Định kỳ kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh các hoạt động trong nhà trƣờng

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở huyện tây hòa tỉnh phú yên 1 (Trang 79 - 82)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý xây dựng trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gia ở huyện

3.2.7. Định kỳ kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh các hoạt động trong nhà trƣờng

trường đáp ứng yêu cầu xây dựng trường chuẩn quốc gia

3.2.7.1. Mục tiêu, ý nghĩacủa biện pháp

Kiểm tra, đánh giá đóng vai trò quan trọng đối với việc triển khai xây dựng trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gia. Tổ chức kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh các hoạt động trong nhà trƣờng là nhân tố có tính quyết định hiệu quả của công tác xây dựng trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gia. Lãnh đạo Phòng GD&ĐT, hiệu trƣởng các

trƣờng mầm non cần quan tâm thƣờng xuyên đến việc kiểm tra, đánh giá, vận dụng một cách khoa học và linh hoạt các chức năng quản lý trong quá trình tổ chức xây dựng trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gianhằm đảm bảo chất lƣợng công tác này, đẩy nhanh tiến độ theo lộ trình đã đề ra.

3.2.7.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp a. Nội dungbiện pháp

Chỉ đạo hiệu trƣởng thực hiện các chức năng quản lý cơ bản đó là: Lập kế hoạch xây dựng trƣờng đạt chuẩn quốc giatheo từng giai đoạn cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trƣờng, của địa phƣơng vàcủa ngành; tổ chức, sắp xếp, phân công đội ngũ thực hiện kế hoạch đã đƣợc xây dựng; chỉ đạo, phối hợp hợp lý các bộ phận, cá nhân nhằm phát huy tối đa sức mạnh tập thể cũng nhƣ năng lực, tiềm năng của từng cá nhân trong thực hiện công việc đƣợc phân công; kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện và điều chỉnh để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn quy định.

Việc kiểm tra, đánh giá cần tiến hành định kỳ từng quý, từng học kỳ, không chỉ kiểm tra một lần cuối năm học hoặc trƣớc khi có đoàn đánh giá về trƣờng. Những nội dung cơ bản sau cần triển khai:

- Kiểm tra tiến độ xây dựng trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gia theo kế hoạch đã xác định; khảo sát từng tiêu chuẩn, xem xét nội dung công việc, tiến độ thực hiện có đảm bảo phù hợp với yêu cầu đặt ra hay không.

- Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện từng công việc trong công tác xây dựng trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gia; đánh giá và có điều chỉnh thích hợp công tác của các bộ phận, cá nhân,công tác chỉ đạo, quản lý của lãnh đạo các cấp trong quá trình triển khaixây dựng trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gia.

- Kiểm tra, đánh giá các điều kiện xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia của nhà trƣờng. Xem xét nguyên nhân tồn tại những hạn chế về điều kiện và khả năng khắc phục để có biện pháp tháo gỡ hoặc kiến nghị cấp trên giảiquyết.

b. Cách thức thực hiện

Thành lập Đoàn kiểm tracấp Phòng GD&ĐT và Tổ kiểm tra cấp trƣờng. Đoàn kiểm tra cấp Phòng GD&ĐT gồm đại diện Ban Chỉ đạo xây dựng trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gia cấp huyện và viên chức Phòng GD&ĐT am hiểu sâu các lĩnh vực quản lý của trƣờng mầm non. Đoàn kiểm tra cấp Phòng GD&ĐT tiến hành kiểm tra định kỳ theo quý, học kỳ và năm học. Tổ kiểm tra cấp trƣờng gồm đại diện Ban Chỉ đạo xây dựng trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gia của nhà trƣờng và các viên chức do hiệu trƣởng cử tham gia. Tổ kiểm tra cấp trƣờng tiến hành kiểm tra định kỳ hàng tháng.

Tổ chức sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch xây dựng trƣờng mần non đạt chuẩn quốc gia trong từng học kỳ, từng năm học để trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả công tác xây dựng trƣờng đạt chuẩn quốc gia.

Cần xác định cụ thể các tiêu chuẩn, yêu cầu mức độ hoàn thành của từng công việc theo kế hoạch, qua đó làm cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh các hoạt động trong việc thực hiện các tiêu chuẩn của trƣờng đạtchuẩn quốc gia.

