VỐN ODA CHO VAY LẠI
3.2.1. Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thực hiện thu nợ
Đẩy mạnh công tác thu nợ, xử lý nợ quá hạn. Hiện tại chi nhánh vẫn còn có nợ quá hạn kéo dài tại một số dự án. Song song với việc bám sát dự án, cùng tìm cách tháo gỡ khó khăn cho dự án, Cán bộ tín dụng cần tích cực hơn nữa trong công tác thu nợ.
Chi nhánh cần lập kế hoạch thu nợ theo thỏa thuận của hai bên, cử Cán bộ tín dụng theo dõi sát sao, thường xuyên kiểm tra dự án, kịp thời thu nợ theo kế hoạch, đồng thời giám sát dự án, tiếp tục hỗ trợ dự án hoạt động bình thường.
Từ năm 2011, Chi nhánh đã thành lập tổ thu nợ (Tổ đốc thu) theo chỉ đạo của NHPT để đôn đốc các chủ đầu tư đến hạn phải trả nợ và bước đầu đã đạt được kết quả đáng kể.
Công tác thu hồi nợ của Tổ đốc thu tại Chi nhánh cần được nâng cao bằng cách thường xuyên nắm bắt tình hình hoạt động của chủ đầu tư, nâng cao khả năng phân tích báo cáo tài chính của cán bộ và thường xuyên có mối liên hệ với các tổ chức tín dụng nơi chủ đầu tư mở tài khoản để kịp thời nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh cũng như có nguồn tiền hợp pháp của chủ đầu tư để thực hiện việc thu nợ. Bên cạnh việc sử dụng hiệu quả Tổ đốc thu, Chi nhánh cẩn chuẩn bị tốt việc xử lý tài sản. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với NHPT để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ theo quy định. Đẩy mạnh công tác xử lý rủi ro nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu. Thông qua xử lý nợ, phải có đánh giá và rút kinh nghiệm đối với các loại hình dự án và các điều kiện tín dụng cần thiết, nhằm hạn chế rủi ro trong cho vay mới, cụ thể:
Có giải pháp phù hợp trong việc cơ cấu nợ phù hợp với các dự án do khủng hoảng kinh tế, để một mặt đạt kế hoạch thu nợ, mặt khác giảm bớt áp lực cho chủ đầu tư, tạo điều kiện về tài chính để chủ đầu tư phát huy hiệu quả dự án.
Đối với những dự án đã hoàn thành, có nguồn thu nhưng chưa đến kỳ trả nợ (do trong quá trình thẩm định cho phép thời gian ân hạn dài hơn thực tế) Chi nhánh phải chủ động phối hợp với chủ đầu tư rà soát báo cáo Tổng Giám đốc để có cơ chế xử lý theo hướng điều chỉnh lại thời điểm bắt đầu trả nợ và mức trả nợ phù hợp với thời điểm đưa dự án vào hoạt động, công suất thực tế của dự án, tránh tình trạng để chủ đầu tư chiếm dụng vốn.
Các dự án đã hoàn thành mà hoạt động kém hiệu quả, Chi nhánh cần chủ động đề xuất với Hội sở chính để thực hiện các giải pháp quyết liệt như bán nợ, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay. Chủ động làm việc với các ngành, các tập đoàn, để tìm giải pháp hỗ trợ trả nợ đối với các dự án phát sinh nợ quá hạn thuộc các bộ, ngành, tập đoàn.
Đối với các khoản nợ khó đòi, Chi nhánh cần tìm hướng xử lý nợ, xử lý tài sản bảo đảm hoặc bán nợ. Cùng với việc đẩy mạnh cho vay các dự án mới có hiệu quả, nhằm giảm tỷ lệ nợ quá hạn, việc xử lý nợ là vô cùng cần thiết trong công tác thu hồi nguồn vốn cho vay lại, tránh thất thoát vốn. Đồng thời, cần giảm số nợ quá hạn bằng biện pháp giám sát các dự án có nợ quá hạn để tận thu, kiên quyết xử lý tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định để thu hồi nợ vay. Bên cạnh việc sử dụng hiệu quả Tổ đốc thu, Chi nhánh cần chuẩn bị tốt cho việc xử lý tài sản. Xử lý tài sản bảo đảm phải thực hiện theo quy định cuả pháp luật, đảm bảo việc thu hồi nợ gốc, tránh xử lý kéo dài, gây lãng phí thời gian, nguồn lực và chi phí. Kiên quyết xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay đối với các dự án đã phát sinh nợ quá hạn trên 6 tháng mà đang dừng hoạt động hoặc chỉ hoạt động dưới 30% công suất thiết kế.
