNNN với NHTMCP, trực tiếp hay gián tiếp, thường không mang lai lợi ích tích cực cho hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Do đó, về mặt dài hạn, tiếp tục giảm sở hữu nhà nước trong các NHTMNN, DNNN là một yêu cầu hết sức quan trọng, không chỉ đảm bảo được lợi ích hài hịa với các cổ đơng nhỏ hiện đang nắm giữ cổ phần trong các ngân hàng này mà còn là mục tiêu phân bổ hiệu quả nguồn lực cho tổng thể nền kinh tế. Do nắm giữ cổ phần, DNNN và Tổng Công ty sẽ dễ dàng vay vốn từ NHTMCP mà họ sở hữu. Vấn đề nảy sinh ở đây là các giao dịch vay vốn này thường vi phạm khung giám sát. Hơn nữa, việc vay vốn dễ dàng sẽ tạo tâm lý ỷ lại cho các DNNN trong việc tiếp cận và sử dụng vốn vay khác. Sự hoạt động không hiệu quả của các DNNN theo cơ chế SHC sẽ truyền dẫn các rủi ro đến các NHTMCP.

Kinh nghiệm Hàn Quốc cũng cho thấy sự ưu đãi quá mức và thiếu giám sát chặt chẽ của chính phủ đối với việc cấp tín dụng cho các cheabol đã tạo điều kiện để các chaebol lạm dụng nguồn vốn này đầu tư tràn lan vào các dự án kém hiệu quả và do đó làm suy yếu nền kinh tế quốc gia.

Vì vậy để loại bỏ tác động tiêu cực của SHC đến an toàn hoạt động của NHTM, Chính phủ cần yêu cầu các DNNN và NHTMNN đang nắm giữ cổ phần

của các NHTMCP phải thoái vốn, chỉ tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi. Điều này sẽ góp phần hạn chế những khoản cho vay, đầu tư theo quan hệ giữa DNNN và NHTMCP.

Đối với trường hợp các NHTMNN thì Nhà nước vừa là chủ sở hữu, vừa là cơ quan ban hành các cơ chế chính sách giám sát; đồng thời cũng chính là cơ quan giám sát việc tuân thủ các quy định về an tồn hoạt động thì khung giám sát giảm hiệu lực trong nhiều trường hợp như là cho vay theo chỉ định của Chính phủ hoặc là khi các NHTMNN xin phê duyệt của Chính phủ và NHNN để được phép không tuân thủ các quy định này.

Hơn nữa, các NHTMNN thường nhận được sự ưu đãi của Nhà nước về vốn góp, về đầu tư và thường được Nhà nước ưu ái bằng các ngoại lệ trong hoạt động. Vì vậy mà sân chơi bình đẳng giữa các NHTMNN và NHTMCP không được đảm bảo và tôn trọng. Điều này đi ngược với định hướng cơ chế thị trường và chưa tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh để thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính. Việc cổ phần hóa các NHTMNN đã được bốn trên năm NH, ngoại trừ Agribank được chuyển đổi thành Công ty TNHH Một thành viên 100% vốn Nhà nước. Tuy nhiên, tỷ lệ phần vốn góp Nhà nước cịn cao. Vì vậy, cần xem xét giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại các NHTMNN.

Thực hiện giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại các NHTMNN sẽ có ít nhất bốn tác dụng. Thứ nhất, nó giúp giảm sức ép phải cho vay chỉ định đối với các NHTMNN. Thứ hai, có thêm sự giám sát chặt chẽ hơn của các cổ đơng bên ngồi. Khi đó NHTMNN buộc phải tuân thủ tốt hơn các quy định của NHNN. Giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước sẽ giúp tăng cường vai trị và tiếng nói của các cổ đơng tư nhân – những người mà với mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản ngân hàng sẽ biết cách phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn. Khi sở hữu nhà nước giảm đi, các DNNN sẽ phải cạnh tranh với khu vực tư nhân để tìm kiếm nguồn tài trợ. Cạnh tranh sẽ là động lực buộc các DNNN này phải đổi mới để trở nên hiệu quả hơn hoặc nếu khơng sẽ phải đóng cửa, phá sản. Nhà nước không nên tiếp tục bảo hộ cho sự yếu kém bằng tín dụng chỉ định hay bảo lãnh ngầm, vì điều này sẽ càng ni dưỡng sự yếu kém và

