Để việc hỗ trợ các chủ đầu tư thực hiện dự án có hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí đề nghị các chủ đầu tư cần chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về đầu tư, xây dựng.
Các chủ đầu tư vay vốn là các doanh nghiệp cần tự củng cố công tác quản lý. Cần phải tự nâng cao năng lực quản trị kinh doanh bằng cách: Tự tìm tòi nghiên cứu và học hỏi những vấn đề có liên quan đến dự án và quy trình quản trị vận hành dự án đầu tư; tham gia các khóa đào tạo về các chương trình nâng cao năng lực quản trị do các tổ chức đào tạo có uy tín tổ chức; tích cực tham gia tiếp thu những chương trình trợ giúp và tư vấn của NHPT; Về quản trị tài chính dự án, vì có liên quan chặt đến việc thanh toán nợ đối với ngân hàng do đó có thể kết hợp với các phòng ban chức năng của ngân hàng để xây dựng các chương trình huấn luyện đào tạo chuyên viên quản trị nhằm đạt được trình độ quản trị theo yêu cầu, tránh được những rủi ro có thể xảy ra; Cần phải thực hiện quá trình đào tạo và đào tạo lại người lao động theo chương trình kế hoạch của doanh nghiệp; Đối với đội ngũ quản trị dự án, lãnh đạo doanh nghiệp cần thực hiện các chương trình tự đào tạo từng cá nhân trong doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp và dự án đầu tư.
Cần chủ động nghiên cứu kỹ các phương án huy động vốn để có thể xây dựng cơ cấu nguồn vốn đầu tư hợp lý, nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.
Nâng cao trách nhiệm trong việc trả nợ vốn vay cho NHPT.
Nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm của bản thân chủ dự án trong hoạt động vay lại vốn ODA của NHPT; Gắn trách nhiệm của từng cá nhân cụ thể của chủ đầu tư đối với dự án đầu tư nói chung và khoản vay ODA nói riêng; Không
phân biệt nguồn vốn ưu đãi hay không ưu đãi trong việc quản trị tài chính và quản trị dự án. Trong quá trình triển khai dự án đầu tư không nên ỷ lại vào sự ưu đãi của ngân hàng, bởi vì, ngoài trách nhiệm về tài chính phải hoàn thành nghĩa vụ với NHPT, kết quả thực hiện và trách nhiệm của chủ đầu tư còn ảnh hưởng đến uy tín của chủ đầu tư trên thị trường; Thực hiện đúng các cam kết tín dụng đối với NHPT. Việc thực hiện đúng các cam kết đối với ngân hàng cũng chính là thể hiện tinh thần trách nhiệm của chủ dự án đối với ngân hàng một cách cụ thể và chi tiết. Các cam kết thường mang tính rất cụ thể như: mục đích sử dụng, thời hạn trả nợ, số nợ... Trước hết chủ đầu tư phải sử dụng vốn vay vào đúng mục đích đã thể hiện trong dự án và hồ sơ vay vốn. Nhiều trường hợp chủ đầu tư không thực hiện đúng cam kết này, sử dụng vốn vay vào mục đích khác, khi đầu tư gặp khó khăn chủ đầu tư phá sản ngân hàng mất vốn là một tất yếu; Thực hiện thanh toán nợ vay theo đúng cam kết về thời gian thanh toán và số nợ cần thanh toán.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Dựa trên cơ sở lý luận chương 1 và tình hình thực tế công tác quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho vay lại tại Chi nhánh NHPT Hải Dương đã nêu ra ở chương 2; trên cơ sở triển vọng và xu hướng phát triển của Đầu tư quốc tế nói chung và phát triển ODA nói riêng; tác giả đã đưa ra một số giải pháp đối với Chi nhánh NHPT Hải Dương và kiến nghị đối với các bên liên quan, nhằm giải quyết những hạn chế trong công tác quản lý nguồn vốn cho vay lại; hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý cho vay lại bằng nguồn vốn ODA tại Chi nhánh NHPT Hải Dương nói riêng và hệ thống NHPT nói chung.
KẾT LUẬN
Hoạt động cho vay lại nguồn vốn ODA hiện nay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam nói chung cũng như Chi nhánh Hải Dương nói riêng đang thực hiện có vai trò quan trọng trong hoạt động phát triển kinh tế đối ngoại cũng như sự nghiệp xây dựng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, song song với việc xây dựng một hướng đi vững chắc cho hoạt động này thì việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn được coi vấn đề trước mắt, quan trọng và cần thiết nhằm mục tiêu bảo toàn, phát triển, sử dụng đúng mục đích, phát huy hết nội lực của nguồn viện trợ đầy ưu đãi này.
Trong giới bạn bài luận văn này, tác giả đã đưa ra những cơ sở lý thuyết chung nhất, làm nền tảng cho việc hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho vay lại tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển Hải Dương và thu được những kết quả như sau:
1. Bài luận văn đã góp phần làm rõ những quy định, quy trình liên quan đển công tác quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho vay lại tại Chi nhánh NHPT Hải Dương.
2. Trên cơ sở nắm rõ những quy định, quy trình, bài luận văn đi sâu vào phân tích thực trạng chất lượng công tác quản lý cho vay lại bằng nguồn vốn ODA, đồng thời đánh giá chất lượng của công tác quản lý đó.
3. Sau khi phân tích chất lượng công tác quản lý cho vay lại bằng nguồn vốn ODA tại Chi nhánh NHPT Hải Dương, tác giả mạnh dạn đưa ra những giải pháp, kiến nghị và đề xuất để góp phần nâng cao chất lượng quản lý cho vay lại bằng nguồn vốn ODA tại Chi nhánh.