Khi kiểm tra cần dựa vào các tiêu chuẩn quy định. Cần tiến hành tổ chức rà soát, đánh giá hiện trạng về đội ngũ cán bộ, GV, NV, HS, cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trƣờng, xác định cụ thể nhu cầu của từng tiêu chí trong 5 tiêu chuẩn quy định của trƣờng đạt chuẩn quốc gia. Phân tích đánh giá thực trạng tình hình thực tế của nhà trƣờng, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, tình hình phát triển giáo dục của ngành, đánh giá cụ thể mức độ đạt đƣợc ở hiện tại theo 5 tiêu chuẩn của trƣờng đạt chuẩn quốc gia, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, những yếu tố bên trong, bên ngoài tác động đến quá trình xây dựng trƣờng đạt chuẩn quốc gia, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch cho phù hợp. Xác định các nguồn lực cần thiết để thực hiệnmục tiêu, chỉ tiêu đề ra, nhất là nguồn lực tài chính: nguồn ngân sách nhà nƣớc, ngân sách địa phƣơng, kinh phí huy động từ cha mẹ HS, các tổ chức, cá nhân, các lực lƣợng xã hội…

Sau kiểm tra cần họp Ban chỉ đạo để trao đổi về tình hình thực tế công tác xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia của các nhà trƣờng và có kế hoạch tham mƣu với lãnh đạo các cấp để có biện pháp chỉ đạo kịp thời nhƣ tập trung đầu tƣ CSVC cho nhà trƣờng theo hƣớng đồng bộ, hiện đại và đạt chuẩn theo quy định…Ban chỉ đạo cần tích cực đề xuất để các cấp quản ký giải quyết những vấn đề khó khăn, vƣớng mắt trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia.

Từ kết quả kiểm tra, Lãnh đạo Phòng GD&ĐT cần đôn đốc các trƣờng khắc phục những hạn chế,chỉ đạo, các tổ, nhóm đƣợc phân công thực hiện các tiêu chí của trƣờng đạt chuẩn quốc gia, theo dõi, giám sát tiến độ thực hiện, đối chiếu từng tiêu chí, tiêu chí nào đạt, chƣa đạt để từ đó có biện pháp điều chỉnh kế hoạch kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trƣờng; thƣờng xuyên thúc nhắc và động viên các bộ phận có liên quan hoàn thành tốt các nhiệm vụ đƣợc giao, góp phần thực hiện các yêu cầu đối với trƣờng chuẩn quốc gia để đạt các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch đã đề ra.

Từ thực tế kết quả kiểm tra, các trƣờng cần tăng cƣờng công tác chỉ đạo của Chi bộ nhà trƣờng, chỉ đạo các tổ chức đoàn thể tiến hành các công việc đƣợc giao. Tham mƣu

với Phòng GD&ĐT để bố trí đủ số lƣợng cơ cấu nhân viên theo quy định. Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trƣờng, công khai hoá các kế hoạch thu, chi tài chính. Chỉ đạo và quản lý tốt công tác bồi dƣỡng về chuyên môn nghiệp vụ, bồi dƣỡng về năng lực sƣ phạm, về đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, xây dựng thêm CSVC, mua sắm trang thiết bị, xây dựng cảnh quan môi trƣờng xanh, sạch, đẹp, an toàn.

Để xây dựng trƣờng đạt chuẩn quốc gia theo kế hoạch đề ra thì công tác tự kiểm tra có vai trò hết sức quan trọng, việc tổ chức tự kiểm tra, tự đánh giá về mức độ, tiến độ của công việc sẽ giúp Ban Chỉ đạorút kinh nghiệm bổ sung những cách thức, biện pháp hiệu quả hơn trong quá trình thực hiện. Cần phối hợp thực hiện việc kiểm tra trên hồ sơ sổ sách, đối chiếu với thực tế của nhà trƣờng theo 5 tiêu chuẩn của trƣờng đạt chuẩn quốc gia. Tiếp theo quá trình kiểm tra cần lập đầy đủ các hồ sơ và nếu đạt yêu cầu các tiêu chuẩn cần hoàn thiện hồ sơ, thành lập Hội đồng tự đánh giáđể triển khai công tác tự đánh giá, từ đó đăng ký đánh giá ngoài để đƣợc công nhận trƣờng đạt chuẩn quốc gia.

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở huyện tây hòa tỉnh phú yên 1 (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)