8. Cấu trúc của luận văn
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và giáo dục huyện Tây Hòa, tỉnh
Hòa, tỉnh Phú Yên
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Tây Hòa
Tây Hòa là một huyện nằm ở phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, đƣợc thành lập theo Nghị định số62/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ trên cơ sở chia tách huyện Tuy Hòa thành 2 huyện: Đông Hòa và Tây Hòa, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/7/2005. Huyện Tây Hòa có tổng diện tích tự nhiên 609,45 km2. Phía Bắc nằm bên cạnh sông Ba, giáp huyện Sơn Hòa và huyện Phú Hòa. Phía Nam giáp huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Phía Đông giáp huyện Đông Hòa. Phía Tây giáp huyện Sông Hinh. Khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp.
Trên địa bàn huyện có các tuyến đƣờng giao thông quan trọng (Quốc lộ 29 và ĐT 645) nối với các khu vực trong và ngoài tỉnh, là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ với các tỉnh Tây Nguyên, tạo điều kiện thuận lợi trao đổi mua bán hàng hóa, liên kết, hợp tác phát triển kinh tế - xã hội và hoạt động du lịch. Tây Hòa là huyện có tiềm năng về du lịch sinh thái kết hợp với du lịch văn hoá; có nhiều phong cảnh thiên nhiên đẹp, các di tích lịch sử - văn hóa và các làng nghề truyền thống.
Huyện Tây Hòa có 10 xã và 01 thị trấn, trong đó có 4 xã miền núi (Hòa Thịnh, Hòa Mỹ Tây, Sơn Thành Đông, Sơn Thành Tây) và có 04 xã và 01 thị trấn nằm trong vùng lũ (xã Hòa Thịnh, Hòa Mỹ Đông, Hòa Mỹ Tây, Hòa Bình 1, và thị trấn Phú Thứ). Toàn huyện có 68 thôn và 05 khu phố.
Toàn huyện có 11 trƣờng mầm non và 47 cơ sở tƣ thục. Các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở luôn quan tâm đẩy mạnh công tác xây dựng trƣờng, lớp và tăng cƣờng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy - học; do đó , chất lƣợng giáo dục của huyện ngày càng nâng lên.
Dân số năm 2019 là 124.967 ngƣời, mật độ dân số 191 ngƣời/km2
. Dân số chủ yếu sống ở nông thôn, phân bố không đồng đều giữa khu vực đồng bằng và miền núi. Đa phần dân số là ngƣời Kinh tập trung chủ yếu ở các xã đồng bằng, một số dân tộc thiểu số nhƣ: Ba na, Ê đê, Tày,… cƣ trú ở các xã miền núi. Hầu hết ngƣời dân sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng từ 27,4
triệu đồng (năm 2016) lên 45,6 triệu đồng (năm 2019).
Xuất phát điểm là huyện có nền kinh tế thấp, mặt bằng dân trí không đồng đều, đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận nhân dân còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, kết cấu hạtầng thiếu thốn. Qua hơn 10 năm (từ 2005 đến nay) phấn đấu xây dựng của Đảng bộ và nhân dân trong huyện, nền kinh tế của huyện giữ mức ổn định và tăng trƣởng khá. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hƣớng nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; nông nghiệp tiếp tục duy trì ở tốc độ tăng trƣởng ổn định; chăn nuôi cơ bản chuyển dần theo hƣớng bán công nghiệp. Ngành công nghiệp - xây dựng có bƣớc phát triển, các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng về số lƣợng, hoạt động có hiệu quả; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đƣợc tập trung đầu tƣ từng bƣớc đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phƣơng; quản lý tài nguyên bảo vệ môi trƣờng và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu đƣợc chú trọng; chƣơng trình xâydựng nông thôn mới đạt một số kết quả cao trên một số mặt; các lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ; giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí mới) đến cuối năm 2020 ƣớc còn 1,33%, công tác chăm lo các đối tƣợng chính sách, đảm bảo an sinh xã hội đƣợc quan tâm đầy đủ, kịp thời; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đƣợc nâng lên; quốc phòng - an ninh đƣợc giữ vững; Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực. Xây dựng 03 xã: Hòa Tân Tây, Hòa Phong, và Hòa Đồng đạt xã nông thôn mới nâng cao, trong đó xã Hòa Tân Tây đạt xã nông thôn kiểu mẫu. Xây dựng 03 khu dân cƣ kiểu mẫu ở thôn Xuân Thạnh 2 xã Hòa Tân Tây; thôn Vinh Ba xã Hòa Đồng; thôn Mỹ Thạnh Tây xã HòaPhong và mở rộng một số thôn thuộc các xã còn lại khi có điều kiện; xây dựng mỗi xã có ít nhất từ 01 đến 02 vƣờn mẫu.
2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục huyện Tây Hòa
Những năm qua ngành GD&ĐT huyện Tây Hòa luôn đƣợc sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi từ các cấp lãnh đạo, các cơ quan, tổ chức chính quyền, đoàn thể. Quy mô, chất lƣợng giáo dục phát triển qua từng năm. Nhiều cơ sở giáo dục đã đƣợc xây mới hoặc cải tạo sửa chữa, đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học, giáo dục.
Hiện nay huyện có 32 trƣờng học (MN: 11; TH: 10; THCS: 10; TH & THCS: 01). Có 14 trƣờng học đạt chuẩn quốc gia, trong đó: 10/11 trƣờng mầm non (90,90%); 04/10 trƣờng THCS (40,0 %); riêng các trƣờng Tiểu học và trƣờng TH & THCS sau khi hợp nhất chƣa công nhận lại. Có 03 trƣờng THPT (Phạm văn Đồng, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai).
Tiếp tục củng cố, giữ vững tiêu chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS với 11/11 xã, thị trấn đạt chuẩn và huyện
đƣợc công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi năm 2014 theo Quyết định số 1893/QĐ-UBND ngày 21/11/2014 của UBND tỉnh Phú Yên. Chất lƣợng giáo dục đào tạo từng bƣớc đƣợc nâng lên. Quy mô giáo dục từng bƣớc phát triển vững chắc, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân, phục vụ yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài cho đất nƣớc.
Hệ thống trƣờng, lớp phát triển theo hƣớng ổn định, bình quân mỗi xã, thị trấn có 01 trƣờng mầm non, 02 trƣờng tiểu học và 01 trƣờng THCS. Số lƣợng trƣờng, lớp đầu năm học 2018 - 2019 (nguồn từ Phòng GD&ĐT huyện Tây Hòa)nhƣ sau:
Bậc học mầm non: có 11 trƣờng mầm non và 47 nhóm mầm non tƣ thục: Tổng số nhóm, lớp: 119 /3285 trẻ; Huy động trẻ nhà trẻ: 31 nhóm/660/2976 trẻ, tỷ lệ 22,17 %; Mẫu giáo: 88 lớp/2625/5252 trẻ, tỷ lệ 49,7%; Trẻ 5 tuổi ra lớp : 1857/1857 đạt tỉ lệ 100%.
Cấp tiểu học: Toàn huyện có 10 trƣờng tiểu học và 01 trƣờng TH&THCS. Tổng số học sinh: 9287 học sinh/354 lớp; trong đó 105 học sinh khuyết tật; 55 học sinh dân tộc thiểu số; số học sinh 2 buổi/ ngày 2337/9287, tỷ lệ 25,16%;
Cấp THCS: có 11 trƣờng, 210 lớp với tổng số HS: 7.158. Cấp THPT: có 03 trƣờng, 112 lớp với tổng số HS : 5.238
Công tác chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trƣờng mầm non đƣợc quan tâm. Chất lƣợng giáo dục toàn diện ở các trƣờng tiểu học và THCS trong huyện từng bƣớc đƣợc nâng cao, tỷ lệ HS yếu, kém giảm, HS khá giỏi tăng theo từng năm học, nhiều HS đạt giải cao trong các kỳ thi chọn HS giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia. Kết quả chất lƣợng giáo dục năm học 2018-2019 (nguồn từ Phòng GD&ĐT huyện Tây Hòa):
- Mầm non: Kết quả theo dõi chăm sóc giáo dục trẻ đến cuối năm học: Trẻ suy dinh dƣỡng thể nhẹ cân: 34/3285 trẻ, tỷ lệ 1,03% (giảm 0,5% so với cùng kỳ năm học trƣớc); Trẻ suy dinh dƣỡng thể thấp còi 51/3285 trẻ, tỷ lệ: 1,55% (giảm 0,43% so với cùng kỳ năm học trƣớc).
- Tiểu học: Đánh giá, xếp loại năng lực, phẩm chất HS tiểu học: năng lực đạt 9205/9287 (trừ 82 học sinh khuyết tật không đánh giá), tỷ lệ 99,11%; phẩm chất đạt 9205/9205, tỷ lệ 100%; HS lớp 5 hoàn thành chƣơng trình tiểu học: 1765/1765 tỷ lệ 100%. Hiệu quả đào tạo tiểu học giai đoạn (năm học 2014 –2019: 1607/1625 HS, tỷ lệ 98,89% (tăng 0,47,so với cùng kỳ) HS giỏi cấp tỉnh: Tham gia thi Giữ vở sạch cấp tỉnh: Đạt 05 giải Nhất; 10 giải Nhì; 10 giải Ba. Tham gia thi Viết chữ đẹp cấp tỉnh: Đạt 03 giải Nhì; 21 giải ba. Kết quả chung: Giải nhì toàn đoàn.
- THCS:Toàn huyện có 10 trