8. Cấu trúc của luận văn
1.3. Công tác xây dựng trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gia
1.4.3. Quản lý xây dựng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
Trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1
Số lƣợng trẻ và số lƣợng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trong nhà trƣờng theo quy định của Điều lệ trƣờng mầm non; tất cả các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo đƣợc phân chia theo độ tuổi và tổ chức cho trẻ ăn bán trú.
Địa điểm trƣờng: nhà trƣờng đặt tại trung tâm khu dân cƣ, thuận lợi cho trẻ đến trƣờng, đảm bảo các quy định về an toàn và vệ sinh môi trƣờng.
Diện tích sử dụng đất của nhà trƣờng theo quy định của Điều lệ trƣờng mầm non. Các hạng mục công trình (phòng học, phòng chức năng, Khối phục vụ học tập, khối hành chính quản trị, khối tổ chức bếp ăn, sân vƣờn …) của nhà trƣờng đƣợc xây dựng kiên cố theo yêu cầu về diện tích, thiết kế, xây dựng phù hợp quy định. Có nguồn nƣớc sạch và hệ thống cống rãnh hợp vệ sinh.
Nhà trƣờng có các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đáp ứng yêu cầu tối thiểu phục vụ nuôi dƣỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tự làm hoặc ngoài danh mục quy định phải đảm bảo tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ. Hằng năm các thiết bị đƣợc kiểm kê, sửa chữa.
Trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2
Ngoài quy định ở mức độ 1, điềuchỉnh và bổ sung tiêu chí sau:địa phƣơng nơi trƣờng đặt trụ sở đƣợc công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi. Tất cả các nhóm, lớp đều chia theo độ tuổi và tổ chức cho trẻ ăn bán trú. Phòng vi tính: có diện tích tối thiểu 40 m2 với đầy đủ thiết bị phục vụ các hoạt động. Phòng hội trƣờng: Có diện tích tối thiểu 70 m2 phục vụ các hoạt động ngày hội, ngày lễ lớn; có thể kết hợp là nơi trƣng bày hiện vật, tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi chung của toàn trƣờng. Sân vƣờn có ít nhất 10 loại thiết bị và đồ chơi ngoài trời, có khu chơi giao thông và sân khấu ngoài trời.
1.4.4. Quản lý xây dựng quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Nhà trƣờng chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các đoàn thể, tổ chức ở địa phƣơng đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm thực hiện chủ trƣơng và kế
hoạch phát triển giáo dục địa phƣơng.
Ban đại diện cha mẹ học sinh đƣợc thành lập và hoạt động theo quy định hiện hành về tổ chức và hoạt động của Ban đại diện cha mẹ HS, hoạt động có hiệu quả trong việckết hợp với nhà trƣờng và xã hội để giáo dục HS.
Mối quan hệ và thông tin giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội đƣợc duy trì thƣờng xuyên, kịp thời, chặt chẽ, tạo nên môi trƣờng giáo dục lành mạnh, phòng ngừa, đẩy lùi các hiện tƣợng tiêu cực, vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trƣờng.
Huy động hợp lý và có hiệu quả sự tham gia của gia đình và cộng đồng vào các hoạt động giáo dục, tăng cƣờng điều kiện CSVC, thiết bị để nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trƣờng
1.4.5. Quản lý hoạt động và kếtquả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
Trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1
Nhà trƣờng thực hiện nhiệm vụ năm học và chƣơng trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Kết quả hằng năm đạt: 100% các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tổ chức cho trẻ ăn bán trú. 100% trẻ đƣợc bảo đảm an toàn về thể chất và tinh thần, không xảy ra dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm trong nhà trƣờng, nhà trẻ. 100% trẻ đƣợc khám sức khoẻ định kỳ theo quy định tại Điều lệ trƣờng mầm non. Tỉ lệ chuyên cần của trẻ:đạt 90% trở lên đối với trẻ 5 tuổi, 85 % trở lên đối với trẻ ở các độ tuổi khác. Có ít nhất 85% trẻ phát triển bình thƣờng về cân nặng và chiều cao theo tuổi. 100% trẻ bị suy dinh dƣỡng đƣợc can thiệp bằng các biện pháp nhằm cải thiện tình trạng dinh dƣỡng. Có ít nhất 98% trẻ 5 tuổi hoàn thành Chƣơng trình giáo dục mầm non. 100% trẻ 5 tuổi đƣợc theo dõi đánh giá theo Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi. 100% trẻ dƣới 5 tuổi đƣợc học 2 buổi/ngày. Có ít nhất 80% trẻ khuyết tật học hoà nhập (nếu có) đƣợc đánh giá có sự tiến bộ.
Trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2
Ngoài quy định ở mức độ 1, điều chỉnh và bổ sung tiêu chí sau: Tỷ lệ chuyên cần của trẻ: đạt 95% trở lên đối với trẻ 5 tuổi, 90% trở lên đối với trẻ ở các độ tuổi khác. Có ít nhất 95% trẻ phát triển bình thƣờng về cân nặng và chiều cao theo tuổi
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý xây dựng trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gia
1.5.1. Các yếu tố khách quan
- Các chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước: Các nghị quyết, chƣơng trình hành động của Đảng và các kế hoạch của Nhà nƣớc đối với công tác xây dựng trƣờng đạt chuẩn quốc gia có vai trò rất quan trọng, định hƣớng và làm cơ sở pháp lý cho các cấp quản lý để triển khai thực hiện phù hợp với từng giai đoạn, có kế
hoạch phân bổ nguồn lực (nhân lực, tài chính, vật lực) cho ngành giáo dục để xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia. Các cơ chế chính sách của Nhà nƣớc tác động đến công tác xây dựng trƣờng mầm mon đạt chuẩn quốc gia thƣờng liên quan đến các vấn đề nhƣ: Chính sách phát triển giáo dục mầm non; chính sách phân cấp quản lý giáo dục; chính sách phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, đội ngũ nhà giáo; Chính sách luân chuyển cán bộ quản lý, giáo viên….Để thực hiện các chủ trƣơng của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc có hiệu quả, thì đòi hỏi các ngành, các cấp phải thực hiện đồng bộ, kịp thời và có sự phối hợp nhịp nhàng theo đúng chức năng, nhiệm vụ phân công.
-Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương: Việc phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng có tác động mạnh mẽ đến tình hình phát triển giáo dục. Kinh tế địa phƣơng phát triển nhanh, đời sống của nhân dân đƣợc cải thiện, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tƣ và huy động các nguồn lực đóng góp xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trƣờng, góp phần hoàn thiện một số tiêu chí xây dựng trƣờng đạt chuẩn quốc gia. Nếu kinh tế địa phƣơng phát triển chậm thì sẽ ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác xây dựng trƣờng đạt chuẩn quốc gia và ngành giáo dục địa phƣơng cùng gặp một số khó khăn nhất định.
- Công tác chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của cấp trên: Để xây dựng trƣờng đạt chuẩn quốc gia theo đúng tiến độ và kế hoạch đề ra thì công tác chỉ đạo, kiểm tra đánh giá của các cấp quản lý giáo dục là hết sức quan trọng. Công tác chỉ đạo càng sát sao, kịp thời và kiểm tra, đánh giá đúng thực chất mức độ công việc sẽ giúp nhà trƣờng rút kinh nghiệm, bổ sung những cách thức, biện pháp hiệu quả hơn trong quá trình thực hiện.
