ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ODA CHO VAY LẠI CỦA CH

Một phần của tài liệu 088 GIẢI PHÁP QUẢN lý CHO VAY lại BẰNG NGUỒN vốn ODA tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN hải DƯƠNG,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 85)

NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN HẢI DƯƠNG

3.1.1. Định hướng chung

Phương châm chiến lược trong hoạt động của NHPT cho tới năm 2020 là: An toàn-hiệu quả-hội nhập quốc tế và phát triển bền vững.

Để có những định hướng chung cho quá trình phát triển của toàn hệ thống NHPT, trong hoạt động cần có định hướng cho từng bộ phận. Một trong những định hướng quan trọng cần tập trung đó là nguồn vốn ODA và hoạt động cho vay lại nguồn vốn quan trọng này.

ODA là nguồn vốn rất quan trọng và cực kỳ có ý nghĩa đối với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Tuy nhiên, khi số lượng vốn giải ngân ODA tăng đồng nghĩa tăng các khoản nợ đến hạn phải trả và tiềm ẩn nguy cơ khơng trả được nợ tăng nếu như khơng có chiến lược phân bổ và sử dụng nguồn ODA thích hợp. Để phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn ODA, giảm thiểu gánh nặng trả nợ cho Ngân sách Nhà nước, định hướng sử dụng nguồn vốn này nên đồng bộ, phù hợp với định hướng cho vay từ nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hiện nay đang thực hiện thông qua NHPT. Để phù hợp với định hướng này, nên phân chia nguồn vốn ODA cho vay lại thành 2 kênh:

Thứ nhất, đối với các khoản ODA theo dự án: ưu tiên tài trợ cho các dự án

đầu tư cơ sở hạ tầng quan trọng, cần có tổng mức đầu tư lớn, thời gian đầu tư và hoàn vốn dài.

Thứ hai, tăng cường khả năng huy động nguồn vốn ODA dưới dạng chương

trình/khoản tín dụng để cho vay lại thông qua các Cơ quan cho vay lại theo cơ chế phù hợp với tín dụng ưu đãi của Nhà nước.

Bên cạnh đó, tập trung tận dụng tối đa nguồn vốn ODA để tạo nguồn vốn cho vay trung và dài hạn trong nước thơng qua các tổ chức tài chính của Chính phủ như NHPT. Trong giai đoạn tới, một số kênh huy động vốn có thể thực hiện theo hai hình thức:

Một là, Chính phủ đứng ra vay các tổ chức nước ngoài hoặc thu xếp, bảo lãnh cho

Cơ quan cho vay lại vay ODA của Việt Nam, sau đó Cơ quan cho vay lại sử dụng nguồn vốn thu được để cho vay trong nước bằng ngoại tệ hoặc nội tệ dưới hình thức tín dụng ưu đãi. Cơ quan cho vay lại trong nước là chủ thể đứng ra trả nợ nước ngoài.

Hai là, cơ quan cho vay lại trong nước sẽ nhận uỷ thác cho vay từ các nguồn

viện trợ khơng hồn lại hoặc các chương trình/khoản tín dụng để thực hiện cho vay đối với các doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân. Nguồn vốn thu hồi sau khi cho vay sẽ được sử dụng như các quỹ quay vòng cho vay đầu tư phát triển, ưu tiên cho phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trong hoạt động cho vay lại phải tăng dần tỷ trọng khoản cho vay lại qua các cơ quan cho vay lại theo hình thức: cơ quan cho vay lại thẩm định, tự chịu trách nhiệm. Sử dụng vốn ODA theo hình thức này sẽ tận dụng được năng lực thẩm định kinh tế, tài chính của hệ thống ngân hàng trong nước, đồng thời đơn giản hoá được các thủ tục rút vốn, xét duyệt do việc cho vay sẽ được thực hiện theo hình thức tín dụng ưu đãi trong nước hiện hành. Cơ quan cho vay lại chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định dự án và rủi ro tín dụng nên sẽ tránh được gánh nặng trả nợ của Ngân sách Nhà nước trong trường hợp dự án không trả được nợ.

3.1.2. Định hướng tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Dương

Là đơn vị trực thuộc NHPT, Chi nhánh Hải Dương luôn quán triệt sâu sắc phương châm hoạt động trên. Năm 2015, Chi nhánh tiếp tục đặt ra các mục tiêu:

• Đảm bảo công tác cho vay lại vốn ODA của Nhà nước an toàn, hiệu quả, phù hợp với xu hướng vận động của nguồn vốn này.

