Môi trường hoạt động ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam001 (Trang 89 - 92)

9. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu x

2.3.3. Nguyên nhân gây nên những tác động tiêu cực

2.3.3.1. Môi trường hoạt động ngân hàng

Môi trường hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam, bao gồm hai nội dung chính: Mơi trường về tài chính và áp lực cạnh trên thị trường của ngân hàng

Thứ nhất, mơi trường về tài chính

Mơi trường tài chính bao gồm HTTC và các chính sách tác động đến SHC đối với hệ thống NHTM Việt Nam.

Do TTCK Việt Nam chưa phát triển, nên hoạt động của hệ thống ngân hàng là nội dung chính của HTTC. Vì vậy, khi hệ thống tài chính bất cập sẽ tác động tiêu cực đến sự lành mạnh của hệ thống NHTM; từ đó tác động đến SHC ngân hàng. Ngun nhân này, có mầm mống từ lâu, mang tính cơ cấu tích tụ.

- Hệ thống tài chính.

HTTC Việt Nam tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực, song về cơ bản, vẫn đang ở mức phát triển ban đầu và chứa đựng nhiều rủi ro nội tại. Đánh giá của Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho thấy mức độ phát triển tài chính và cải thiện độ sâu tài chính của Việt Nam cịn thiếu bền vững. Năm 2012, HTTC Việt Nam đứng thứ hạng 52 trên 62 quốc gia (năm 2011: 50/60). Trong đó, đáng chú ý là thể chế, môi trường kinh doanh, mức độ ổn định tài chính cịn kém phát triển và còn tụt hạng so với năm 2011; đặc biệt là chỉ tiêu về quản trị công ty, việc áp dụng các chuẩn mực về kiểm toán và báo cáo tài chính, hiệu quả của HĐQT và bảo vệ lợi ích cổ đơng

thiểu số. Sở hữu của Nhà nước trong NH quá cao (tuy đã giảm 8 bậc so với năm 2011), và mức độ công khai thông tin thấp là yếu tố làm giảm thiểu hiệu quả hoạt động tài chính ngân hàng. TTCK và thị trường trái phiếu còn chưa phát triển và chưa trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế. Sự phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng để phát triển càng đặt rủi ro của hệ thống NH lên cao hơn. Hơn nữa, thị trường tài chính chưa tạo lập được một cơ chế vận hành đủ hiệu quả với hệ thống chính sách và cơ sở pháp lý chưa đầy đủ là nguyên nhân sâu xa để SHC bộc lộ những tác động tiêu cực và truyền dẫn nhanh chóng các tác động tiêu cực này trong hệ thống NH.

- Chính sách nới lỏng tiền tệ

Khi thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ để kích thích tăng trưởng trong nhiều năm qua đã làm tăng trưởng tín dụng ln ở mức cao, trung bình khoảng 29,4% trong giai đoạn 2000-2010, nếu tính riêng trong 5 năm 2006-2010 thì tốc độ tăng trưởng tín dụng bình qn lên tới 33,5%/năm, trong đó cá biệt năm 2007 lên tới trên 50% (Nguyễn Văn Bình, 2012). Tín dụng tăng cao trong điều kiện khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế có hạn, tất yếu sẽ dẫn đến sự bùng nổ thị trường bất động sản và thị trường chứng khốn khơng lành mạnh. Mặt khác, do rất nhiều ngân hàng, thực chất là “sân sau” của các DN kinh doanh bất động sản, nên việc cho vay bất động sản được thực hiện dễ dàng và chiếm tỉ trọng rất lớn ở các NH này (Báo cáo kinh tế vĩ mơ, 2012). Chính sách nới lỏng tiền tệ đã dẫn đến sự mất cân đối cơ cấu nguồn vốn giữa ngắn hạn và dài hạn, giữa cho vay đầu tư trong lĩnh vực bất động sản và cho vay đầu tư sản xuất, giữa cho vay dài hạn và cho vay ngắn hạn. Khi Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ đột ngột (năm 2011), để kiềm chế lạm phát, thanh khoản của tồn hệ thống NH trở nên khó khăn. Các NHTM cho vay trung và dài hạn quá nhiều, chủ yếu tập trung vào các dự án bất động sản bị mất cân đối nguồn vốn trầm trọng. Các DN vừa là cổ đông vừa là khách hàng của NH lâm vào tình trạng khó khăn, khơng trả được nợ làm cho nợ xấu, nợ quá hạn trong NH tăng lên nhanh chóng.

- Chính sách chuyển đổi nhanh chóng các NHTM nơng thơn thành NHTM đơ thị

Chính sách chuyển đổi nhanh chóng các NHTM nông thôn thành NHTM đô thị trong giai đoạn 2005-2007, chinh sách này đã buộc các NH nhỏ bằng mọi giá phải tăng vốn chủ sở hữu lên đến 10 -20 lần chỉ trong vòng năm năm để đạt được mức vốn tối thiểu là 3.000 tỉ đồng vào năm 2011(Nghị định 141). Vì vậy, các NH này buộc phải dựa vào các tập đoàn, DN sân sau để huy động vốn. Đến lượt các DN này lại vay vốn của các NH khác để đáp ứng yêu cầu, khiến vốn vay bị sử dụng sai mục đích. Các NH này cịn phải chịu áp lực là tăng trưởng tổng tài sản bằng mọi giá để tương ứng với vốn chủ sở hữu tăng thêm, trong khi năng lực quản trị chưa theo kịp, dẫn đến chất lượng tài sản của các NH kém vì chủ yếu là cho vay theo quan hệ đối với các công ty liên quan đến chủ sở hữu. Như vậy, chính sách này khơng chỉ tạo áp lực làm gia tăng SHC mà còn gây ra tác động tiêu cực của SHC đến sự lành mạnh của hệ thống NHTM.

Thứ hai, Áp lực cạnh trên thị trường

Sự cạnh tranh gay gắt trong hoạt động kinh doanh NH buộc các NH và cổ đông chủ chốt đưa ra các chiến lược kinh doanh thích hợp, để khai thác các đặc điểm tồn tại của HTTC Việt Nam. Việc hình thành nên các cơng ty con, công ty liên kết, công ty đầu tư tài chính để đầu tư vào các NH khác hay điều chuyển vốn nội bộ giữa các NH trên cơ sở các quy định pháp luật chưa chặt chẽ khơng cịn lạ.

Ngoài áp lực cạnh tranh, lợi ích nhóm là một trong những nhân tố tác động mạnh mẽ nhất đến cấu trúc SHC trong hệ thống NHTM Việt Nam và động cơ gây ra tác động tiêu cực đến sự lành mạnh của hệ thống NH. Các nhóm cổ đơng có liên quan với nhau tham gia đầu tư trực tiếp vào nhiều NH hoặc thông qua các công ty khác làm cho cấu trúc SHC trong hệ thống NH càng phức tạp hơn và khó xác định tỷ lệ sở hữu thực của từng nhóm cổ đơng. Các hoạt động đầu tư chéo thông qua các hình thức hợp đồng, hợp tác hay ủy thác đầu tư nhằm mang lại lợi ích cục bộ cho nhóm cổ đơng đã gây ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay. Hơn nữa, các nhóm lợi ích này với các đại diện thường nằm trong

HĐQT hay ban điều hành của NH, có quyết định chi phối đến các đầu tư, cho vay vào các dự án của các công ty mà họ đứng sau (LienVietPostBank là một điển hình). Sự tích tụ quyền lực trong tay một thiểu số cổ đơng cịn dẫn đến hiện tượng thao túng thị trường bằng các hoạt động đầu tư chồng chéo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam001 (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)