3.2.2. Nâng cao chất lượng phân loại nợ và quản trị rủi ro công tác quản lý chovay lại bằng nguồn vốn ODA vay lại bằng nguồn vốn ODA
Chi nhánh NHPT Hải Dương phải có biện pháp và thường xuyên thực hiện việc thu thập thông tin, số liệu về khách hàng để theo dõi, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng và có biện pháp quản lý rủi ro, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp; thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo quy định; phải xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý số liệu, thông tin khách hàng, quản trị rủi ro, thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng trong toàn hệ thống. Đồng thời, phải ban hành quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay.
Thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước về phân loại nợ, từ đó có các đánh giá và các giải pháp cụ thể đối với từng dự án. Đồng thời, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ chuyên quản, ngoài trách nhiệm thường xuyên bám sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư, đồng thời, phải có báo cáo phân tích, đánh giá tình hình tài chính của đơn vị để báo cáo lãnh đạo.
Cần chủ động hơn nữa công tác phân loại nợ. Công tác phân loại nợ không chỉ dừng lại ở mức đáp ứng theo yêu cầu phân loại nợ của cả hệ thống, mà còn phải cảnh báo được rủi ro tiềm ẩn của từng dự án. Hiện tại, phân loại nợ của Chi nhánh chưa chủ động; kết quả phân loại chưa cụ thể, từ đó không phản ánh đúng
được thực chất khoản nợ.
Cần chú trọng hơn nữa đến công tác phân loại nợ, và các đề xuất xử lý phải phù hợp với thực tiễn; đồng thời nghiêm túc thực hiện chế độ báo cáo theo đúng hướng dẫn của NHPT để Ban chỉ đạo có định hướng xử lý phù hợp. Thông qua kiểm kê tài sản bảo đảm nợ vay, những dự án có bảo đảm thấp hơn dư nợ cần có biện pháp yêu cầu tăng tài sản bảo đảm hoặc thu nợ trước hạn; những tài sản bảo đảm khả năng sử dụng hoặc thanh lý thấp cần có biện pháp động viên Chủ đầu tư dùng nguồn thu hợp pháp khác để trả nợ. Trên cơ sở phân loại nợ, Chi nhánh cần phân công cụ thể cho cán bộ chuyên quản bám sát từng đơn vị, nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh để tận thu nếu có thể, mặt khác, có những đề xuất kịp thời để xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ.
Về thời điểm phân loại nợ và cam kết ngoại bảng, ít nhất mỗi quý một lần, trong 15 ngày đầu tiên của tháng đầu tiên mỗi quý, chi nhánh NHPT Hải Dương phải thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của quý trước theo quy định; riêng đối với quý cuối cùng của kỳ kế toán năm, trong 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng cuối cùng, Chi nhánh thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của tháng thứ hai quý cuối cùng của kỳ kế toán. Ngoài ra, Chi nhánh thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo quy định nội bộ.
Bản thân cán bộ tín dụng cần hiểu sâu sắc về vai trò của phân loại nợ. Cần nâng cao hiểu biết của cán bộ tín dụng về công tác phân loại nợ, từ đó, Cán bộ chủ động, đánh giá kịp thời những rủi ro của khoản nợ có ảnh hưởng đáng chú ý tới việc thu nợ; chủ động trích lập dự phòng và đề xuất các giải pháp cho Chủ đầu tư, giảm thiểu rủi ro cho Chi nhánh.