• Duy trì tỉ lệ nợ q hạn và nợ xấu ở mức dưới 3% theo quy định của NHPT

• Đảm bảo yếu tố cân đối giữa tăng trưởng dư nợ trong mối quan hệ với kế hoạch thu nợ gốc hàng năm.

• Là cơ sở để phát triển mở rộng các mặt nghiệp vụ khác.

• Đảm bảo thu nhập cho cán bộ viên chức trong Chi nhánh ngày càng nâng cao, ổn định đời sống và có tích lũy. Là một trong những yếu tố quan trọng gắn kết cán bộ với công việc, khai thác nhiệt huyết và nâng cao được chất lượng cơng việc.

• Thực hiện tốt nhất phân công nhiệm vụ cho vay lại nguồn vốn ODA của Nhà nước nhằm hỗ trợ các chủ đầu tư có dự án thuộc một số ngành nghề lĩnh vực quan trọng có tác động lớn.

• Một mặt củng cố vị trí là tổ chức cho vay lại nguồn vốn ODA lớn nhất, chuyên nghiệp nhất nhưng cũng phải quan tâm tới khả năng cạnh tranh quyết liệt của các NHTM ngày càng được thành lập rộng rãi.

Đồng thời từ năm 2014, do diễn biến nền kinh tế thế giới có nhiều chuyển biến phức tạp, nhất là đối với các nước phát triển khu vực Châu Âu làm vấn đề viện trợ ODA chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực: tăng về số lượng nhưng mức độ ưu đãi có thể giảm dần. Người sử dụng vốn cuối cùng sẽ được mở rộng cho các khu vực ngoài nhà nước để thực hiện các dự án vì lợi ích cơng-tư kết hợp. Để thực hiện tốt vấn đề này, Chi nhánh phải làm tốt các chức năng và nhiệm vụ được giao, trong đó có nhiệm vụ cho vay lại nguồn vốn ODA trên cơ sở phương hướng như sau:

Thứ nhất, từ kết quả đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ những năm trước

và giai đoạn 2010-2014, Chi nhánh tổ chức xây dựng kế hoạch thực hiện đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ và hài hòa, phù hợp với điều kiện của NHPT và bối cảnh chung của nền kinh tế quốc tế, trong nước cũng như điều kiện cụ thể của địa phương; phù hợp với sự chỉ đạo của NHPT.

Thứ hai, Chi nhánh cần tập trung thu hồi nợ theo Hợp đồng, xác định nhiệm

vụ thu nợ là trọng tâm phấn đấu thu hết nợ phát sinh trong năm và hạn chế nợ quá hạn từ những năm trước chuyển sang, tạo nguồn vốn tiếp tục cho vay đối với các hình thức tín dụng khác. Tiếp tục tăng cường các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay lại nguồn vốn ODA; Thực hiện kiên quyết, dứt điểm các biện pháp thu hồi nợ bằng cách chủ động bám sát tình hình hoạt động của doanh nghiệp để thu kịp thời và đầy đủ các khoản nợ, xử lý đối với các dự án có nợ quá hạn.

Thứ ba, triển khai có hiệu quả phân công nhiệm vụ về cho vay lại nguồn vốn

ODA của Nhà nước trên địa bàn tinh Hải Dương. Phấn đấu dư nợ cho vay lại nguồn vốn ODA đạt 10.000 tỷ đồng, với chất lượng tín dụng an tồn. Tổ chức thực hiện cơng tác tun truyền, giới thiệu chính sách để các nhà đầu tư biết và tiếp cập nguồn vốn ODA của Nhà nước ngay khi có dự kiến đầu tư.

Thứ tư, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo của cán bộ, viên chức trong

Chi nhánh để triển khai các nhiệm vụ chuyên môn. Nâng cao tinh thần phục vụ, không gây phiền hà, sách nhiễu, tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng khi làm việc và giao dịch với Chi nhánh Hải Dương.

Thứ năm, không ngừng nâng cao chất lượng các nghiệp vụ, tập trung nâng

cao chất lượng cho vay lại nguồn vốn ODA để hạn chế tối đa tỷ lệ nợ quá hạn tới mức theo quy định của NHPT Việt Nam; Tăng cường cơng tác kiểm tra kiểm sốt nội bộ nhằm phát hiện những sai sót để rút kinh nghiệm và chấn chỉnh kịp thời.

