Giải quyết vấn đề sở hữu chéo song song với thực hiện tái cấu trúc Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam001 (Trang 98 - 99)

9. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu x

3.1.2. Giải quyết vấn đề sở hữu chéo song song với thực hiện tái cấu trúc Doanh nghiệp

nghiệp nhà nước

Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, với mục tiêu là xây dựng doanh nghiệp nhà nước có cơ cấu hợp lý hơn, tập trung vào ngành, lĩnh vực then chốt, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội và quốc phòng, an ninh, làm nòng cốt để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng, điều tiết nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô; tiếp đến, nâng cao sức cạnh tranh, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đối với doanh nghiệp kinh doanh; hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội; trên cơ sở nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, từ đó SHC với NH sẽ mang lại hiệu quả.

SHC giữa NHTM với DNNN là một loại hình SHC trong hệ thống NHTMVN hiện nay. Do vậy, nếu DNNN hoạt động kinh doanh không hiệu quả nhưng lại chiếm tỷ lệ lớn trong mối quan hệ SHC giữa DN và NH. Vì vậy, nếu không tiến hành tái cấu trúc DN, vẫn để cho tình trạng này diễn ra thì vấn đề giải quyết SHC ngày càng bế tắc. Cơ chế truyền dẫn rủi ro của SHC sẽ làm hiệu quả hoạt động của hệ thống NH giảm sút vì phải gánh chịu một phần chi phí và rủi ro từ sự kém hiệu quả của các DNNN.

Thực hiện tái cấu trúc DNNN, Chính phủ cần chỉ ra định hướng thoái vốn các khoản đầu tư ngoài ngành; nên cần liệt kê, phân biệt rõ ràng đâu là đầu tư ngoài ngành và đâu là đầu tư phụ trợ để các DN có hướng đi đúng đắn; Đồng thời buộc các DNNN tập trung các ngành chủ đạo để phát triển định hướng thị trường. Nghị định số 71/2013/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được Chính phủ ban hành ngày 11/7/2013 là một trong những văn bản mang tính định hướng. Trong đó quy định DN là công ty TNHH Một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, không được góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản (trừ khi ngành nghề kinh doanh chính là bất động sản), không được góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư mạo

hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán, trừ những trường hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính Phủ. Trong trường hợp đã góp vốn, đầu tư vào những lĩnh vực nêu trên, DN phải có phương án cơ cấu lại và thực hiện thoái hết số vốn đã đầu tư theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Tuy nhiên, việc thực hiện tái cơ cấu các DNNN nên theo một lộ trình nhất định với sự phối hợp thực hiện và giám chặt chẽ của nhiều cơ quan chức năng để đi đúng định hướng của Chính phủ. Đồng thời, đối với các DN kinh doanh không hiệu quả thì tiến hành cho DN phá sản hoặc sáp nhập khi cần thiết. Từ đó, xử lý SHC giữa NH và DNNN được hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam001 (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)