1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ODA CHO VAY LẠI
1.2.4. Quy trình quản lý cho vay lại bằng nguồn vốn ODA
Sơ đồ 1.2. Quy trình quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại
a) Lập kế hoạch giải ngân và thu nợ
- Lập kế hoạch giải ngân
Tại Ngân hàng Phát triển, Ban Vốn nước ngoài tổng hợp từ kế hoạch cho các Chi nhánh NHPT xây dựng. Căn cứ vào điều kiện vay lại được quy định tại hợp đồng tín dụng (HĐTD), số dư nợ của dự án tại thời điểm lập kế hoạch.
Sau khi nhận được kế hoạch giải ngân và thu nợ vốn nước ngoài do các Chi nhánh lập, NHPT thực hiện tổng hợp, rà soát, giao kế hoạch giải ngân vốn nước ngoài năm sau cho các Chi nhánh
Trường hợp Chủ đầu tư có nhu cầu giải ngân vượt quá kế hoạch đã đăng ký, Chi nhánh gửi đăng ký bổ sung về Ban Vốn nước ngoài để theo dõi, quản lý
> Đối với các dự án NHPT không giải ngân trực tiếp
Kế hoạch giải ngân vốn ODA được lập trên cơ sở báo cáo của các Bộ, ngành, Chính phủ giao kế hoạch giải ngân các dự án cho vay lại vốn ODA trong kế hoạch tổng thể giải ngân vốn đầu tư xây dựng của Nhà nước. Ngân hàng Phát triển căn cứ vào kế hoạch trên để thông báo kế hoạch giải ngân vốn ODA.
> Đối với các dự án NHPT giải ngân trực tiếp
Các Chi nhánh NHPT định kỳ hàng năm căn cứ vào nhu cầu vốn ODA do Chủ đầu tư đề xuất, lập và đăng ký với Hội sở chính kế hoạch giải ngân vốn ODA hàng năm. Hội sở chính NHPT tổng hợp, rà soát giao kế hoạch giải ngân vốn ODA cho các Chi nhánh.
- Lập kế hoạch thu nợ
Kế hoạch thu nợ được lập dựa trên cơ sở điều kiện vay lại quy định tại HĐTD đã ký, điều kiện vay lại được điều chỉnh, số dư nợ tại thời điểm lập kế hoạch, số nợ quá hạn của dự án tính đến thời điểm lập kế hoạch. Kế hoạch thu nợ được lập theo năm và theo từng quý.
Kế hoạch thu nợ gốc = Nợ gốc chậm trả + Nợ gốc phải thu kỳ kế hoạch
Trong đó: Nợ gốc chậm trả là số dư nợ gốc quá hạn tính đến thời điểm lập kế hoạch.
tính theo từng quý/năm.
Kế hoạch thu nợ lãi = Nợ lãi chậm trả + Nợ lãi phải thu kỳ kế hoạch
Trong đó: Nợ lãi chậm trả là số dư lãi phải thu nhưng chưa thu được đến thời điểm lập kế hoạch. Nợ lãi chậm trả bao gồm cả lãi và lãi phạt chậm trả tính trên nợ lãi chậm trả.
Nợ lãi phải thu kỳ kế hoạch là số lãi dự kiến phải thu theo từng quý/năm.
Kế hoạch thu nợ phí = Nợ phí chậm trả + Kế hoạch thu phí kỳ kế hoạch
Trong đó: Nợ phí chậm trả là số dư phí phải thu nhưng chưa thu được đến thời điểm lập kế hoạch. Nợ phí chậm trả bao gồm cả phí và phí phạt chậm trả tính trên nợ phí chậm trả.
Sau khi nhận được Kế hoạch thu nợ của các Chi nhánh đăng ký, Hội sở chính NHPT sẽ rà soat, kiểm tra, tổng hợp ra thông báo Kế hoạch thu nợ vốn ODA cho các Chi nhánh.
b) Tổ chức thực hiện kế hoạch
- Quản lý giải ngân nguồn vốn ODA cho vay lại
Quản lý giải ngân nguồn vốn ODA hay còn gọi là kiểm soát chi nhằm đảm bảo chi tiêu từ nguồn vốn ODA của dự án phù hợp với Hiệp định, văn kiện dự án, hợp đồng sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi đã ký kết và tuân thủ các quy định về quản lý tài chính trong nước hiện hành. Hình 1.3 mơ tả q trình giải ngân vốn ODA qua NHPT. Trong đó có phân định dự án do NHPT trực tiếp cho vay lại và dự án do NHPT nhận cho vay lại từ Bộ Tài chính.
NHPT chịu trách nhiệm kiểm soát chi từ nguồn vốn nước ngoài đối với các dự án hoàn toàn cho vay lại. Đối với các dự án trong đó ngân sách nhà nước cấp phát một phần vốn, NHPT cho vay lại một phần vốn, Bộ Tài chính sẽ quyết định Cơ quan kiểm soát chi phù hợp với dự án.
Trên cơ sở hồ sơ đề nghị thanh toán của Chủ đầu tư, NHPT căn cứ vào các điều khoản thanh toán được quy định trong hợp đồng và giá trị từng lần thanh toán để thanh toán cho Chủ đầu tư.
chủ Tài khoản đặc biệt theo ủy quyền của Bộ Tài chính/Nhà tài trợ hoặc các dự án có vốn nước ngồi được chuyển vào tài khoản của NHPT để trực tiếp giải ngân
(Tài
khoản đặc biệt là tài khoản được mở riêng cho dự án tại Ngân hàng nước ngoài mà
nhà tài trợ chỉ định).
Chủ đầu tư phải ký khế ước nhận nợ với Chi nhánh NHPT đối với tổng số các khoản giải ngân theo ghi thu ghi chi của Bộ Tài chính hoặc do NHPT trực tiếp giải ngân. Khế ước nhận nợ là văn bản có giá trị pháp lý và là một bộ phận không thể tách rời của hợp đồng vay vốn.
Sơ đồ 1.3. Mơ hình mơ phỏng q trình giải ngân ODA
Nguồn: Quyết định số 63/QĐ-HĐQL Quy chế cho vay lại vốn ODA tại NHPT VN Ti lệ giải ngân thực ế ( TLGNTT) = ODA gi ( ngân thực hiện %
Vốn ODA giải ngân kế hoạch
Tỉ lệ giải ngân thực tế là con số phản ánh chính xác khối lượng vốn ODA mà bên phía nhà tài trợ cung cấp theo từng thời kì, từng giai đoạn. Khối lượng vốn ODA giải ngân đơi khi khơng hồn tồn trùng khớp với khối lượng vốn ODA kí kết (kế hoạch). Tuy nhiên, nếu tỉ lệ này càng đạt gần mốc 100% có nghĩa là trên thực tế, bên phía nhà tài trợ đã giải ngân vốn ODA theo đúng cam kết, kịp thời và phù hợp.
Đây cũng là yếu tố tiền đề giúp bên nhận vốn vay có đủ kinh phí để tiếp tục thực hiện một cách hiệu quả.
- Quản lý thu nợ nguồn vốn ODA cho vay lại
Việc thu hồi nợ nguồn vốn ODA được thực hiện theo nguyên tắc sau:
Đến kỳ trả nợ quy định trong HĐTD đã ký, Chủ đầu tư có trách nhiệm hồn trả đầy đủ các khoản nợ (gốc, lãi, phí) cho NHPT;
Trường hợp Chủ đầu tư khơng trả đủ nợ đúng hạn thì NHPT sẽ chuyển số nợ chưa trả sang nợ chậm trả và áp dụng lãi suất chậm trả theo quy định trong HĐTD.
Căn cứ vào số dư nợ vay và các điều khoản thu nợ trong hợp đồng tín dụng. Chi nhánh NHPT tính tốn số nợ phải thu để lập thông báo thu nợ gửi Chủ đầu tư.
Để phân tích tình hình thu nợ, cần phải tập trung vào các yếu tố:
+ Tổng dư nợ: Được tính vào thời điểm 31/12 hàng năm, phản ánh được số vốn Chi nhánh đang cho vay cho trong năm ở trong nhóm nợ thích hợp (có khả năng hoàn trả). Đây là con số phản ánh tiềm lực kinh tế của Chi nhánh đồng thời khả năng sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA cho vay lại để việc trả nợ vẫn đảm bảo.
+ Tỉ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ: Người ta dùng chỉ tiểu tỉ lệ nợ xấu để phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, Tổng xợ xấu của Ngân hàng bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ quá hạn chuyển về nợ trong hạn, chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Tỉ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng ngân hàng càng kém và ngược lại.
+ Tỉ lệ nợ quá hạn/ Tổng dự nợ: Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đơn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Tỉ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại.
hiệu quả của công tác thu nợ, cũng như hiệu quả sử dụng hợp lý vốn vay để hoàn trả vốn đúng hạn của các dự án sử dụng nguồn vốn ODA cho vay lại tại Chi nhánh.
+ Tỉ lệ thu lãi, phí thực tế/thu lãi, phí kế hoạch: Chỉ tiêu này dùng để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của ngân hàng, đánh giá khả năng đôn đốc, thu hồi lãi và tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của ngân hàng từ việc cho vay. Chỉ tiêu càng cao thì tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của NH càng tốt, ngược lại NH đang gặp khó khăn trong việc thu lãi, điều này cũng thể hiện tồn tại những điều bất ổn trong cơ chế cho vay của ngân hàng, có thể do tỉ lệ nợ xấu, nợ quá hạn tăng ảnh hưởng tới khả năng thu hồi lại. Thông thường tỉ lệ này cần phải >95% mới được đánh giá là tốt
- Phân loại nợ và xử lý rủi ro
Ngân hàng Phát triển thực hiện phân loại nợ để đánh giá khả năng trả nợ của người vay đồng thời đề xuất, báo cáo Bộ Tài chính các biện pháp phòng ngừa, khắc phục hoặc xử lý đối với các nhóm nợ có dấu hiệu rủi ro.
Các khoản nợ vay được phân loại thành 5 nhóm cơ bản dựa trên cơ sở định tính như sau:
- Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn. Đó là các khoản nợ trong hạn mà ngân hàng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng kỳ hạn; các khoản nợ qúa hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn đúng thời hạn còn lại.
- Nhóm 2: Nợ cần chú ý: Bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 15 đến 90 ngày; các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với Chủ đầu tư là doanh nghiệp và các tổ chức thì ngân hàng phải có hồ sơ đánh giá Chủ đầu tư về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được diều chỉnh lần đầu)
- Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn. Bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 nêu trên; các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do Chủ đầu tư không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
- Nhóm 4: Nợ nghi ngờ. Gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
- Nhóm 5: Nợ khơng có khả năng thu hồi được, mất vốn: Gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn và các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.
Theo từng nhóm nợ được xác định, NHPT sẽ đánh giá nguyên nhân và đưa ra các phương án xử lý tiếp theo một cách hiệu quả. Đối với từng nhóm nợ được phân loại, bộ phận quản trị rủi ro sẽ có những biện pháp quản trị tương ứng nhằm giảm thiểu những tổn thất có thể xảy ra từ những khoản nợ này.
Trường hợp phát sinh nợ xấu, NHPT xác định nguyên nhân khách quan và chủ quan để báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý nợ. Khi các hợp đồng tín dụng cho vay lại ODA phát sinh nợ quá hạn, chuyên viên tín dụng và bộ phận tín dụng nguồn vốn ODA tiến hành xác định nguyên nhân của tình trạng quá hạn này.
c) Kiểm tra, giám sát nguồn vốn ODA cho vay lại
Phịng Tín dụng chủ trì phối hợp với phịng Kiểm tra và Kế toán đi kiểm tra, giám sát mục đích sử dụng vốn vay và định giá tài sản định kỳ.