Thứ sáu, tiếp tục củng cố, sắp xếp bộ máy, tổ chức đào tạo nâng cao trình độ

nghiệp vụ cho cán bộ viên chức, duy trì sự đồn kết và phối hợp trong triển khai thực hiện nhiệm vụ tại Chi nhánh, hoàn thiện cơ sở vật chất của Chi nhánh đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Thứ bảy, thực hiện sự chỉ đạo của Tổng giám đốc về tái cấu trúc Ngân hàng

Phát triển.

Thứ tám, tiếp tục rà soát hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạt động cho vay lại

nguồn vốn ODA cũng như các hoạt động khác của Chi nhánh sẵn sàng phục vụ công tác kiểm tốn tồn hệ thống trong năm 2016.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ODA CHO VAY LẠI

3.2.1. Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thực hiện thu nợ

Đẩy mạnh công tác thu nợ, xử lý nợ quá hạn. Hiện tại chi nhánh vẫn cịn có

nợ q hạn kéo dài tại một số dự án. Song song với việc bám sát dự án, cùng tìm cách tháo gỡ khó khăn cho dự án, Cán bộ tín dụng cần tích cực hơn nữa trong cơng tác thu nợ.

Chi nhánh cần lập kế hoạch thu nợ theo thỏa thuận của hai bên, cử Cán bộ tín dụng theo dõi sát sao, thường xuyên kiểm tra dự án, kịp thời thu nợ theo kế hoạch, đồng thời giám sát dự án, tiếp tục hỗ trợ dự án hoạt động bình thường.

Từ năm 2011, Chi nhánh đã thành lập tổ thu nợ (Tổ đốc thu) theo chỉ đạo của NHPT để đôn đốc các chủ đầu tư đến hạn phải trả nợ và bước đầu đã đạt được kết quả đáng kể.

Công tác thu hồi nợ của Tổ đốc thu tại Chi nhánh cần được nâng cao bằng cách thường xuyên nắm bắt tình hình hoạt động của chủ đầu tư, nâng cao khả năng phân tích báo cáo tài chính của cán bộ và thường xun có mối liên hệ với các tổ chức tín dụng nơi chủ đầu tư mở tài khoản để kịp thời nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh cũng như có nguồn tiền hợp pháp của chủ đầu tư để thực hiện việc thu nợ. Bên cạnh việc sử dụng hiệu quả Tổ đốc thu, Chi nhánh cẩn chuẩn bị tốt việc xử lý tài sản. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với NHPT để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ theo quy định. Đẩy mạnh công tác xử lý rủi ro nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu. Thông qua xử lý nợ, phải có đánh giá và rút kinh nghiệm đối với các loại hình dự án và các điều kiện tín dụng cần thiết, nhằm hạn chế rủi ro trong cho vay mới, cụ thể:

Có giải pháp phù hợp trong việc cơ cấu nợ phù hợp với các dự án do khủng hoảng kinh tế, để một mặt đạt kế hoạch thu nợ, mặt khác giảm bớt áp lực cho chủ đầu tư, tạo điều kiện về tài chính để chủ đầu tư phát huy hiệu quả dự án.

Đối với những dự án đã hồn thành, có nguồn thu nhưng chưa đến kỳ trả nợ (do trong quá trình thẩm định cho phép thời gian ân hạn dài hơn thực tế) Chi nhánh phải chủ động phối hợp với chủ đầu tư rà soát báo cáo Tổng Giám đốc để có cơ chế xử lý theo hướng điều chỉnh lại thời điểm bắt đầu trả nợ và mức trả nợ phù hợp với thời điểm đưa dự án vào hoạt động, công suất thực tế của dự án, tránh tình trạng để chủ đầu tư chiếm dụng vốn.

Các dự án đã hoàn thành mà hoạt động kém hiệu quả, Chi nhánh cần chủ động đề xuất với Hội sở chính để thực hiện các giải pháp quyết liệt như bán nợ, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay. Chủ động làm việc với các ngành, các tập đồn, để tìm giải pháp hỗ trợ trả nợ đối với các dự án phát sinh nợ quá hạn thuộc các bộ, ngành, tập đồn.