Hoàn thiện hệ thống thông tin nội bộ về toàn bộ các dự án để có thể truy cập và tìm kiếm thông tin cần thiết. Việc thu thập và quản lý các thông tin của dự án rất quan trọng, nó giúp NHPT đánh giá được những rủi ro tiềm ẩn, từ đó có biện pháp phòng ngừa thích hợp. Thực tế, NHPT đánh giá năng lực tài chính của dự án căn cứ vào báo cáo tài chính, trong khi đó, độ tin cậy của các báo cáo này không cao. Do
vậy, để đánh giá khoản nợ và phân loại nợ tốt hơn, NHPT phải hiện đại hóa hệ thống thông tin của mình, bao gồm các thông tin về Chủ đầu tư, xếp hạng Chủ đầu tư, chính sách kinh tế vĩ mô, tình hình giao dịch, cấp tín dụng tại các Ngân hàng thương mại. Từ hệ thống thông tin nội bộ này, Cán bộ không những có thể khai thác được thông tin từ các dự án tương tự đã được NHPT tài trợ mà còn có thể khai thác được thông tin từ các dự án cùng Chủ đầu tư, trên có sở đó có hướng thẩm định và quản lý dự án tốt hơn.
3.2.3. Tăng cường chất lượng công tác kiểm tra, giám sát
Nhìn chung, công tác kiểm tra, giám sát đã được quan tâm, tuy nhiên, chất lượng công tác này chưa đáp ứng được yêu cầu. Tại Chi nhánh phòng kiểm tra đã được kiện toàn với 03 cán bộ, trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, bên cạnh việc thực hiện kiểm tra, giám sát trước, trong và sau cho vay, phòng kiểm tra phải thực hiện đúng vai trò là một bộ phận tham mưu đắc lực cho Giám đốc Chi nhánh trong việc phòng ngừa và cảnh báo rủi ro.
Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát các khoản vay sau khi giải ngân. Việc kiểm tra khoản vay sau giải ngân giúp Cán bộ tín dụng kiểm tra mục đích vay vốn của dự án có được Chủ đầu tư đảm bảo không; từ đó kịp thời phát hiện những dấu hiệu rủi ro và đưa ra hướng xử lý đối với dự án đó.
Trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, trên cơ sở chế độ chính sách hiện hành, vấn đề quan trọng là phải đúc rút kinh nghiệm cũng như tham vấn kinh nghiệm của các Chi nhánh khác, các NHTM trên địa bàn để xây dựng được cẩm nang các hệ thống rủi ro, các danh mục sai sót, từ đó có sự theo dõi, tổng kết và tham mưu với Giám đốc Chi nhánh thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế thấp nhất các sai sót, các rủi ro đó trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ và trong hoạt động cho vay lại nguồn vốn ODA.
Cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát sau khi giải ngân. Đây là một trong số những nội dung quan trọng của quản lý tín dụng của các ngân hàng. Do đặc thù của các dự án cho vay lại vốn ODA, nhiều dự án ở những vùng sâu, vùng xa, điều kiện đi lại khó khăn. Ví dụ, Dự án cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đồng
bằng sông Hồng, hay dự án Năng lượng nông thôn II đầu tư ở những vùng khó khăn, giao thông không thuận lợi, truyền thông chưa phát triển hoặc do đặc thù của các dự án điện và nước có độ dài của thiết bị hình thành sau giải ngân kéo dài không kiểm tra xuyên suốt được điểm đầu đến điểm cuối, do vậy khâu giám sát của ngân hàng là rất hạn chế. Theo đề xuất này, quá trình kiểm tra giám sát sau giải ngân nên hình thành một số chỉ tiêu cụ thể cho từng loại dự án, từng ngành nghề. Các chỉ tiêu như: mức độ chính xác của dự án, quy mô của dự án, địa điểm của dự án, tiến độ của dự án và hiệu quả của dự án.
