Tác động tích cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam001 (Trang 32 - 36)

9. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu x

1.2.1. Tác động tích cực

Không phải tất cả các hình thức SHC đều đáng lo ngại, mà trái lại SHC ln có những tác động tích cực nhất định đến sự lành mạnh của hệ thống NHTM và các DN trong hệ thống SHC.

1.2.1.1. Sở hữu chéo giúp ổn định cơ cấu sở hữu và quản trị trong Ngân hàng thương mại thương mại

SHC có tiềm năng tạo ra các mắt xích trong các liên kết sản xuất như chuỗi giá trị, công nghiệp phụ trợ và cụm ngành. Bởi vì nhờ có sự ràng buộc về mặt phân phối mà các đối tác mới có động cơ phân cơng sản xuất và phân chia giá trị. Nếu các liên kết sở hữu này không chặt chẽ làm cho sự phân phối lợi ích khơng hài hịa, các đối tác sẽ có khuynh hướng co cụm vào những lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận cao hoặc những ngành đang có những đặc quyền ưu đãi của nhà nước, trong khi bỏ qua các lĩnh vực có suất sinh lợi thấp hoặc sinh lợi cao nhưng quá rủi ro.

SHC trong hệ thống NHTM, giúp ổn định cơ cấu sở hữu trong NHTM và DN với sự cam kết dài hạn của các chủ sở hữu. Việc ổn định cơ cấu sở hữu giúp ban quản trị điều hành NH yên tâm để thực hiện các chiến lược phát triển NH, mà không phải lo lắng bởi các bất đồng giữa các nhóm cổ đơng trong NHTM.

Việc góp vốn đầu tư vào NHTM hay DN thường đi kèm với việc cử đại diện trong hội đồng quản trị (HĐQT), hay ban giám đốc điều hành của NHTM hay DN đó để có ảnh hưởng đến các quyết định quản trị. Hơn nữa, SHC gia tăng càng làm tăng sự lồng ghép của cơ cấu quản trị NH này vào NH khác. Với sự tham gia của các lãnh đạo có uy tín và kinh nghiệm của NH này vào ban điều hành hay ban kiểm soát của các NH khác, ở một mức độ nhất định, sẽ nâng cao năng lực quản trị và hiệu quả hoạt động của NHTM; sự tham gia của các cổ đông chiến lược, mang tính độc lập cũng sẽ giúp nâng cao hiệu quả quản trị điều hành. Một cơ chế quản trị điều hành tốt là cơ sở đảm bảo sự hoạt động an toàn và lành mạnh của NHTM.

1.2.1.2. Sở hữu chéo giúp nâng cao tiềm lực về vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản trị của Ngân hàng thương mại

SHC giúp tạo ra và duy trì nguồn tài trợ tài chính ổn định cho các DN, đồng thời bản thân các DN này lại đóng vai trị như một khách hàng ổn định và tiềm năng cho chính NH. Khi các doanh nghiệp trong liên kết sở hữu cần nguồn tài trợ cho nhu cầu phát triển, các ngân hàng đóng vai trị như một kênh tài chính đáp ứng vốn, khơng chỉ nhu cầu vốn dài hạn mà cả nhu cầu vốn lưu động và thanh khoản của doanh nghiệp. Các ngân hàng cũng có được khách hàng ổn định nhờ đó giúp ổn định nguồn thu nhập của mình. Hơn nữa, do đồng thời là chủ sở hữu doanh nghiệp nên rủi ro tín dụng mà doanh nghiệp này gặp phải sẽ ảnh hưởng đến ngân hàng khơng chỉ trong vai trị chủ nợ mà cịn là chủ sở hữu. Chính vì vậy, có khả năng là ngân hàng sẽ tăng cường trách nhiệm giám sát của mình đối với hoạt động của doanh nghiệp.

SHC giúp tạo ra được một nguồn lực như nguồn vốn, khách hàng, và quản trị, nhờ đó giúp làm tăng tính kinh tế theo quy mơ và tính kinh tế theo phạm vi cho những đối tác trong liên kết sở hữu. Các đối tác này có thể tận dụng của SHC giữa

NH và tập đoàn kinh tế tại Việt Nam, ... hoặc chia sẻ cho nhau những lợi ích hoặc lợi thế chung nhằm giảm chi phí trung bình và duy trì sức cạnh tranh của khối

SHC thiết lập mối dây liên kết bền vững giữa các chủ thể sở hữu. Với sự liên kết giữa các NH thơng qua hình thức sở hữu, các NHTM thường nhận được sự hỗ trợ lẫn nhau về vốn, công nghệ và nhất là kinh nghiệm quản lý, quản trị tài chính, rủi ro. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các NHTM có quy mơ nhỏ trong việc tạo nguồn tài trợ ổn định nhằm nâng cao tiềm lực về vốn, năng lực quản trị để nâng cao hiệu quả kinh doanh và có thể cạnh tranh được với các NH có quy mơ lớn hơn. Từ đó, năng lực hoạt động của hệ thống tài chính ngân hàng nhìn chung sẽ được gia tăng. Khả năng chống đỡ với các cú sốc kinh tế, vì vậy, sẽ được nâng cao khi năng lực quản trị rủi ro của các NH được cải thiện.

