Nguyên nhân thuộc về thể chế tác động trực tiếp đến SHC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam001 (Trang 92 - 95)

9. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu x

2.3.3. Nguyên nhân gây nên những tác động tiêu cực

2.3.3.2. Nguyên nhân thuộc về thể chế tác động trực tiếp đến SHC

Việc giám sát các NHTM ở Việt Nam hiện nay được thực hiện tập trung bởi cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng (CQTTGSNH). Khuôn khổ giám sát được thực hiện theo quy định của Luật TCTD. Ngoài ra, do các NHTMCP đều có các cơng ty đại chúng cho nên Luật Chứng khốn cũng là một khuôn khổ giám sát cho nhóm ngân hàng này. Trong khn khổ giám sát hiện nay, ngồi 2 luật này cịn có các văn bản dưới luật, như Thông tư 13; Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/04/2007 về công bố thông tin của NHNN; Thông tư 52/2012/TT-BTC “Hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán” ngày 5/4/2012. Nghị định số 36/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2007 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khốn và thị trường chứng khoán; Nghị định số 91/2011/NĐ- CP ngày 20 tháng 10 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng; Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Tuy nhiên, q trình thực hiện vẫn cịn khoảng cách giữa thực tế giám sát và yêu cầu hoạt động giám sát về SHC. Có nhiều lý do, điển hình:

i) Hoạt động của các NHTM trên thị trường tài chính hiện nay rất phức tạp. Do cơ chế, các NHTM khơng chỉ thực hiện các hoạt động vốn có của NHTM mà cịn thực hiện các hoạt động của ngân hàng đầu tư (thị trường chứng khốn) và cơng ty bảo hiểm (nhân thọ và phi nhân thọ). Dù đã tăng cường hoạt động trong thời gian qua, CQTTGSNH vẫn thiên về giám sát hoạt động của NHTM. Trong khi các lĩnh vực giám sát khác thường bị giới hạn về năng lực hoặc nhân lực cũng như khn khổ pháp luật. Ví dụ, để giám sát hoạt động của ngân hàng đầu tư hay kinh doanh

chứng khốn thì cần tới vai trị của Thanh tra UBCK, để giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ thì cần tới vai trị của Cục Quản lý bảo hiểm. Từ đó, cho thấy do mức độ phức tạp trong hoạt động của các NHTM, để giám sát có hiệu quả thì cần phải có một khn khổ giám sát thống nhất và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan giám sát

ii) Quy định về vốn pháp định tối thiểu 3.000 tỷ đối với NHTM. Do quy định về vốn pháp định tối thiểu 3.000 tỷ đối với NHTM là rất lớn và đặc thù của NHTM là kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay, nên việc công bố thông tin để thị trường giám sát là cần thiết. Do quy định hiện hành về tỷ lệ phải công bố thơng tin (5%) vẫn cịn khá cao, đủ cơ hội cho các tổ chức cá nhân sở hữu TCTD tránh được việc công bố thông tin. Thực tế cho thấy, sau khi chính phủ, NHNN quyết liệt xử lý SHC tại các TCTD, các cổ đơng, nhóm cổ đơng có tỷ lệ nắm giữ cổ phần tại các TCTD trái quy định đã lặng lẽ thối vốn. Tuy nhiên, thơng tin về các cổ đông nhận chuyển nhượng của họ ở mức hạn chế.

Kết luận chƣơng 2

Chương 2 đã khái quát hóa hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam đã có những bước tăng trưởng nhanh về cả số lượng lẫn quy mô và hiệu quả hoạt động, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, sự tăng trưởng đó cũng đi kèm với sự gia tăng mạnh mẽ mạng lưới sở hữu chéo trong hệ thống NHTM (giữa NH với NH, NH với DN). Sự phát triển đan xen, phức tạp của mạng lưới SHC đã gây ra nhiều lo ngại đến sự lành mạnh và an toàn của hệ thống NHTM Việt Nam.

Tiếp theo, luận văn tập trung phân tích tác động hai mặt của SHC đến sự lành mạnh của hệ thống NHTM Việt Nam, đồng thời đưa ra những đánh giá khách quan về mức độ tác động của SHC đến hoạt động của NHTM Việt Nam. Qua đó cho thấy, SHC vừa là nguyên nhân gây ra những tác động tiêu cực đến sự lành mạnh của hệ thống Ngân hàng nhưng cũng vừa là kết quả của một hệ thống Ngân hàng thiếu lành mạnh, thiếu các thể chế kinh tế phù hợp làm nền tảng cho sự phát triển.

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA SỞ HỮU CHÉO ĐẾN HỆ THỐNG NGÂN

HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

Hình 3.1: Hình ảnh sở hữu chéo của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

Nhìn vào hình trên, cho thấy SHC ở hệ thống NHTMVN hiện nay rất phức tạp. Nếu chỉ xem xét mặt tiêu cực của SHC đối với các NHTM Việt Nam hiện nay thì sẽ dễ quy SHC là nguyên nhân gây cho mọi bất cập của hệ thống ngân hàng hiện nay. Tuy nhiên, xem xét một các toàn diện SHC trong lĩnh vực ngân hàng và kinh nghiệm SHC trên thế giới, cho thấy nguyên nhân thực sự của những bất cập trong hệ thống ngân hàng Việt Nam khơng đơn thuần chỉ là SHC. Nhìn lại, cho thấy SHC áp dụng tại các NHTMVN ban đầu là cơng cụ để các ngân hàng, doanh nghiệp có nhu cầu liên kết chặt chẽ, nương tựa vào nhau tránh bị thâu tóm. Sự vận dụng hình thức SHC nào đều có phát huy tiêu cực hay tích cực tùy theo động cơ khuyến khích mà mơi trường thể chế cho phép nó cung cấp. Hơn nữa, tác động của SHC còn phụ thuộc vào bản chất của pháp nhân hay thể nhân nắm quyền chi phối trong chuỗi sở hữu này. Kinh nghiệm từ Nhật Bản, Đức và nhiều nước khác cho thấy, SHC khơng hình thành ngày một ngày hai bằng quy định hành chính và ngược lại, khơng có quy định hành chính nào lập tức xóa bỏ được tình trạng SHC cũng như cấm tuyệt đối được tình trạng SHC.

Bản thân SHC ở Việt Nam là hệ quả của một loạt những chính sách điều tiết, quản lý sai lầm, và rồi trở thành cơng cụ để một số nhóm lợi ích thâu tóm quyền lực, ảnh hưởng, trục lợi cá nhân.

Từ những phân tích ở chương 2, cũng như trên cơ sở khung lý thuyết đã trình bày trong chương 1; đồng thời dựa trên xu hướng quốc tế về giám sát NHTM thể hiện qua các khuyến nghị của Hiệp ước Basel, luận văn đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị chủ yếu sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam001 (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)