Theo dõi, kiểm tra tài sản hình thành sau giải ngân là hoạt động thường xuyên và định kỳ của NHPT. Hiện nay việc kiểm tra tài sản còn gặp phải khó khăn do số lượng vật liệu nhiều chi tiết, tài sản đặc thù như đường dây cấp điện và đường ống cấp nước sau khi giải ngân được lắp đặt ở những vị trí khó khăn. Do vậy, việc hình thành hướng dẫn kiểm tra đối với những tài sản đặc thù cho toàn hệ thống NHPT là vấn đề thật sự cần thiết. Trước mắt, chi nhánh NHPT Hải Dương cần ban hành hướng dẫn riêng đối với công tác kiểm tra tài sản hình thành sau giải ngân, đặc biệt là tài sản hình thành từ vốn vay; trong đó có thể cho phép các đơn vị ngoài (Công ty thẩm định giá) tham gia vào công tác kiểm tra và định giá tài sản. Vốn ODA được đầu tư khá nhiều cho ngành điện và ngành nước do vậy ở các Chi nhánh NHPT có phát sinh nghiệp vụ cho vay lại vốn ODA thường cho vay các dự án ngành điện, ngành nước. Chính vì vậy, nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra tình hình sử dụng vốn NHPT cần sớm đưa ra hướng dẫn kiểm tra đối với những tài sản hình thành sau đầu tư có tính chất đặc thù ngành. Các chỉ tiêu như: mức độ chính xác của dự án, quy mô của dự án, địa điểm, tiến độ của dự án và hiệu quả dự án. Làm tốt công tác này sẽ giúp các Chi nhánh NHPT nói riêng và NHPT cũng như Bộ Tài chính quản lý được việc sử dụng vốn ODA cho vay lại có hiệu quả, đúng mục đích.
Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ thông qua việc kiểm tra đối chiếu xác định chính xác số lãi phí phải trả của từng dự án theo từng kỳ thu nợ. Để làm được công tác này đòi hỏi cán bộ kiểm tra xây dựng bảng tính độc lập trên phần mềm
excel. Căn cứ để xác định số dư, lãi suất là sổ sách, báo cáo kế toán, sổ khế ước do bộ phận kế toán cung cấp và sổ theo dõi dự án do cán bộ tín dụng cung cấp. Đối chiếu đồng thời các số liệu từ 3 phần độc lập sẽ giúp cán bộ kiểm tra có được số liệu chính xác nhất. Từ đó nhập vào bảng tính của phòng Kiểm tra, kết quả tìm được sẽ đối chiếu với bảng kê tính lãi phí và thông báo thu nợ do phòng Tín dụng gửi trước khi đưa lãnh đạo phê duyệt gửi cho khách hàng. Ngoài ra, có cơ chế chịu trách nhiệm đối với Cán bộ kiểm tra nội bộ nhằm thắt chặt hơn nữa các chốt kiểm tra, hạn chế rủi ro tín dụng. Thực hiện tốt công tác kiểm tra thông tin thu nợ trước khi gửi cho khách hàng giúp cho công tác thực hiện quản lý vốn ODA của Chi nhánh được hoàn thiện hơn, góp phần tăng uy tín của Chi nhánh NHPT đối với chủ đầu tư.
Tiếp tục quan tâm công tác rà soát, kiểm kê đánh giá tài sản bảo đảm. Tài sản bảo đảm không những là nguồn thu nợ thứ hai của Ngân hàng mà còn thể hiện rõ sự gắn kết trách nhiệm của Chủ đầu tư và dự án vay, vì vậy công tác rà soát, kiểm kê đánh giá tài sản bảo đảm nhiệm vụ quan trọng để đánh giá khả năng thu hồi nợ vay của các khoản cho vay lại nguồn vốn ODA. Ngoài việc tổ chức kiểm kê, rà soát định kỳ theo quy định, Chi nhánh NHPT Hải Dương cần tổ chức kiểm kê, rà soát tài sản bảo đảm của Chủ đầu tư bất ngờ, nhằm phát hiện kịp thời sai phạm và có biện pháp xử lý kịp thời. Ngoài ra, việc thường xuyên đánh giá, kiểm tra tài sản bảo đảm còn giúp Cán bộ định giá chính xác hơn giá trị tài sản, đồng thời nâng cao trách nhiệm của Chủ đầu tư trong việc sử dụng và bảo quản tài sản bảo đảm tiền vay theo đúng quy định.
3.2.4. Xây dựng và thực hiện các chương trình tư vấn, hỗ trợ khách hàng
Trong hoạt động tín dụng nói chung và đối với cho vay lại ODA nói riêng, tư vấn trợ giúp cho khách hàng sử dụng có hiệu quả khoản vốn đã vay của ngân hàng là một trong số các hoạt động dịch vụ ngày càng được quan tâm nhằm bảo toàn vốn cho vay và tránh rủi ro tổn thất.
- Nghiên cứu thành lập tổ tư vấn hỗ trợ khách hàng vay vốn ODA. Bộ phận này được thành lập với đội ngũ nhân sự đa dạng về chuyên môn như quản trị tài