KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN HẢI DƯƠNG

Một phần của tài liệu 088 GIẢI PHÁP QUẢN lý CHO VAY lại BẰNG NGUỒN vốn ODA tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN hải DƯƠNG,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 46 - 56)

2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Dương

Ngân hàng phát triển Việt nam (sau đây gọi tắt là VDB) được thành lập theo Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở tổ chức lại hệ thống Quỹ Hỗ trợ Phát triển để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. VDB được tổ chức với mạng lưới gồm 01 Hội sở chính, 2 Sở giao dịch, 52 Chi nhánh tại các tỉnh, thành phố trên toàn quốc và 05 văn phịng đại diện tại nước ngồi. Hoạt động của VDB khơng vì mục đích lợi nhuận, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của Pháp luật. Vốn điều lệ của VDB là 10.000 tỷ đồng, thời hạn hoạt động 99 năm, kể từ khi thành lập.

Cùng với Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam, NHPT có mục tiêu đóng góp vào q trình xố đói giảm nghèo thơng qua các khoản vay cho các cơng trình xây dựng thuỷ lợi và giao thông nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các làng nghề, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội như y tế, giáo dục cho các vùng sâu, vùng xa và hỗ trợ xuất khẩu.

Cơ cấu tổ chức quản trị của NHPT được tổ chức thành hệ thống từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hoạt động của NHPT tập trung hỗ trợ vào các ngành, các lĩnh vực trọng điểm, chương trình kinh tế lớn của quốc gia và các địa phương có điều kiện khó khăn cần khuyến khích đầu tư phát triển.

So với hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển trước đây, NHPT hiện nay sẽ được tăng quyền chủ động, tăng tính trách nhiệm trong đánh giá, thẩm định cho vay các dự án và có quyền từ chối cho vay đối với những dự án kém hiệu quả.

Cùng với sự ra đời của VDB, Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Dương được thành lập theo Quyết định số 03/QĐ-NHPT ngày 01/7/2006 của Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam, trên cơ sở tổ chức lại Chi nhánh Quỹ hỗ trợ Phát triển Hải Dương. Chi nhánh có bảng cân đối, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại trên địa bàn, trụ sở đặt tại số 07, đường Hồng Quang, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Với chức năng, nhiệm vụ huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước trên địa bàn, Chi nhánh hoạt động theo Quy chế tổ chức và hoạt động do Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam quy định.

Kế thừa hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển, NHPT Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/7/2006 với tổng tài sản 105.000 tỷ đồng, nguồn vốn chủ sở hữu gần 6.300 tỷ đồng. Hệ thống NHPT được tổ chức rộng khắp với mạng lưới 54 Chi nhánh và Sở giao dịch trong cả nước, tập trung tài trợ cho các dự án phát triển thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng và công nghiệp trọng điểm; nông nghiệp, nông thơn và vùng miền khó khăn, các doanh nghiệp xuất khẩu thuộc chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Là một Ngân hàng của Chính phủ, có quy mơ vốn lớn (vốn điều lệ là 10.000 tỷ đồng). Đặc biệt là vốn trung, dài hạn. NHPT được Chính phủ cấp bù lãi suất và bảo đảm khả năng thanh tốn, khơng phải dự trữ bắt buộc và tham gia bảo hiểm tiền gửi....NHPT đang đẩy mạnh huy động vốn từ các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ của Nhà nước.

Từ đó, có thể thấy bản chất của NHPT như sau

Là một tổ chức tài chính, tín dụng của Nhà nước thực hiện chính sách về tín dụng của Nhà nước;

Hoạt động khơng vì mục đích lợi nhuận nhưng phải bảo tồn, phát triển vốn, bù đắp chi phí và rủi ro trong hoạt động tín dụng;

Hoạt động trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng đầu tư và dịch vụ ngân hàng. Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, sau khi NHPT được thành lập, ngày 01/7/1006 Tổng Giám Đốc NHPT ra Quyết định số 03/QĐ-NHPT thành lập Chi nhánh tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở tổ chức lại các Chi

Chỉ tiêu 5/2013 5/2014 5/2015 So sánh (%) 2014/2013 2015/2014 1. Tổng số lao động trong biên chế 33 34 35 103 103 a. Theo giới tính Nam 17 18 18 106 100 ’Nữ 16 16 17 100 106 b. Theo trình độ Trên Đại học 3 5 5 167 100 Đại học/Cao đẳng 26 27 28 104 104 Trung cấp 4 2 2 50 100 2. Độ tuổi bình quân 334 34.5 35.6 103 103

nhánh Quỹ HTPT, trong đó có Chi nhánh Hải Dương.