Đối với các khoản nợ khó địi, Chi nhánh cần tìm hướng xử lý nợ, xử lý tài sản bảo đảm hoặc bán nợ. Cùng với việc đẩy mạnh cho vay các dự án mới có hiệu

quả, nhằm giảm tỷ lệ nợ quá hạn, việc xử lý nợ là vô cùng cần thiết trong công tác thu hồi nguồn vốn cho vay lại, tránh thất thoát vốn. Đồng thời, cần giảm số nợ quá hạn bằng biện pháp giám sát các dự án có nợ quá hạn để tận thu, kiên quyết xử lý tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định để thu hồi nợ vay. Bên cạnh việc sử dụng hiệu quả Tổ đốc thu, Chi nhánh cần chuẩn bị tốt cho việc xử lý tài sản. Xử lý tài sản bảo đảm phải thực hiện theo quy định cuả pháp luật, đảm bảo việc thu hồi nợ gốc, tránh xử lý kéo dài, gây lãng phí thời gian, nguồn lực và chi phí. Kiên quyết xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay đối với các dự án đã phát sinh nợ quá hạn trên 6 tháng mà đang dừng hoạt động hoặc chỉ hoạt động dưới 30% công suất thiết kế.

3.2.2. Nâng cao chất lượng phân loại nợ và quản trị rủi ro công tác quản lý chovay lại bằng nguồn vốn ODA vay lại bằng nguồn vốn ODA

Chi nhánh NHPT Hải Dương phải có biện pháp và thường xuyên thực hiện việc thu thập thông tin, số liệu về khách hàng để theo dõi, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng và có biện pháp quản lý rủi ro, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp; thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo quy định; phải xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý số liệu, thông tin khách hàng, quản trị rủi ro, thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng trong toàn hệ thống. Đồng thời, phải ban hành quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay.

Thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước về phân loại nợ, từ đó có các đánh giá và các giải pháp cụ thể đối với từng dự án. Đồng thời, giao nhiệm vụ cụ

thể cho từng cán bộ chuyên quản, ngoài trách nhiệm thường xuyên bám sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư, đồng thời, phải có báo cáo phân tích, đánh giá tình hình tài chính của đơn vị để báo cáo lãnh đạo.

Cần chủ động hơn nữa công tác phân loại nợ. Công tác phân loại nợ không

chỉ dừng lại ở mức đáp ứng theo yêu cầu phân loại nợ của cả hệ thống, mà còn phải cảnh báo được rủi ro tiềm ẩn của từng dự án. Hiện tại, phân loại nợ của Chi nhánh chưa chủ động; kết quả phân loại chưa cụ thể, từ đó khơng phản ánh đúng

được thực chất khoản nợ.

Cần chú trọng hơn nữa đến công tác phân loại nợ, và các đề xuất xử lý phải phù hợp với thực tiễn; đồng thời nghiêm túc thực hiện chế độ báo cáo theo đúng hướng dẫn của NHPT để Ban chỉ đạo có định hướng xử lý phù hợp. Thông qua kiểm kê tài sản bảo đảm nợ vay, những dự án có bảo đảm thấp hơn dư nợ cần có biện pháp yêu cầu tăng tài sản bảo đảm hoặc thu nợ trước hạn; những tài sản bảo đảm khả năng sử dụng hoặc thanh lý thấp cần có biện pháp động viên Chủ đầu tư dùng nguồn thu hợp pháp khác để trả nợ. Trên cơ sở phân loại nợ, Chi nhánh cần phân công cụ thể cho cán bộ chuyên quản bám sát từng đơn vị, nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh để tận thu nếu có thể, mặt khác, có những đề xuất kịp thời để xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ.

Về thời điểm phân loại nợ và cam kết ngoại bảng, ít nhất mỗi quý một lần, trong 15 ngày đầu tiên của tháng đầu tiên mỗi quý, chi nhánh NHPT Hải Dương phải thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của quý trước theo quy định; riêng đối với quý cuối cùng của kỳ kế toán năm, trong 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng cuối cùng, Chi nhánh thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của tháng thứ hai quý cuối cùng của kỳ kế tốn. Ngồi ra, Chi nhánh thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo quy định nội bộ.

Bản thân cán bộ tín dụng cần hiểu sâu sắc về vai trị của phân loại nợ. Cần

Một phần của tài liệu 088 GIẢI PHÁP QUẢN lý CHO VAY lại BẰNG NGUỒN vốn ODA tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN hải DƯƠNG,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w