Tiến hành thoái vốn để cắt bỏ dần sở hữu chéo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam001 (Trang 99 - 100)

9. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu x

3.2.1. Tiến hành thoái vốn để cắt bỏ dần sở hữu chéo

Hiện nay, SHC trong hệ thống NHTVM rất phức như đã phân tích trong Chương 2, một số NHTM vẫn SHC lẫn nhau qua đi, qua lại, chồng chất lên nhau. Một số nhóm cổ đông và cổ đông cá nhân vẫn nắm tỷ lệ sở hữu cổ phần NH vượt mức quy định về đảm bảo an toàn hoạt động do NHNN ban hành. Vì vậy, việc thoái vốn để giảm tỷ lệ sở hữu về đúng mức quy định. Để làm việc này, trước hết các ngân hàng phải tự có giải pháp thoái vốn; tiếp đến bộ ngành có liên quan phải phối hợp để xử lý thoái vốn của những trường hợp vi phạm pháp luật.

Trước hết, NHNN cần phối hợp với các cơ quan quản lý khác như Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia để rà soát lại cơ cấu sở hữu của các NHTM, trong đó cần phải lưu ý đến mối quan hệ để xác định các nhóm cổ đông liên quan, đặc biệt là các nhóm lợi ích có khả năng chi phối đến hoạt động của một hay nhiều NH khác nhau. Bởi các nhóm lợi ích này, được xem là động lực mạnh mẽ nhất của sự hình thành và phát triển mạng lưới SHC và gây ra các tác động tiêu cực đối với sự lành mạnh của hệ thống NHTM hiện nay.

Khi xác định tỷ lệ sở hữu cổ phần, cần lưu ý đến các khoản đầu tư uỷ thác mà NHTM hay các công ty con, công ty liên kết của NHTM bao gồm các công ty chứng khoán, công ty đầu tư tài chính, đã thực hiện.

Khi thị trường chứng khoán ở Việt Nam chưa có dấu hiệu phục hồi và tính thanh khoản còn thấp, việc thoái vốn thông qua bán cổ phiếu trên TTCK không được thuận lợi. Kinh nghiệm của Nhật Bản là thành lập công ty cổ phần ngân hàng (BSPC), các NH hoặc DN vi phạm quy định hạn chế SHC phải thoái vốn bằng cách bán cổ phần cho BSPC, sau đó BSPC sẽ bán lại cho các nhà đầu tư bên ngoài theo một lộ trình nhất định.

Đối với Việt Nam, Chính phủ có thể xem xét để Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đứng ra thực hiện việc mua lại cổ phần NHTM từ các NHTM hoặc từ các DN, nhóm cổ đông vượt mức quy định. Sau đó, khi điều kiện thị trường thuận lợi và thị trường chứng khoán khởi sắc, thì SCIC sẽ bán lại cổ phần này cho các cổ đông bên ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam001 (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)