1.2.1.3. Sở hữu chéo tăng cường sự nhất quán trong chiến lược quản trị của Ngân hàng thương mại hàng thương mại

Định hướng phát triển và chiến lược quản trị mang ý nghĩa sống còn đối với một NH. Các yếu tố này phụ thuộc nhiều vào quan điểm và mong muốn dài hạn của chủ sở hữu. Việc nắm giữ cổ phần chiếm ưu thế khiến nhà đầu tư có khả năng đưa ra quyết định nhanh chóng và kịp thời, đồng thời có thể dẫn dắt NHTM phát triển đúng định hướng đã vạch ra. Sự lớn mạnh của mỗi NHTM, cộng hưởng lại, sẽ tạo nên sức mạnh cho cả hệ thống NH.

Với cơ cấu sở hữu ổn định, hạn chế tranh chấp nội bộ, các NHTM từ đó có thể lựa chọn chính sách, tập trung nguồn lực để phát triển kinh doanh, tạo giá trị lớn nhất cho cổ đơng. Đó chính là sự thuận lợi trong nhất quán của chiến lược quản trị của NHTM.

1.2.1.4. Sở hữu chéo giúp Ngân hàng thương mại gia tăng ưu thế trong hoạt động mua bán và sáp nhập cũng như tránh được sự thâu tóm các thế lực bên ngồi mua bán và sáp nhập cũng như tránh được sự thâu tóm các thế lực bên ngồi

SHC giúp tăng cường sức mạnh của tồn khối, qua đó giảm nguy cơ bị thâu tóm một cách thù địch của các nhóm khác. Sự bổ sung chiến lược cho nhau của các thành viên trong liên kết sở hữu giúp loại trừ được sự can thiệp từ bên ngồi, giúp duy trì được một cấu trúc sở hữu ổn định, hạn chế các mâu thuẫn hay tranh

chấp không mong muốn đến từ bên ngồi. Các NH từ đó có thể lựa chọn được các chính sách tốt hơn, theo đuổi các mục tiêu kinh doanh đã xác định. Một trong những mục đích chính của SHC trong hệ thống NHTM là để nhằm chống lại nguy cơ bị thâu tóm thù địch bởi các nhóm đối thủ cạnh tranh.

SHC là cơng cụ có hiệu quả cao của các NHTM trong việc muốn nắm ưu thế trên bàn đàm phán và thương lượng của một thương vụ mua bán sáp nhập (M&A). Nghiên cứu của Harford,Dirk Jenter and KaiLi,2008 và các cộng sự (2008). Cho rằng các cổ đơng nắm giữ cổ phần chéo có tác động đến quyết định thâu tóm, vì SHC gián tiếp giữa các nhà đầu tư tổ chức là phổ biến, nhất là trong các thương vụ mua lại cơng ty, và có ảnh hưởng quan trọng đến các quyết định quản trị.

SHC thúc đẩy quá trình M&A diễn ra nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó, việc các NHTM và cơng ty liên kết với nhau thơng qua cấu trúc SHC cịn tăng cường sức mạnh nhằm tránh các nguy cơ bị thâu tóm thù địch (Guo Li và Yakura Shinsuke, 2010).

1.2.1.5. Sở hữu chéo giúp giảm bớt tình trạng bất cân xứng thơng tin giữa ngân hàng với các doanh nghiệp

SHC là cơ sở tăng cường chức năng giám sát của NH và giảm được chi phí giao dịch cho nền kinh tế. Trong vai trò là người sở hữu, NH có thể nắm bắt được các thơng tin về tổ chức và quản trị, cũng như hiệu quả tài chính lẫn những rủi ro mà DN gặp phải. Điều này giúp NH giảm được đáng kể tình trạng bất cân xứng thơng tin trong hoạt động tín dụng của mình. Các chi phí cho việc thu thập và xử lý thông tin của DN đối với NH sẽ giảm đi, qua đó có thể giúp giảm được chi phí tài trợ cho DN. Tuy nhiên, đây cũng chính là mặt trái của SHC khi các lợi ích này chỉ được phân phối cho những chủ thể tham gia trong liên kết SHC mà tạo ra các phí tổn cho những chủ thể khác bên ngoài hệ thống.

Như vậy, SHC góp phần hình thành cơ cấu sở hữu và quản trị ổn định trong NH và DN, nhờ đó mà tăng cường sự nhất quán trong chiến lược phát triển. Sự liên kết giữa các NH, giữa NH với DN giúp nâng cao tiềm lực về vốn, công nghệ

và kinh nghiệm quản lý cho NH, để từ đó cải thiện hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh. SHC còn là tiền đề, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động M&A trong ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam001 (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)