Nguyên tắc xác lập các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở huyện tây hòa tỉnh phú yên 1 (Trang 60 - 61)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1. Nguyên tắc xác lập các biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ

Các biện pháp đề xuất phải dựa trên tình hình thực tế của địa phƣơng, của các trƣờng mầm non trên địa bàn huyện, trên cơ sởđánh giá thực trạng công tác xây dựng trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc giaở huyện Tây Hòa, công tác quản lý, chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo. Các biện pháp cần phải giải quyết đƣợc những nhu cầu thực tế của các nhà trƣờng, có tính bao quát, không phiến diện, có khả năng khai thác đƣợc các nguồn lực hiện có để hoàn thiện theo các tiêu chuẩn của trƣờng đạt chuẩn quốc gia, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc và giáo dục trẻ.

Việc quản lý xây dựng trƣờng đạt chuẩn quốc gia cần tiến hành một cách hệ thống, trong đó có những tiêu chí thuộc về nhiệm vụ chủ quan của ngành,của trƣờng, nhƣng cũng có nhiều tiêu chí cần sự tham gia của toàn xã hội, do vậy cần tiến hành đồng bộ,nhịp nhàng, có hệ thống, để tạo ra sức mạnh tổng hợp. Nhƣ vậy mớiđảm bảo thành công trong quản lý xây dựng trƣờng đạt chuẩn quốc gia. Quá trình xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia cần bám sát tiêu chuẩn quy định của Bộ GD&ĐT. Các biện pháp cần kết hợp với nhau, tạo thành một hệ thống trong mối quan hệ chặt chẽ, bổ trợ cho nhau. Mỗi biện pháp có vai trò, phạm vi tác dụng khác nhau, nhƣng đều là một thành phần không thể thiếu trong hệ thống. Mặt khác, các biện pháp phải có mối quan hệ biện chứng với nhau, biện pháp này là cơ sở, là điều kiện để thúc đẩy biện pháp khác và ngƣợc lại, cùng tác động đồng bộ theo mục tiêu chung đã xác định.

Hệ thống quản lý của nhà trƣờng đƣợc hình thành từ các bộ phận chức năng: Ban Giám hiệu, các tổ chuyên môn, tổ hành chính, tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, ban đại diện cha mẹ trẻ… Do đó, khi nghiên cứu, đề xuất các biện pháp xây dựng trƣờng chuẩn quốc giaphải huy động đồng bộ sự tham gia của các lực lƣợng này, đảm bảo phối hợp đƣợc nỗ lực của các bộ phận trong mọi hoạt động. Các biệnpháp đề xuất phải đƣợc tiến hành đồng bộ về thời gian, tạo ra đƣợc sự gắn kết nhịp nhàng nhƣ mộtchỉnh thể, mọi hoạt động ăn khớp với nhau để thực hiện có hiệu quả các tiêu chuẩn của trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gia.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tínhhiệu quả,khả thi

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đƣa ra phải đƣợc sự đồng thuận, thống nhất của các cấp quản lý giáo dục, của địa phƣơng và các tổ chức đoàn thể trong và

ngoài nhà trƣờng, cha mẹ trẻ và đặc biệt là sự đồng thuận của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và các tổ chức trong nhà trƣờng. Các biện pháp đề xuất xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia phải phù hợp với điều kiện của các trƣờng mầm non trong huyện, thực tiễn giáo dục của địa phƣơng và của ngành, phát huy đƣợc sức mạnh tổng hợp của các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng, tạo nên một khối thống nhất trong hành động. Nhƣ vậy mớithực hiện có hiệu quả, khả thi các tiêu chuẩn và yêu cầu của trƣờng mầm nonđạt chuẩn quốc gia.

Tính hiệu quả, khả thi của việc tổ chức thực hiện các biện pháp xây dựng trƣờng MN ĐCQG đƣợc xác định bởicác yếu tố: thực trạng ban đầu, yếu tố QL và kết quả. Sự chênh lệch giữa yếu tố kết quả và thực trạng ban đầu trong công tác xây dựng chính là hiệu quả của xây dựng. Hiệu quả đó đƣợc đảm bảo bởicác yếu tố QL, tổ chức thực hiện. Nói cách khác, các biện pháp xây dựng trƣờng MN ĐCQG ở huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên cần tạo đƣợcsự chuyển biến tích cực trong công tác xây dựng các trƣờng MN ĐCQG so với thực trạng ban đầu. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo các biện pháp có khả năng áp dụng vào thực tiễn QL xây dựng trƣờng MN ĐCQG một cách thuận lợi và đạt hiệu quả cao.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Việc nghiên cứu đề xuất các biện pháp xây dựng trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc giaở huyện Tây Hòa phải có tính kế thừa, dựa trên các biện pháp đã làm có hiệu quả, những cách làm hay, những kinh nghiệm thực tiễn mang lại hiệu quả cao, làm cơ sở, nền tảng từ đó tiếp tục phát huy những mặt tích cực, tránh những yếu tố tiêu cực, không sát với thực trạng. Những biện pháp đƣợc đề xuất phải có tính mới, nhƣng phù hợp với thực tiễn giáo dục của các nhà trƣờng, của địa phƣơng, có tính thiết thực, ổn định và phát triển bền vững.

Đảm bảo tính kế thừa là nguyên tắc nhằm giúp nhà trƣờng phát huy những điểm mạnh cũng nhƣ những thành tựu từ thực tiễn tổ chức triển khai công tác xây dựng trƣờng MNĐCQGnhững năm trƣớc đây.

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở huyện tây hòa tỉnh phú yên 1 (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)