Chi nhánh Hải Dương là đơn vị trực thuộc NHPT, có bảng cân đối, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mai (NHTM) trên địa bàn. Có chức năng, nhiệm vụ huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngồi nước để thực hiện chính sách tín dụng của Nhà nước trên địa bàn tỉnh và khu vực.

2.1.2. Mơ hình tổ chức quản lý và hoạt động

Hiện nay, bộ máy hoạt động của Chi nhánh Hải Dương được tổ chức bao gồm Ban Giám đốc và 05 phòng nghiệp vụ.

Sơ đồ 2.1. Mơ hình tổ chức tại Chi nhánh NHPT Hải Dương

Nguồn: QĐ 03/QĐ-NHPT ngày 01/07/2006 v/v thành lập CNNHPT tại các tỉnh, TP trực thuộc TW

Trong 3 năm 2013-2015, tốc độ tăng biên chế bình quân hàng năm là 3% thời điểm hiện tại tổng số cán bộ viên chức trong biên chế của Chi nhánh là 35 người, trong đó cán bộ nam là 18 người chiếm tỷ lệ 51,5%; cán bộ nữ là 17 người chiếm tỷ lệ 48,5%. Như vậy số lượng cán bộ viên chức của NHPT Hải Dương có mức độ ổn định, tỷ lệ lao động theo giới tính ở mức độ đồng đều xấp xỉ 50%. Ve chất lượng cán bộ có trình độ trên đại học năm 2013 tăng 67%, thời điểm hiện tại đang có 4 cán bộ theo học trên đại học; số cán bộ trình độ đại học là 28 người chiếm 80,0%; số cán bộ trình độ cao đẳng đã giảm 50% tính đến thời điểm hiện tại là 2 người chiếm 5,7%.

Bảng 2.1. Tình hình cán bộ của Chi nhánh NHPT Hải Dương

những thuận lợi cho Chi nhánh trong triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao.

Trong từng thời kỳ, Chi nhánh Hải Dương ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp của các phòng. Hiện tại chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp của các phòng thuộc Chi nhánh như sau:

Phịng Tổng hợp có chức năng Tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh trong việc tổ chức, thực hiện các hoạt động: Thẩm định, quyết định về việc cho vay, cấp bảo lãnh cho các dự án đầu tư; Thực hiện cập nhật thơng tin, quản lý và sử dụng chương trình thơng tin kinh tế kỹ thuật thẩm định của các dự án vay vốn TDĐT; Huy động, tiếp nhận, quản lý, điều hành và cân đối nguồn vốn tại Chi nhánh; Xây dựng, điều hành các kế hoạch hoạt động nghiệp vụ; Công tác tổng hợp, báo cáo thống kê. Đối với cơng tác cho vay đầu tư, phịng Tổng hợp thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, thẩm định, thẩm định lại việc tuân thủ các quy định của nhà nước về việc lập, thẩm định, phê duyệt các dự án đề nghị vay vốn tín dụng đầu tư. Chủ trì, phối hợp với phịng Tín dụng I trình Giám đốc Chi nhánh báo cáo kết quả thẩm định gửi Hội sở chính đối với các dự án vay vốn tín dụng

đầu tư không phân cấp; đề xuất về việc cho vay các dự án phân cấp.

Trong công tác quản lý cho vay lại bằng nguồn vốn ODA, phịng Tổng hợp

có nhiệm vụ chủ trì phối hợp với các phịng xây dựng và điều chỉnh kế hoạch giải ngân; kế hoạch thu nợ.

