8. Cấu trúc của luận văn
1.5.2. Các yếu tố chủ quan
- Trình độ, năng lực quản lý và khả năng giao tiếp, thiết lập các mối quan hệ của hiệu trưởng:
+ Hiệu trƣởng là ngƣời lãnh đạo nhà trƣờng, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trƣờng. Vì vậy đòi hỏi ngƣời hiệu trƣởng phải có một trình độ đạt chuẩn hoặc trên chuẩn nhất định. Trong các vai trò nhà lãnh đạo xây dựng tầm nhìn và chiến lƣợc phát triển nhà trƣờng, nhà quản lý chuyên môn, ngƣời đại diện nhà trƣờng thực hiện xã hội hóa giáo dục... thì ngƣời hiệu trƣởng phải có năng lực quản lý tốt, thực hiện có hiệu quả các chức năng quản lý.
+ Bên cạnh những yêu cầu năng lực quản lý, hiệu trƣởng cũng cần quan tâm khả năng giao tiếp, xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp trong và ngoài nhà trƣờng, giải quyết hài hòa các mối quan hệ, đồng thời duy trì tốt mối quan hệ gắn bó với địa
phƣơng, các ban ngành đoàn thể, các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn, các doanh nghiệp các nhà hảo tâm và nhân dân để huy động nhiều nguồn lực cho nhà trƣờng. Làm tốt công tác tuyên truyền bằng chính nội lực của mình, phải tạo uy tín với cộng đồng bằng việc nâng cao chất lƣợng giáo dục, sử dụng có hiệu quả nguồn huy động, trân trọng sự đóng góp của cộng đồng, chăm lo đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tạo môi trƣờng học tập tốt nhất cho trẻ từ đó mới tạo đƣợc sự đồng thuận cao của phụ huynh và cộng đồng tham gia đóng góp ủng hộ để hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bịcho nhà trƣờng.
- Số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên, nhân viên:Đội ngũ giáo viên là yếu tố cơ bản quyết định hàng đầu đến chất lƣợng giáo dục nhà trƣờng. Chất lƣợng giáo dục toàn diện sẽ đƣợc nâng lên khi đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đảm bảo đủ về số lƣợng định biên và đạt chuẩn về chất lƣợng, thật sự tâm huyết với nghề, có phẩm chất đạo đức tốt. Đây là yếu tố bên trong quyết định thƣơng hiệu của nhà trƣờng.
- Sự nhận thức của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường: Sự nhận thức của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trƣờng về công tác xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia là hết sức cần thiết. Vì nhận thức liên quan đến tính đồng thuận. Khi họ có nhận thức đúng đắn, họ sẽ cùng phối hợp với nhà trƣờng thực hiện công tác phổ cậpgiáo dục của địa phƣơng, đóng góp xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trƣờng…Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hƣởng không nhỏ đối với nhà trƣờng trong việc xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia.
- Huy động các nguồn lực: Huy động các nguồn lực cho việc xây dựng trƣờng đạt chuẩn quốc gia đó là sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, là sự đoàn kết, quyết tâm thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, giáo viên của nhà trƣờng, là sự đồng tình ủng hộ của cha mẹ học sinh, đây là những nhân tố quan trọng, có tính quyết định đến sự thành bại của việc xây dựng trƣờng đạt chuẩn.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Trƣờng mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân; có vị trí, chức năng và nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Trƣờng mầm non trực tiếp đảm nhận việc giáo dục trẻ từ lúc trẻ mới 3 tháng tuổi cho tới khi chuẩn bị bƣớc vào lớp 1 nhằm chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng nhƣ tự lập, sự kiềm chế, khả năng diễn đạtrõ ràng, đồng thời hình thành hứng thú đối với việc đến trƣờng tiểu học, tăng khả năng sẵn sàng để bƣớc vào giai đoạn giáo dục phổ thông.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế công nhận trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gia là nhằm mục đích làm cho hệ thống trƣờng mầm non ngày càng hiện đại hóa, nâng cao chất lƣợng chăm sóc và giáo dục trẻ toàn diện, phát huy có hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục, thực hiện công bằng về điều kiện giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội trong thời kỳ côngnghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Chƣơng 1 của luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản có tính chất lý luận làm cơ sở khoa học để triển khai nội dung các chƣơng tiếp theo. Bao gồm các nội dung nhƣ sau:
Một số khái niệm cơ bản về quản lý và xây dựng trƣờng đạt chuẩn quốc gia. Trong phần này đã nêu rõ đƣợc các quan điểm chỉ đạo của Đảng và nhà nƣớc trong phát triển giáo dục mầm non theo hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hóa tạo điều kiện tốt nhất nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện trong nhà trƣờng.
Các yêu cầu về trƣờng chuẩn quốc gia cũng đã đƣợc thể hiện khá rõ trong phần nội dung xây dựng trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gia theo Thông tƣ 19/2018/TT- BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác xây dựng trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gia. Xây dựng trƣờng đạt chuẩn quốc gia là chủ trƣơng lớn đã có từ lâu và mang tính chiến lƣợc của ngành Giáo dục và Đào tạo, nhằm chuẩn hóa cơ sở vật chất cũng nhƣ đội ngũ giáo viên, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới. Có thể nói, đây là thƣớc đo chung để đánh giá chất lƣợng giáo dục của tất cả các trƣờng học trên cả nƣớc. Xây dựng trƣờng đạt chuẩn là mang tới cho trẻ môi trƣờng giáo dục toàn diện, hiện đại.
Xây dựng trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gialà vấn đề cấp bách hiện nay của ngành Giáo dục huyện Tây Hòa nhằm chuẩn hóa cơ sở vật chất nhà trƣờng, nâng cao chất lƣợng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục hiện nay, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII (nhiệm kỳ 2020-2025) đã đề ra.
Quản lý xây dựng trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gia là hoạt động mang tính khoa học và rất cần thiết đối với cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Nếu làm tốt công tác này sẽ góp phần nâng cao số lƣợng và chất lƣợng các trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện Cam Lâm, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân trong huyện và đây cũng là động lực thúc đẩy sự phát triển toàn diện của các trƣờng mầm non.
Muốn quản lý xây dựng trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gia có hiệu quả thiết thực, các nhà quản lý giáo dục cần thực hiện đầy đủ các mục tiêu, nội dung và phƣơng pháp quản lý; đồng thời thực hiện đồng bộ các chức năng quản lý từ khâu lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo đến việc kiểm tra từng tiêu chí, tiêu chuẩn của trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gia.
Những vấn đề lý luận về quản lý xây dựng trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gia sẽ là cơ sở quan trọng cho việc khảo sát thực trạng quản lý xây dựng trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gia ở chƣơng tiếp theo.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƢỜNG MẦM NON ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA Ở HUYỆN TÂY HÕA, TỈNH PHÖ YÊN