Với những kết quả trên, tác giả mong muốn đóng góp một phần công sức của mình để hoàn thiện công tác quản lý cho vay lại bằng nguồn vốn ODA tại Chi nhánh NHPT Hải Dương. Mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng do năng lực có hạn, bài luận văn trên đây không tránh khói những thiếu sót. Do vậy, tác giả mong muốn nhận được sự góp ý, bổ sung của các thầy, cô giáo để giúp đề tài được hoàn thiện hơn.
1. Chính Phủ (2013), Nghị định số 38/2013/NĐ-CP về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.
2. Chính Phủ (2010), Nghị định số 78/2010/NĐ-CP về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ.
3. Vũ Tuấn Dũng (2013), “Tiếp tục xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam theo
hướng nào (I)”, Tạp chí Hỗ trợ phát triển, (số 82), Tr. 27-30.
4. Phan Thị Thu Hà (2005), Giáo trình Ngân hàng Phát triển, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
5. Nguyễn Như Hoa (2013), “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng mục tiêu phát triển đến 2030”, Tạp chí Hỗ trợ phát triển, (số 81), Tr.22-23.
6. Hội đồng quản lý Ngân Hàng Phát Triển (2007), Quyết định số 63/QĐ-HĐQL Ban hành Quy chế cho vay lại vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
7. Lương Mạnh Hùng (2009), Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA tại Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
8. Ths. Đặng Thị Bích Loan (2013), “Chiến lược phát triển VDB : Mấy vấn đề về tổ chức bộ máy”, Tạp chí Hỗ trợ Phát triển, (số 82), Tr.12-13.
9. Hồ Quang Minh (2010), “Khái quát đề án Định hướng thu hút sử dụng nguốn vốn ODA thời kì 2011-2015”, Bản tin ODA, (số 35), Tr.23-27.
10. Ngân hàng phát triển Việt Nam (2010-2014) , Báo cáo chuyên đề số 13 Công
tác quản lý, cho vay lại vốn ODA trong hệ thống NHPT từ các năm 2010-2014,
Hà Nội.
11. Vũ Thị Kim Oanh (2002), Những giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Ngoại thương, Hà Nội.
12. Quốc hội (2005), Luật đầu tư nước ngoài bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10
Luận văn tốt nghiệp, Học viện Tài chính, Hà Nội.
15. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 181/2007/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế cho vay lại từ nguồn vốn vay, viện trợ nước ngoài.
16. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 369/2013/QĐ-TTg về chiến lước phát triển Việt Nam cho tới năm 2020.
17. Lưu Văn Tuấn (2013), “Một số nguyên nhân dẫn tới nợ quá hạn- Biện pháp phòng chống và xử lý”, Tạp chí Hỗ trợ phát triển, (số 81), Tr.29-31.
18. Kiều Thiệu (2013), “Gian nan xử lý nợ xấu”, Tạp chí Hỗ trợ phát triển, (số 81), Tr.35-36.
19. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2013), Nâng cao hiệu quả nguồn vốn Phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam, Chuyên đề nghiên cứu, Hà Nội.
20. Hồ Văn Vĩnh (2003), Giáo trình khoa học quản lý, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
• Tài liệu tham khảo từ các website
1. Đại học Kinh tế Quốc dân, Chất lượng tín dụng ngân hàng,
http://www.voer.edu.vn/module/kinh-te/chat-luong-tin-dung-va-cac-nhan-to-
anh-huong.html, ngày xem 20/05/2015 .
2. Hoạt động cho vay lại vốn ODA qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam, ,
http://www.baomoi.com/Hoat-dong-cho-vay-lai-von-ODA-qua-Ngan-hang- Phat-trien-Viet-Nam/126/6279889.epi
3. Phương Mai, Kinh nghiệm quốc tế về xử lý nợ xấu: Để ngân hàng tự giải quyết hay có sự tham gia của Chính Phủ?, http://www.rating.com.vn/News/673-kinh-
nghiem-quoc-te-ve-xu-lỵ-no-xau-de-ngan-hang-tu-giai-quỵet-haỵ-co-su-tham-
gia-cua-chinh-phu- .aspx, Ngày truy cập 04/04/2015
4. Website Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam trưởng thành và phát triển cùng đất nước,
chinh-nuoc-vien-tro/20119/104799.vnplus, Ngày xem 20/05/2015.
6. Nguyễn Thành Trung, Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng,
http://www.trungblc.com/index.php/hoc-thuat/9-chi-tieu-danh-gia-hieu-qua-
hoat-dong-tin-dung, Ngày truy cập 02/02/2015.
7. Website của InfoTV, Hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA qua đánh giá của các nhà tài trợ, http://infotv.vn/kinh-doanh-dau-tu/dau-tu/21719-hieu-qua-su-dung-
von-oda-qua-danh-gia-cua-cac-nha-tai-tro, Ngày xem 12/05/2015.
8. Website Bộ Ke hoạch và đầu tư, 9 lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA,
http://oda.mpi.gov.vn/Tint%E1%BB%A9c/tabid/126/articleType/ArticleView/a
rticleId/1325/9-lnh-vc-u-tin-s-dng-ODA.aspx, Ngày xem 10/4/2015.
9. Website của Bộ kế hoạch và đầu tư, Quản lý nhà nước về ODA,
http://oda.mpi.gov.vn/odavn/ODA%E1%BB%9FVi%E1%BB%87tNam/Qu%E 1%BA%A3nl%C3%BDnh%C3%A0n%C6%B0%E1%BB%9Bcv%E1%BB%8 1ODA/tabid/171/articleType/ArticleView/articleId/189/Qun-l-Nh-nc-v-