trì trệ cho khu vực ngân hàng thương mại nhà nước nói riêng và kinh tế nhà nước nói chung. Đối với các NHTMNN, sở hữu nhà nước giảm đi cũng có nghĩa là vai trị của sở hữu tư nhân tăng lên. Trước đây, các cổ đông tư nhân chỉ chiếm một phần sở hữu rất ít trong các NHTMNN cổ phần hóa. Do đó, các cổ đơng này hoặc là khơng thể, hoặc là khơng có động cơ giám sát ngân hàng. Khi giảm sở hữu nhà nước, các cổ đơng tư nhân sẽ có điều kiện và có động cơ để thực hiện tốt hơn chức năng giám sát của mình trong vai trị là người sở hữu thực sự, bởi vì tổn thất của họ sẽ tăng lên tỷ lệ với phần vốn sở hữu của họ trong ngân hàng. Thứ ba, giảm sở hữu nhà nước sẽ làm giảm xung đột lợi ích giữa một bên là chính quyền trung ương, chính quyền địa phương và một bên là đối tượng chịu sự điều chỉnh, quy định, giám sát của các cơ quan chức năng này. Ảnh hưởng tiêu cực của sở hữu nhà nước đối với hoạt động của các ngân hàng do dịng vốn bị sử dụng vì mục tiêu chính trị, mua phiếu bầu của cử tri thơng qua việc xét duyệt cấp vốn cho các dự án hào nhoáng nhưng kém hiệu quả kinh tế. Thứ tư, giảm sở hữu nhà nước ở các NHTM cũng có tác dụng đáng kể trong việc hạn chế tâm lý ỷ lại của các chủ ngân hàng. Chừng nào các ngân hàng còn thiết lập được liên kết sở hữu, dù là gián tiếp, với quyền lực nhà nước, chừng đó ngân hàng cịn tiếp tục có những hành vi thiếu thận trọng trong hoạt động tín dụng, những quyết định cho vay hay đầu tư đầy rủi ro bởi khi gặp khó khăn, ngân hàng vẫn có thể đổ lỗi cho cổ đơng nhà nước và trông chờ vào sự ứng cứu của nguồn lực tài chính nhà nước.

Tuy nhiên, việc thoái vốn của nhà nước khỏi hệ thống ngân hàng cần được thực hiện trong môi trường cạnh tranh lành mạnh và minh bạch thông tin. Trong giai đoạn đầu, để tránh xáo trộn đột ngột trên thị trường gây bất lợi cho giá trị ngân hàng đồng thời tránh tình trạng bịn rút tài sản nhà nước sang tay tư nhân, việc thối vốn khỏi các NHTMNN, NHTMCP có thể qua trung gian SCIC. Một mặt ưu tiên bán cổ phần với giá hợp lý cho nhà đầu tư chiến lược, mặt khác nếu giá trị cổ phiếu ngân hàng bị giảm q thì SCIC có thể nhận chuyển giao quyền sở hữu, mua lại, tạm thời thực thi quyền sở hữu và có lộ trình thích hợp bán lại ra thị trường trong tương lai.

3.1.2. Giải quyết vấn đề sở hữu chéo song song với thực hiện tái cấu trúc Doanh nghiệp nhà nước nghiệp nhà nước

Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, với mục tiêu là xây dựng doanh nghiệp nhà nước có cơ cấu hợp lý hơn, tập trung vào ngành, lĩnh vực then chốt, cung cấp sản phẩm, dịch vụ cơng ích thiết yếu cho xã hội và quốc phòng, an ninh, làm nòng cốt để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng, điều tiết nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô; tiếp đến, nâng cao sức cạnh tranh, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đối với doanh nghiệp kinh doanh; hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ cơng ích thiết yếu cho xã hội; trên cơ sở nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, từ đó SHC với NH sẽ mang lại hiệu quả.

SHC giữa NHTM với DNNN là một loại hình SHC trong hệ thống NHTMVN hiện nay. Do vậy, nếu DNNN hoạt động kinh doanh không hiệu quả nhưng lại chiếm tỷ lệ lớn trong mối quan hệ SHC giữa DN và NH. Vì vậy, nếu khơng tiến hành tái cấu trúc DN, vẫn để cho tình trạng này diễn ra thì vấn đề giải quyết SHC ngày càng bế tắc. Cơ chế truyền dẫn rủi ro của SHC sẽ làm hiệu quả hoạt động của hệ thống NH giảm sút vì phải gánh chịu một phần chi phí và rủi ro từ sự kém hiệu quả của các DNNN.

Thực hiện tái cấu trúc DNNN, Chính phủ cần chỉ ra định hướng thoái vốn các khoản đầu tư ngoài ngành; nên cần liệt kê, phân biệt rõ ràng đâu là đầu tư ngoài ngành và đâu là đầu tư phụ trợ để các DN có hướng đi đúng đắn; Đồng thời buộc các DNNN tập trung các ngành chủ đạo để phát triển định hướng thị trường. Nghị định số 71/2013/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được Chính phủ ban hành ngày 11/7/2013 là một trong những văn bản mang tính định hướng. Trong đó quy định DN là công ty TNHH Một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, khơng được góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản (trừ khi ngành nghề kinh doanh chính là bất động sản), khơng được góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng, công ty bảo hiểm, cơng ty chứng khốn, quỹ đầu tư mạo

hiểm, quỹ đầu tư chứng khốn hoặc cơng ty đầu tư chứng khốn, trừ những trường hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính Phủ. Trong trường hợp đã góp vốn, đầu tư vào những lĩnh vực nêu trên, DN phải có phương án cơ cấu lại và thực hiện thoái hết số vốn đã đầu tư theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Tuy nhiên, việc thực hiện tái cơ cấu các DNNN nên theo một lộ trình nhất định với sự phối hợp thực hiện và giám chặt chẽ của nhiều cơ quan chức năng để đi đúng định hướng của Chính phủ. Đồng thời, đối với các DN kinh doanh khơng hiệu quả thì tiến hành cho DN phá sản hoặc sáp nhập khi cần thiết. Từ đó, xử lý SHC giữa NH và DNNN được hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam001 (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)