Định hướng chung

Một phần của tài liệu 088 GIẢI PHÁP QUẢN lý CHO VAY lại BẰNG NGUỒN vốn ODA tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN hải DƯƠNG,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 85 - 86)

Phương châm chiến lược trong hoạt động của NHPT cho tới năm 2020 là: An toàn-hiệu quả-hội nhập quốc tế và phát triển bền vững.

Để có những định hướng chung cho quá trình phát triển của toàn hệ thống NHPT, trong hoạt động cần có định hướng cho từng bộ phận. Một trong những định hướng quan trọng cần tập trung đó là nguồn vốn ODA và hoạt động cho vay lại nguồn vốn quan trọng này.

ODA là nguồn vốn rất quan trọng và cực kỳ có ý nghĩa đối với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Tuy nhiên, khi số lượng vốn giải ngân ODA tăng đồng nghĩa tăng các khoản nợ đến hạn phải trả và tiềm ẩn nguy cơ không trả được nợ tăng nếu như không có chiến lược phân bổ và sử dụng nguồn ODA thích hợp. Để phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn ODA, giảm thiểu gánh nặng trả nợ cho Ngân sách Nhà nước, định hướng sử dụng nguồn vốn này nên đồng bộ, phù hợp với định hướng cho vay từ nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hiện nay đang thực hiện thông qua NHPT. Để phù hợp với định hướng này, nên phân chia nguồn vốn ODA cho vay lại thành 2 kênh:

Thứ nhất, đối với các khoản ODA theo dự án: ưu tiên tài trợ cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng quan trọng, cần có tổng mức đầu tư lớn, thời gian đầu tư và hoàn vốn dài.

Thứ hai, tăng cường khả năng huy động nguồn vốn ODA dưới dạng chương trình/khoản tín dụng để cho vay lại thông qua các Cơ quan cho vay lại theo cơ chế phù hợp với tín dụng ưu đãi của Nhà nước.

Bên cạnh đó, tập trung tận dụng tối đa nguồn vốn ODA để tạo nguồn vốn cho vay trung và dài hạn trong nước thông qua các tổ chức tài chính của Chính phủ như NHPT. Trong giai đoạn tới, một số kênh huy động vốn có thể thực hiện theo hai hình thức:

Một là, Chính phủ đứng ra vay các tổ chức nước ngoài hoặc thu xếp, bảo lãnh cho Cơ quan cho vay lại vay ODA của Việt Nam, sau đó Cơ quan cho vay lại sử dụng nguồn vốn thu được để cho vay trong nước bằng ngoại tệ hoặc nội tệ dưới hình thức tín dụng ưu đãi. Cơ quan cho vay lại trong nước là chủ thể đứng ra trả nợ nước ngoài.

Hai là, cơ quan cho vay lại trong nước sẽ nhận uỷ thác cho vay từ các nguồn viện trợ không hoàn lại hoặc các chương trình/khoản tín dụng để thực hiện cho vay đối với các doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân. Nguồn vốn thu hồi sau khi cho vay sẽ được sử dụng như các quỹ quay vòng cho vay đầu tư phát triển, ưu tiên cho phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trong hoạt động cho vay lại phải tăng dần tỷ trọng khoản cho vay lại qua các cơ quan cho vay lại theo hình thức: cơ quan cho vay lại thẩm định, tự chịu trách nhiệm. Sử dụng vốn ODA theo hình thức này sẽ tận dụng được năng lực thẩm định kinh tế, tài chính của hệ thống ngân hàng trong nước, đồng thời đơn giản hoá được các thủ tục rút vốn, xét duyệt do việc cho vay sẽ được thực hiện theo hình thức tín dụng ưu đãi trong nước hiện hành. Cơ quan cho vay lại chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định dự án và rủi ro tín dụng nên sẽ tránh được gánh nặng trả nợ của Ngân sách Nhà nước trong trường hợp dự án không trả được nợ.

Một phần của tài liệu 088 GIẢI PHÁP QUẢN lý CHO VAY lại BẰNG NGUỒN vốn ODA tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN hải DƯƠNG,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w