1.5.2. Các yếu tố chủ quan
- Trình độ, năng lực quản lý và khả năng giao tiếp, thiết lập các mối quan hệ của hiệu trưởng:
+ Hiệu trƣởng là ngƣời lãnh đạo nhà trƣờng, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trƣờng. Vì vậy đòi hỏi ngƣời hiệu trƣởng phải có một trình độ đạt chuẩn hoặc trên chuẩn nhất định. Trong các vai trò nhà lãnh đạo xây dựng tầm nhìn và chiến lƣợc phát triển nhà trƣờng, nhà quản lý chuyên môn, ngƣời đại diện nhà trƣờng thực hiện xã hội hóa giáo dục... thì ngƣời hiệu trƣởng phải có năng lực quản lý tốt, thực hiện có hiệu quả các chức năng quản lý.
+ Bên cạnh những yêu cầu năng lực quản lý, hiệu trƣởng cũng cần quan tâm khả năng giao tiếp, xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp trong và ngoài nhà trƣờng, giải quyết hài hòa các mối quan hệ, đồng thời duy trì tốt mối quan hệ gắn bó với địa
phƣơng, các ban ngành đoàn thể, các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn, các doanh nghiệp các nhà hảo tâm và nhân dân để huy động nhiều nguồn lực cho nhà trƣờng. Làm tốt công tác tuyên truyền bằng chính nội lực của mình, phải tạo uy tín với cộng đồng bằng việc nâng cao chất lƣợng giáo dục, sử dụng có hiệu quả nguồn huy động, trân trọng sự đóng góp của cộng đồng, chăm lo đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tạo môi trƣờng học tập tốt nhất cho trẻ từ đó mới tạo đƣợc sự đồng thuận cao của phụ huynh và cộng đồng tham gia đóng góp ủng hộ để hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bịcho nhà trƣờng.
- Số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên, nhân viên:Đội ngũ giáo viên là yếu tố cơ bản quyết định hàng đầu đến chất lƣợng giáo dục nhà trƣờng. Chất lƣợng giáo dục toàn diện sẽ đƣợc nâng lên khi đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đảm bảo đủ về số lƣợng định biên và đạt chuẩn về chất lƣợng, thật sự tâm huyết với nghề, có phẩm chất đạo đức tốt. Đây là yếu tố bên trong quyết định thƣơng hiệu của nhà trƣờng.
- Sự nhận thức của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường: Sự nhận thức của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trƣờng về công tác xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia là hết sức cần thiết. Vì nhận thức liên quan đến tính đồng thuận. Khi họ có nhận thức đúng đắn, họ sẽ cùng phối hợp với nhà trƣờng thực hiện công tác phổ cậpgiáo dục của địa phƣơng, đóng góp xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trƣờng…Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hƣởng không nhỏ đối với nhà trƣờng trong việc xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia.
- Huy động các nguồn lực: Huy động các nguồn lực cho việc xây dựng trƣờng đạt chuẩn quốc gia đó là sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, là sự đoàn kết, quyết tâm thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, giáo viên của nhà trƣờng, là sự đồng tình ủng hộ của cha mẹ học sinh, đây là những nhân tố quan trọng, có tính quyết định đến sự thành bại của việc xây dựng trƣờng đạt chuẩn.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Trƣờng mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân; có vị trí, chức năng và nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Trƣờng mầm non trực tiếp đảm nhận việc giáo dục trẻ từ lúc trẻ mới 3 tháng tuổi cho tới khi chuẩn bị bƣớc vào lớp 1 nhằm chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng nhƣ tự lập, sự kiềm chế, khả năng diễn đạtrõ ràng, đồng thời hình thành hứng thú đối với việc đến trƣờng tiểu học, tăng khả năng sẵn sàng để bƣớc vào giai đoạn giáo dục phổ thông.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế công nhận trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gia là nhằm mục đích làm cho hệ thống trƣờng mầm non ngày càng hiện đại hóa, nâng cao chất lƣợng chăm sóc và giáo dục trẻ toàn diện, phát huy có hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục, thực hiện công bằng về điều kiện giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội trong thời kỳ côngnghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Chƣơng 1 của luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản có tính chất lý luận làm cơ sở khoa học để triển khai nội dung các chƣơng tiếp theo. Bao gồm các nội dung nhƣ sau:
Một số khái niệm cơ bản về quản lý và xây dựng trƣờng đạt chuẩn quốc gia. Trong phần này đã nêu rõ đƣợc các quan điểm chỉ đạo của Đảng và nhà nƣớc trong phát triển giáo dục mầm non theo hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hóa tạo điều kiện tốt nhất nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện trong nhà trƣờng.
