Nhóm nguyên nhân tác động từ nội bộ ngành ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam001 (Trang 30 - 32)

9. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu x

1.1. LÝ THUYẾT SỞ HỮU CHÉO NGÂN HÀNG

1.1.4.2. Nhóm nguyên nhân tác động từ nội bộ ngành ngân hàng

Xét cho cùng, dù mơi trường kinh tế vĩ mơ, thể chế của Chính phủ có thuận lợi, song mơi trường hoạt động của ngành NH khơng thuận lợi thì SHC trong hệ thống NH cũng khơng được hình thành và phát triển.

Môi trường nội bộ ngành NH là nguyên nhân tác động trực tiếp đến hình thành và phát triển mối quan hệ giữa SHC và sự lành mạnh của hệ thống NH. Môi trường nội bộ hoạt động của ngành NH bao gồm điều hành của NHTW đối với hệ thống NH và cơ sở hạ tầng HTTC.

- Vai trò điều tiết của Ngân hàng Trung ương đối với hoạt động ngân hàng. Bất kỳ quốc gia nào muốn hoạt động NH tốt đều phải có vai trị của điều hành của

NHTW. Đây là nguyên nhân then chốt để đảm bảo hệ thống NH hoạt động lành mạnh và các mối quan hệ SHC tồn tại giữa các NHTM hay giữa NH với DN được giám sát nghiêm ngặt. Vai trò điều hành của NHTW thể hiện ở việc ban hành các quy định kịp thời, có tính bao qt để điều chỉnh các quan hệ trong hoạt động kinh doanh NH cũng như tăng cường việc thanh tra, giám sát để phát hiện sớm và ngăn chặn được các tác động tiêu cực của SHC đến sự lành mạnh, ổn định của hệ thống NH. Cơ chế giám sát yêu cầu cơ quan thanh tra, giám sát phải có sự thận trọng đặc biệt và các kỹ năng cần thiết để có thể ngăn chặn các rủi ro phát sinh từ những biến đổi nhanh của hệ thống tài chính, cụ thể là sự phát triển của mạng lưới SHC. Hoạt động điều hành của NHTW càng hiệu quả thì càng làm giảm rủi ro trước các biến động hay cú sốc kinh tế.

- Cơ sở hạ tầng hệ thống tài chính. Các mối quan hệ SHC trong hệ thống NH chỉ được hình thành và phát triển trên cơ sở hạ tầng HTTC phát triển theo kịp sự phát triển của thị trường tài chính, một mặt sẽ làm giảm các tác động tiêu cực mặt khác sẽ thúc đẩy các tác động tích cực của SHC đến sự lành mạnh của hệ thống NHTM.

Cơ sở hạ tầng HTTC bao gồm khuôn khổ pháp lý và chế tài giám sát, điều chỉnh hoạt động của thị trường tài chính, hệ thống kế tốn để thu thập và công bố thơng tin, hệ thống thanh tốn để xử lý các giao dịch tài chính và các yếu tố cơ sở hạ tầng của thị trường tài chính (Donath và Cismas, 2008).

Các quy định pháp lý quản lý hoạt động kinh doanh NH cần phải tuân thủ các nguyên tắc về đảm bảo an tồn hoạt động, ln được cập nhật và sửa đổi để phản ánh những thay đổi của thị trường. Chính vì lẽ đó, khung pháp lý nhằm điều chỉnh và giám sát hoạt động của NHTM là cơ sở vững chắc nhằm đảm bảo NH hoạt động trong khuôn khổ cho phép, tạo hành lang pháp lý vững vàng cho sự minh bạch và công bằng trong hoạt động kinh doanh NH. Tính cụ thể, rõ ràng và đầy đủ của các quy định pháp lý, vì vậy, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự lành mạnh của hệ thống NHTM bất chấp ý chí và xu hướng của ban quản trị NH.

Các quy định chặt chẽ về mối quan hệ sở hữu, về công bố thông tin sẽ giúp nhà đầu tư nắm bắt được mối quan hệ SHC giữa các NH để đánh giá mức độ rủi ro cũng như tác động của SHC đến sự lành mạnh của NH.

Như vậy nguyên nhân hình thành và phát triển các quan hệ SHC (giữa NH với NH, giữa NH với DN và ngược lại) trong hệ thống NH do hai nhóm nguyên nhân trên. Thiếu một trong các nhóm nguyên nhân trên khơng thể có SHC trong hệ thống NH.

1.2. TÁC ĐỘNG CỦA SỞ HỮU CHÉO ĐẾN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

Cũng như nhiều hiện tượng kinh tế khác, SHC tự nó khơng tốt khơng xấu. Nói cách khác, SHC chứa đựng cả những lợi ích và rủi ro. Tùy thuộc vào mức độ và hoàn cảnh – chẳng hạn như môi trường quản trị bên trong và môi trường điều tiết bên ngoài DN – mà một số mặt tốt (hay mặt xấu) của SHC nổi lên, làm cho toàn bộ hiện tượng sở hữu chồng chéo bị quy kết chung là tốt (hay xấu). Do vậy, cần phải nhìn nhận trên 2 khía cạnh là tác động tích cực và tác động tiêu cực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam001 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)