Phịng Tín dụng có chức năng tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh và tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động nghiệp vụ về cho vay tín dụng đầu tư, cho vay tín dụng xuất khẩu, cho vay lại vốn ODA; bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng thương mại; Hỗ trợ sau đầu tư,... Đối với công tác cho vay đầu tư, chủ trì, phối hợp với phịng Tổng hợp, thẩm định tình hình tài chính, năng lực, uy tín của Chủ đầu tư đối với các dự án vay vốn tín dụng đầu tư. Phối hợp với phịng Tổng hợp thẩm định, thẩm định lại phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay, cơ cấu vốn vay, mức vốn vay, tài sản bảo đảm tiền vay của các dự án vay vốn tín dụng đầu tư, tín dụng trung và dài hạn khác. Thực hiện quản lý, cho vay, thu hồi nợ vay vốn tín dụng đầu tư; Hỗ trợ sau đầu tư, vốn ODA, vốn trung và dài hạn khác;... Thực hiện xây dựng và triển khai kế hoạch thu nợ (gốc, lãi, phí) tháng, quý, năm của từng dự án theo quy định của NHPT Việt Nam.

Trong công tác quản lý cho vay lại bằng nguồn vốn ODA, phịng Tín dụng có nhiệm vụ nhận hồ sơ dự án, kiểm soát chi, giải ngân và giám sát giải ngân; kiểm tra thực tế tình hình sử dụng vốn vay của Chủ đầu tư; mở sổ theo dõi tình hình thực hiện dự án; ra thơng báo thu nợ và có trách nhiệm đơn đốc Chủ đầu tư trả nợ đầy đủ, đúng hạn; thực hiện phân loại nợ, xử lý rủi ro theo quy định; kiểm tra, giám sát tài sản hình thành từ vốn vay định kỳ hàng q.

Phịng Tài chính - Kế tốn có chức năng tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh và tổ chức thực hiện cơng tác quản lý tài chính, cơng tác kế toán, thanh toán, tiền lương, kho quỹ theo quy định của pháp luật và của NHPT. Trong công tác cho vay đầu tư, thực hiên tính lãi, phí, các khoản thu nhập khác và thu các loại phí; Kiểm sốt các chứng từ; Hạch tốn ghi chép chính xác, theo dõi khế ước vay; Thực hiện tính lãi, chuyển nợ quá hạn của các khoản vay...

tốn có nhiệm vụ theo dõi số vốn giải ngân, số dư nợ; định kỳ tính tốn số nợ Chủ

đầu

phải trả, chuyển cho Phịng Tín dụng thơng báo cho Chủ đầu tư; thực hiện hạch

toán thu

nợ và điều chuyển nợ; chuyển nợ quá hạn và hạch toán phân loại nợ.

Phịng Kiểm tra có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Chi nhánh tổ chức triển khai cơng tác kiểm tra, giám sát tồn diện các hoạt động phát sinh tại Chi nhánh; Công tác pháp chế; giải quyết khiếu nại, tố cáo...

Trong công tác quản lý cho vay lại bằng nguồn vốn ODA, nhiệm vụ của

phòng Kiểm tra là kiểm tra hồ sơ, đối chiếu tài liệu hồ sơ liên quan và kiểm tra thực tế hiện trường trong trường hợp cần thiết; đánh giá nguyên nhân sai sót, xác định trách nhiệm, thực hiện tổng hợp, báo cáo sai sót phát hiện trong kiểm tra theo Quy định vế công tác kiểm tra nội bộ của Chi nhánh; phối hợp với phịng Tín dụng rà sốt hồ sơ xử lý rủi ro của các dự án vay vốn trình Giám đốc Chi nhánh hoặc trình Tổng giám đốc NHPT theo quy định.

Phịng Hành chính - Quản lý nhân sự có chức năng tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh quản lý và tổ chức thực hiện các công tác tổ chức và cán bộ, tiền lương, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, hành chính-quản trị, đào tạo, theo dõi việc thực hiện nội quy, quy chế làm việc và cơng tác an ninh, an tồn tại Chi nhánh.

