1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ODA CHO VAY LẠI
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý cho vay lại bằng nguồn vốn ODA
1.2.5.1. Các yếu tố khách quan
a. Tình hình kinh tế, chính trị ở quốc gia tài trợ
Các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, tổng thu nhập quốc dân, lạm phát, thất nghiệp hay những thay đổi chính trị có tác động đến các hoạt động hỗ trợ phát triển cho các quốc gia khác. Chẳng hạn đối với các quốc gia cung cấp ODA do nền kinh tế gặp khủng hoảng, tỷ lệ thất nghiệp tăng hay thay đổi về thể chế... có thể làm cho mức cam kết ODA hàng năm của quốc gia này giảm. Ngoài ra, có thể có sự thay đổi về thế chế chính trị ở quốc gia tài trợ, từ đó dẫn đến việc thay đổi các quy định, thủ
tục giải ngân... cũng làm ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện dự án tại quốc gia nhận viện trợ.
b. Các chính sách, qui chế của nhà tài trợ
Nhìn chung, mỗi nhà tài trợ đều có chính sách và thủ tục riêng đòi hỏi các quốc gia tiếp nhận viện trợ phải tuân thủ khi thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA của họ. Các thủ tục này khác nhau cơ bản ở một số lĩnh vực như xây dựng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, các thủ tục về đấu thầu, các thủ tục về giải ngân, các định mức, thủ tục rút vốn hay chế độ báo cáo định kỳ... Các thủ tục này khiến cho các quốc gia tiếp nhận viện trợ lúng túng trong quá trình thực hiện dự án. Tiến độ các chương trình dự án thường bị đình trệ, kéo dài hơn so với dự kiến, giảm hiệu quả đầu tư. Vì vậy, việc hiểu biết và thực hiện đúng các chủ trương hướng dẫn và qui định của từng nhà tài trợ là một điều vô cùng cần thiết đối với các quốc gia tiếp nhận viện trợ.
c. Trình độ phát triển nền kinh tế
Mơi trường kinh tế-xã hội là tổng hồ các mối quan hệ và các yếu tố về kinh tế tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Các yếu tố kinh tế như giá cả, lạm phát, lãi suất, tỷ giá, tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trên thực tế, các yếu tố kinh tế luôn vận động và biến đổi theo những chiều hướng khác nhau, qua đó chúng tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong đó có các ngân hàng. Như vậy, xét một cách tổng thể, môi trường kinh tế ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn từ cả phía ngân hàng và phía khách hàng của họ.
+ Mơi trường pháp lý:
Mơi trường pháp lý bao gồm hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và những biện pháp để thực thi pháp luật. Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, mọi chủ thể kinh doanh đều có quyền tự chủ về hoạt động kinh doanh của mình nhưng phải nằm trong khuôn khổ pháp luật quy định. Hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng cũng khơng nằm ngồi những khn khổ pháp luật đó. Cụ thể q trình ra đời, tồn tại và hoạt động các ngân hàng cũng phải tuân theo những bộ luật, những quy định có liên
quan của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ban hành, nghĩa là trong những tình huống và điều kiện cụ thể, họ được và khơng được làm gì đã được xác định rõ. Tuy nhiên trong các văn bản luật, các quy định được ban hành không đủ mức bao quát sẽ tạo ra kẽ hở và làm xuất hiện những rủi ro nhất định. Bên cạnh đó, các bộ luật, các quy định cũng nêu rõ cách thức giải quyết và xác định trách nhiệm khi rủi ro phát sinh. Từ đó cho thấy môi trường pháp lý là một trong số nhiều nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn trong ngân hàng.
+ Mơi trường chính trị:
Mơi trường này bao gồm các nhân tố chứa đựng tính chất chính trị như; quan điểm, đường lối của Chính phủ, vai trị của Chính phủ, mức độ và tình hình chính trị (chiến tranh, khủng bố, xung đột, tách nhập...). Các yếu tố trong mơi trường chính trị hồn tồn có thể thay đổi và biến động, do đó ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế mà cụ thể là hệ thống các doanh nghiệp trong đó có các ngân hàng. Khi có các biến cố chính trị xảy ra, hầu hết nền kinh tế đi vào khó khăn, trong hồn cảnh đó các ngân hàng chủ yếu đối mặt với những rủi ro và mất mát nhất định.
d. Các chính sách của Chính phủ
♦ Chính sách tiền tệ nới lỏng có thể mang lại lợi ích ngắn hạn cho các ngân hàng, nhưng nới lỏng quá mức sẽ dẫn đến tình trạng gia tăng lạm phát và tăng giá bất động sản một cách giả tạo, ảnh hưởng xấu đến hệ thống ngân hàng trong tương lai.
♦ Chính sách tỉ giá có tác động khác nhau đến từng ngành và hoạt động xuất nhập khẩu, tác động gián tiếp đến khả năng sinh lời và hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng. Thay đổi lớn về tỉ giá hay biên độ dao động quá lớn thường ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình tài chính của khách hàng vay vốn và tăng nợ khó địi, tác động đến ngân hàng sẽ lớn hơn nếu khơng có qui chế thích hợp về quản lý trạng thái ngoại hối của các ngân hàng. Trong nền kinh tế bị đô la hóa với qui mơ lớn, rủi ro tỉ giá thường khơng cao nhưng rủi ro tín dụng rất lớn và bộc lộ rõ nét khi đồng bản tệ bị mất giá, làm giảm khả năng trả nợ các khoản vay ngoại tệ.
♦ Chính sách tài khóa: do chính sách thuế thường có thiên hướng tăng thu ngân sách, những thay đổi đột ngột trong hệ thống thuế cũng có thể tác động tới giá
tài sản và khả năng trả nợ của bên vay.
♦ Chính sách bảo hộ cũng ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng, trong đó các
ngân hàng thương mại Nhà nước vẫn là kênh chủ yếu cấp vốn cho khu vực doanh nghiệp nhà nước và cho vay với mức lãi suất ưu đãi, nhưng ngân sách nhà nước không cấp bù kịp thời ảnh hưởng đến nguồn vốn ngân hàng, tỉ lệ nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Nhà nước ở mức cao.
e. Một số yếu tố khác
Ngoài các yếu tố chủ yếu thuộc mơi trường phân tích trên cịn có một số yếu tố khác như: mơi trường văn hóa xã hội, mơi trường tự nhiên và môi trường công nghệ. Đối với hoạt động của các tổ chức kinh tế, các nhân tố này cũng có những tác động nhất định trên cả hai mặt, cơ hội và rủi ro, do vậy trong quản trị các tổ chức phải tính đến các nhân tố này.
1.2.5.2. Các yếu tố chủ quan
a. Trình độ quản lý cho vay lại bằng nguồn vốn ODA của Ngân hàng
Mỗi cơ chế quản lý, vận hành của hệ thống chỉ có thể tồn tại gắn liền với cơ cấu nhất định của hệ thống đó. Do đó, mơ hình tổ chức bộ máy chi phối trực tiếp đến quản lý cho vay lại bằng nguồn vốn ODA. Mơ hình tổ chức bộ máy là cơ sở cho việc thiết lập cơ chế phân công, phân nhiệm quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại (bao gồm phân quyền, trách nhiệm trong quản lý, phân công nhiệm vụ trong quản lý) và định ra các nguyên tắc xác lập mối quan hệ phối hợp trong quản lý giữa các bộ phận. Mơ hình tổ chức quản lý cũng chi phối đến quy trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, đồng thời nó cũng đặt ra yêu cầu phải thiết lập hệ thống kiểm tra, kiểm soát tương ứng đối với tất cả các giai đoạn của quá trình quản lý. Nếu mơ hình tổ chức quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại phù hợp sẽ tạo điều kiện cho việc thực hiện quản lý và thiết lập mối quan hệ phối hợp thuận lợi giữa các bộ phận.
Trình độ quản lý chi phối đến việc quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại. Nếu trình độ quản lý đồng đều, đáp ứng được yêu cầu quản lý trong điều kiện kinh tế thị trường thì sẽ xác lập được cơ chế quản lý tốt, có khả năng tăng cường quản lý cho vay lại bằng nguồn vốn ODA. Trình độ quản lý cũng ảnh hưởng đến khả năng nhận
thức và khả năng triển khai các nguyên tắc, phương pháp quản lý, ứng dụng các kỹ thuật hiện đại vào quản lý cũng như khả năng giám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA cho vay lại,...
b. Trình độ chun mơn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng
Chất lượng cán bộ tín dụng bao gồm trình độ chun mơn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Yeu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng. Đội ngũ chun viên có trình độ chun mơn nghiệp vụ yếu, không đáp ứng được yêu cầu sẽ trực tiếp trở thành nguyên nhân của nhiều loại rủi ro xảy ra trong cả q trình thao tác nghiệp vụ. Bên cạnh đó, những chuyên viên có đạo đức nghề nghiệp kém cũng có thể trở thành nguyên nhân chủ quan gây ảnh hướng tới q trình sử dụng vốn.
c. Quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hạn chế sai sót khi cho vay và giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro tín dụng tăng hiệu quả sử dụng vốn. Quy trình tín dụng sẽ quy định rõ từng khâu công việc và trách nhiệm cụ thể của các cán bộ có liên quan. Nếu quy trình tín dụng đúng, hợp lý và khoa học đến từng khâu, từng chi tiết sẽ hạn chế tốt nhất khả năng sai sót trong thực hiện và từ đó làm giảm những rủi ro phát sinh. Ngược lại, quy trình tín dụng khơng chuẩn, thiếu tính khoa học gây cản trở cho việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn.
d. Chính sách tín dụng
Trên thực tế, quá trình hoạt động của một ngân hàng dựa trên cơ sở chính sách tín dụng thống nhất trong toàn hệ thống. Chính sách được xây dựng hợp lý trong từng giai đoạn cụ thể sẽ phát huy hiệu quả tín dụng cao. Những ngân hàng và tổ chức tín dụng thiếu chính sách tín dụng phù hợp hoặc chính sách khơng thống nhất, khi đó trong hoạt động tín dụng thường dựa trên kinh nghiệm cá nhân sẽ có ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng. Từ thực tế này cho thấy, những mục tiêu, định hướng phát triển trong chính sách tín dụng của ngân hàng cũng là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả cho vay.
e. Trình độ quản lý của chủ đầu tư dự án
lượng này có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả trong hoạt động cho vay của ngân hàng.
Khi khách hàng sử dụng vốn vay ngân hàng khơng đúng mục đích đã đưa ra trong đơn xin vay vốn như: sử dụng vốn vay vào kinh doanh khơng đúng mục đích và đối
tượng; sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư trung dài hạn, đầu tư vào tài sản cố định... Những việc làm sai trái và không đúng cam kết này của chủ đầu tư đều có thể là những nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến việc vốn vay được sử dụng kém hiệu quả. Ngoài ra, những yếu tố như: sự yếu kém về năng lực lãnh đạo và kinh nghiệm
quản trị kinh doanh của người điều hành dự án; năng lực cạnh tranh của chủ đầu tư;
hoạt động kinh doanh của đối tác, bạn hàng làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của khách hàng cũng là một trong những nguyên nhân đáng lưu tâm.
f. Sự phối hợp, hợp tác giữa các bên liên quan
Trong công tác quản lý cho vay lại bằng nguồn vốn ODA, sự phối hợp giữa NHPT, nhà tài trợ, ban quản lý dự án và UBND các cấp cần phải nhịp nhàng để giúp cho nguồn vốn ODA được giải ngân kịp thời, đúng và đủ theo cam kết. Việc kiểm tra, giám sát sau giải ngân cũng cần phải có sự phối hợp của Ban quản lý dự án, UBND, NHPT để đảm bảo cho nguồn vốn hoạt động hiệu quả, đúng mục đích theo hợp đồng tín dụng. Cơng tác thu hồi nợ cũng cần sự phối hợp của các bên liên quan và cả các NHTM nơi chủ đầu tư mở tài khoản để thu hồi nợ đúng hạn, đầy đủ.
1.3. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ODA CHO VAY LẠI
Trong quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA ở nước ta, cho vay lại được coi là một trong những nội dung quan trọng được bắt đầu thực hiện từ năm 1993. Tham gia vào quá trình cho vay lại vốn ODA ở Việt Nam có một số tổ chức tài chính có quy mơ lớn như NHPT, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Trong các chủ thể tham gia vào hoạt động cho vay này, NHPT chiếm tỷ lệ cao nhất với gần 60 % tổng số vốn ODA cho vay lại. Nguồn vốn ODA khi tiếp nhận được sử dụng vào các lĩnh vực ưu tiên, cần khuyến khích phát triển. Tuy nhiên, kết quả và hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA không đồng đều nhau giữa Chi nhánh NHPT. Trong số các Chi nhánh NHPT tiếp nhận quản lý nguồn vốn ODA đã có những Chi nhánh tiếp nhận, quản lý và sử dụng khá thành cơng nhưng
cũng có nơi việc quản lý vẫn còn hạn chế. Xuất phát từ thực tế mỗi Chi nhánh NHPT có điều kiện cụ thể khác nhau, mức độ phát triển, quan điểm và tình hình hoạt đơng khác nhau do vậy việc quản lý nguồn vốn này cũng rất khác nhau.Thực hiện nhiệm vụ quản lý nguồn vốn ODA do Chính phủ và Ngân hàng Phát triển giao phó, Chi nhánh Hải Dương đã nghiêm túc triển khai. Qua 7 năm hoạt động, quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại đã trở thành một trong những nhiệm vụ chính và quan trọng của Chi nhánh, mọi điều kiện và yếu tố để sử dụng nguồn vốn này cịn có những hạn chế nhất định. Do vậy, việc nghiên cứu và học tập kinh nghiệm của một số Chi nhánh NHPT, Chi nhánh NHTM thành công và chưa thành công về vấn đề này là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý nguồn ODA rất tiềm năng này. Về kinh nghiệm quản lý nguồn vốn ODA có thể nghiên cứu và tham khảo thực tế của nhiều ngân hàng khác nhau, trong đề tài nghiên cứu này chỉ xin giới thiệu kinh nghiệm của một số Chi nhánh NHPT và NHTM.