Các yêu cầu về trƣờng chuẩn quốc gia cũng đã đƣợc thể hiện khá rõ trong phần nội dung xây dựng trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gia theo Thông tƣ 19/2018/TT- BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác xây dựng trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gia. Xây dựng trƣờng đạt chuẩn quốc gia là chủ trƣơng lớn đã có từ lâu và mang tính chiến lƣợc của ngành Giáo dục và Đào tạo, nhằm chuẩn hóa cơ sở vật chất cũng nhƣ đội ngũ giáo viên, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới. Có thể nói, đây là thƣớc đo chung để đánh giá chất lƣợng giáo dục của tất cả các trƣờng học trên cả nƣớc. Xây dựng trƣờng đạt chuẩn là mang tới cho trẻ môi trƣờng giáo dục toàn diện, hiện đại.
Xây dựng trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gialà vấn đề cấp bách hiện nay của ngành Giáo dục huyện Tây Hòa nhằm chuẩn hóa cơ sở vật chất nhà trƣờng, nâng cao chất lƣợng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục hiện nay, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII (nhiệm kỳ 2020-2025) đã đề ra.
Quản lý xây dựng trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gia là hoạt động mang tính khoa học và rất cần thiết đối với cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Nếu làm tốt công tác này sẽ góp phần nâng cao số lƣợng và chất lƣợng các trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện Cam Lâm, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân trong huyện và đây cũng là động lực thúc đẩy sự phát triển toàn diện của các trƣờng mầm non.
Muốn quản lý xây dựng trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gia có hiệu quả thiết thực, các nhà quản lý giáo dục cần thực hiện đầy đủ các mục tiêu, nội dung và phƣơng pháp quản lý; đồng thời thực hiện đồng bộ các chức năng quản lý từ khâu lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo đến việc kiểm tra từng tiêu chí, tiêu chuẩn của trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gia.
Những vấn đề lý luận về quản lý xây dựng trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gia sẽ là cơ sở quan trọng cho việc khảo sát thực trạng quản lý xây dựng trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gia ở chƣơng tiếp theo.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƢỜNG MẦM NON ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA Ở HUYỆN TÂY HÕA, TỈNH PHÖ YÊN
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và giáo dục huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên Hòa, tỉnh Phú Yên
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Tây Hòa
Tây Hòa là một huyện nằm ở phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, đƣợc thành lập theo Nghị định số62/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ trên cơ sở chia tách huyện Tuy Hòa thành 2 huyện: Đông Hòa và Tây Hòa, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/7/2005. Huyện Tây Hòa có tổng diện tích tự nhiên 609,45 km2. Phía Bắc nằm bên cạnh sông Ba, giáp huyện Sơn Hòa và huyện Phú Hòa. Phía Nam giáp huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Phía Đông giáp huyện Đông Hòa. Phía Tây giáp huyện Sông Hinh. Khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp.
Trên địa bàn huyện có các tuyến đƣờng giao thông quan trọng (Quốc lộ 29 và ĐT 645) nối với các khu vực trong và ngoài tỉnh, là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ với các tỉnh Tây Nguyên, tạo điều kiện thuận lợi trao đổi mua bán hàng hóa, liên kết, hợp tác phát triển kinh tế - xã hội và hoạt động du lịch. Tây Hòa là huyện có tiềm năng về du lịch sinh thái kết hợp với du lịch văn hoá; có