Kiến nghị với Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu 088 GIẢI PHÁP QUẢN lý CHO VAY lại BẰNG NGUỒN vốn ODA tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN hải DƯƠNG,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 99 - 103)

Để tăng cường công tác quản lý cho vay lại bằng nguồn vốn ODA Chi nhánh kiến nghị với NHPT Việt Nam một số nội dung sau:

a) Đối với công tác lập kế hoạch giải ngân và thu nợ

Thứ nhất, định kỳ hàng năm vào thời điểm Chi nhánh tiến hành lập kể hoạch giải ngân và thu nợ, Hội sở chính chủ động đưa ra định hướng ngành trong năm tới cho toàn hệ thống, trong đó chỉ đạo rõ phương hướng giải ngân trong năm tới của ngành là mở rộng, ổn định hay thu hẹp.

Cán bộ tín dụng nhận định được những khó khăn và thuận lợi của từng dự án cụ thể,

từ đó thẩm định và dự tính chính xác hơn nhu cầu vốn ODA mà chủ đầu tư đã đề xuất. Mặt khác, việc đưa ra định hướng ngành trong năm tới còn giúp giảm thiểu rủi

ro cho toàn hệ thống, tránh tập trung vốn vào các ngành không khuyến khích.

Thứ hai, hội sở chính định kỳ đưa ra các khuyến nghị, dự báo các biến động về giá một số mặt hàng nguyên vật liệu, giá nhân công và tỷ giá là cần thiết trong việc lập kế hoạch giải ngân và thu nợ.

Nhờ vào trình độ và điều kiện tiếp cận các văn bản, chính sách và thông tin hơn hẳn Cán bộ tại Chi nhánh, Hội sở chính có thể định kỳ đưa ra các khuyến nghị về biến động giá cả thị trường, dự báo về sự biến động tỷ giá và một số mặt hàng đầu vào chủ yếu; từ đó tạo điều kiện cho Cán bộ tín dụng dự tính được rủi ro trong quá trình thi công của dự án và lập kế hoạch giải ngân, thu nợ chính xác hơn.

Thứ ba, cần có cơ chế xử phạt đối với các Chi nhánh có sự chênh lệch giữa kế hoạch giải ngân, thu nợ so với thực tế giải ngân, thu nợ. Việc có cơ chế xử phạt hợp lý giúp Chi nhánh quan tâm hơn tới công tác lập kế hoạch giải ngân, từ đó sát sao hơn trong công tác này.

b) Đối với công tác giải ngân nguồn vốn ODA cho vay lại

Thứ nhất, tinh giản thủ tục, hồ sơ giải ngân. Việc tinh giản thủ tục, hồ sơ giải ngân tiết kiệm thời gian và chi phí không những cho Chủ đầu tư mà còn cho cả Cán bộ tín dụng. Hiện tại, thủ tục giải ngân phải qua nhiều phòng ban, gây ảnh hướng đế tốc độ giải ngân; mặt khác, hồ sơ giải ngân phức tạp, mất thời gian thu thập, xử lý, càng làm ảnh hưởng đến tốc độ giải ngân hơn nữa.

Hồ sơ xin rút vốn còn bao gồm nhiều loại giấy tờ, phải qua nhiều khâu kiểm tra, kiểm soát tốn thời gian. Tinh giản thủ tục, hồ sơ cho vay lại vốn ODA để giảm bớt thời gian cho chủ đầu tư. Chi nhánh NHPT là cơ quan thay mặt Bộ Tài chính, NHPT trung ương làm nhiệm vụ kiểm soát chi và cấp phát vốn ODA cho vay lại. Xác nhận hồ sơ thanh toán của Chủ đầu tư để gửi lên Hội sở chính làm thủ tục rút vốn. NHPT không cần thiết phải kiểm soát từng đơn xin rút vốn như hiện nay mà thực hiện kiểm soát sau định kỳ hàng tháng hoặc quý.

Thực hiện cải tiến thủ tục giải ngân như thế không những phát huy được hết khả năng về chuyên môn nghiệp vụ, bộ máy sẵn có của các Chi nhánh NHPT mà còn xác định rõ trách nhiệm của từng đơn vị liên quan, giảm được thời gian kiểm tra, kiểm soát hồ sơ giải ngân do đó giúp đẩy nhanh tiến độ giải ngân.

Thứ hai, cần có quy định rõ ràng về thời gian giải ngân tối đa của dự án kể từ khi nhận đủ hồ sơ giải ngân đến khi giải ngân một món. Hội sở chính cần ban hành quy định thời gian rõ ràng cho công tác giải ngân, có thể kéo dài tối đa 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ giải ngân. Việc giới hạn thời gian giải ngân giúp Cán bộ tín dụng chủ động, tích cực hơn trong công tác thu thập hồ sơ, xử lý hồ sơ và trình hồ sơ, đảm bảo tiến độ giải ngân cho dự án.

Thứ ba, việc phân loại nợ của NHPT không bị áp lực về việc trích rủi ro nhưng nó có tác dụng đánh giá chính xác thực trạng nợ xấu, để có giải pháp thích hợp, nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách tín dụng theo hướng an toàn, hiệu quả. Mặt khác, có cơ sở để đánh giá chính xác khả năng tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh để nhận biết các dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ từ đó có các biện pháp kịp thời,...

Thứ tư, cần tổ chức các lớp tập huấn để bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ trong việc thu nợ, xử lý tài sản bảo đảm. Đồng thời, đánh giá, tổng kết, phổ biến kinh nghiệm của các Chi nhánh NHPT; Học hỏi kinh nghiệm xử lý nợ của các Ngân hàng thương mại trong việc thu hồi các khoản nợ xấu. Ngoài ra, ngân hàng nên đề nghị để Chính phủ xem xét và trích lập quỹ dự phòng rủi ro đối với các dự án cho vạy lại theo chỉ thị nhằm thực hiện đúng theo nguyên tắc của các tổ chức dụng. Thực hiện được theo đề xuất này, bên cạnh việc tránh lãng phí ngân sách Nhà nước còn tạo ra sự công bằng nhất định trong hoạt động tín dụng và giữa các dự án vay vốn.

Thứ năm, NHPT cần tập trung đánh giá, rút kinh nghiệm để triển khai hoàn thiện việc tổ chức, sắp xếp lại các Chi nhánh cho phù hợp để đảm bảo tính ổn định lâu dài.

hàng. Song song với các biện pháp và đề xuất trên, cần thay đổi triệt để bộ máy và cách thức quản trị. Từ thụ động mang nặng tính phụ thuộc do tính chất và mức độ tập trung quyền lực và Nhà nước quá cao như hiện nay sang mô hình quản trị năng

động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao hơn do được phân quyền thích hợp. Trong đổi

mới bộ máy quản trị điều hành, cần tập trung đổi mới nhận thức của lãnh đạo về quản trị nói chung và quản trị rủi ro nói riêng. Nội dung chi tiết về nhận thức của lãnh đạo ngân hàng cần tập trung vào một số vấn đề như: mô hình quản trị, phân cấp phân quyền, vai trò chức năng của các bộ phận độc lập như công nghệ thông tin, quản trị rủi ro, đào tạo và phát triển nhân sự.

c) Nâng cao trình độ công nghệ, ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động toàn hệ thống

Cải tiến, nâng cấp hệ thống Công nghệ thông tin của toàn hệ thống. Đối với quá trình hoạt động của ngân hàng, hệ thống công nghệ và trình độ hiện đại của nó giữ một vị trí quan trọng trong việc tạo ra kết quả nói chung và quản lý rủi ro nói riêng.

Công nghệ và trình độ công nghệ ngày càng thể hiện vai trò quan trọng đối với ngân hàng thông qua việc sự tác động của chúng đến hoạt động sản xuất kinh doanh trên các mặt như: năng suất lao động, chất lượng dịch vụ, tính bảo mật, cập nhật, kiểm soát hệ thống và tốc độ xử lý nghiệp vụ. Trong công tác kiểm tra, giám sát cho vay lại, việc tính lãi, phí vẫn do Cán bộ kế toán làm thủ công, vì thế, không tránh khói sai xót khi gửi thông báo thu nợ cho chủ đầu tư. Điều này không những làm ảnh hưởng đến uy tín của Ngân hàng mà còn làm ảnh hưởng đến công tác thu nợ của Chi nhánh, ảnh hưởng đến quản lý tài chính của Chủ đầu tư.

Trong quản trị điều hành và thực hiện nghiệp vụ lãnh đạo Chi nhánh NHPT và các bộ phận nghiệp vụ cần nhìn nhận vai trò của bộ phận công nghệ thông tin một cách đúng đắn, phải coi đó là một phận quan trọng không thể thiếu để đạt các mục tiêu quản trị, mặc dù bộ phận này không trực tiếp tạo ra kết quả hoạt động của ngân hàng.

phải đủ lớn để thực hiện chức năng chuyên môn của nó nhưng không cồng kềnh, dư

thừa. Bên cạnh đó, cần xác định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của bộ phận này

trong toàn hệ thống, trong từng nghiệp vụ và từng trường hợp cụ thể.

Đối với lực lượng nhân sự công nghệ thông tin hiện có cần phải thực hiện đào tạo và đào tạo lại một cách nghiêm túc, khẩn trương, đủ năng lực theo kịp yêu cầu đổi mới của ngân hàng, phòng tránh rủi ro tiềm ẩn trong giao dịch. Yêu cầu và khuyến khích lực lượng này đào tạo lại tại các cơ sở đào tạo có năng lực và danh tiếng như Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia, Đại học FPT.

Đối với lực lượng chuyên viên ngành tài chính ngân hàng cần khuyến khích họ nâng cao khả năng về công nghệ thông tin trong xử lý nghiệp vụ. Đối với lực lượng này có thể mở các lớp tập huấn về công nghệ tin học ứng dụng do chính các chuyên gia công nghệ của ngân hàng trực tiếp hướng dẫn, đào tạo. Thực hiện chương trình này vừa đáp ứng được mục tiêu đổi mới của ngân hàng vừa không làm tăng chi phí đào tạo.

Một phần của tài liệu 088 GIẢI PHÁP QUẢN lý CHO VAY lại BẰNG NGUỒN vốn ODA tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN hải DƯƠNG,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w