2.1.3. về chức năng của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Dương

a. Huy động vốn

Chi nhánh có nhiệm vụ huy động vốn của các tổ chức trong và ngoài nước gồm: Vốn vay từ các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng trong nước; tiền gửi đầu tư của tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng, các tổ chức chính trị xã hội, các hiệp hội, tổ chức phi chính phủ trong và ngồi nước; Huy động khác theo quy định của pháp luật thơng qua các hình thức như mở tài khoản tiền gửi, ký kết hợp đồng tiền gửi. Mức lãi suất huy động vốn là mức lãi suất tiệm cận với lãi suất thị trường, thường là các mức lãi suất rất thấp. Vốn huy động trung, dài hạn chủ yếu được dùng để cho vay các dự án đầu tư.

b. Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển gồm: cho vay đầu tư phát triển, hỗ trợ sau đầu tư, bảo lãnh TDĐT

Cho vay đầu tư là nhiệm vụ chủ yếu của Chi nhánh Hải Dương. Đối tượng cho vay là các chủ đầu tư có dự án đầu tư (DAĐT) thuộc danh mục theo Nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày 20/1/2/2006 của Chính phủ về TDĐT và TDXK của Nhà nước, Nghị định 106/2008/NĐ-CP ngày 19/9/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 151/2006/NĐ-CP, bao gồm các dự án thuộc một số ngành nghề, lĩnh vực (không phân biệt địa bàn đầu tư) như: lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nông nghiệp nông thông, công nghiệp; ngồi ra cịn cho vay các DAĐT tại địa bàn có điều kiện khó khăn; cho vay theo hiệp định của Chính phủ, DAĐT ra nước ngồi.

c. Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu gồm: cho vay xuất khẩu, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu

Công tác cho vay xuất khẩu luôn đảm bảo đúng đối tượng và các quy định của Nhà nước tập trung trên các lĩnh vực, ngành nghề như sau: sản xuất chế biến hàng nông sản, chế biến lợn sữa xuất khẩu...

d. Nhận uỷ thác quản lý nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại

Căn cứ theo Quyết định số 63/2008/QĐ-HĐQL Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành: Cho vay lại là việc NHPT thay mặt Bộ Tài chính/Nhà tài trợ cho Người vay lại vay một phần hoặc toàn bộ phần vốn ODA để thực hiện các Chương trình/dự án có khả năng thu hồi vốn hoặc theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó có 2 hình thức cho vay lại phổ biến:

• Cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng: là việc NHPT cho Người vay lại vay lại vốn ODA, khi Người vay lại không trả được nợ vay đúng hạn, Bộ Tài chính sẽ chịu trách nhiệm trả nợ thay cho Người vay lại.

• Cho vay lại chịu rủi ro tín dụng: là việc NHPT cho Người vay lại vay lại vốn ODA, khi Người vay lại không trả được nợ vay đúng hạn, NHPT sẽ chịu trách nhiệm trả nợ thay cho Người vay lại.

e. Thực hiện một số nhiệm vụ khác trên địa bàn Hải Dương theo yêu cầu trong từng thời kỳ

3 8 3 Tốc độ tăng (%) 3, 82 25,6 9 22,2 1 20, 00 24, 07 Vốn trung - dài hạn 29.03 6 6 37.83 42.256 9 48.08 6 65.06

một số nhiệm vụ khác về mặt kinh tế cũng như xã hội tại địa bàn tỉnh, để phục vụ công cuộc phát triển của từng thời kì: Ủng hộ các quỹ vì người nghèo, chất độc màu

da cam; tích cực tham gia ủng hộ các đơn vị, tổ chức xã hội trên địa bàn tỉnh, tham

gia phục dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng...

2.1.4. Kết quả thực hiện nhiệm vụ của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Dương Trải qua hơn 08 năm hoạt động, Chi nhánh NHPT Hải Dương đã cho vay 83 dự án đầu tư trên địa bàn và 01 dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh khác, tổng số vốn cam kết theo

hợp đồng tín dụng là 2.166.246 triệu đồng; Tổng số vốn đã giải ngân cho các dự án là 2.141.420 triệu đồng, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Một phần của tài liệu 088 GIẢI PHÁP QUẢN lý CHO VAY lại BẰNG NGUỒN vốn ODA tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN hải DƯƠNG,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 46 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w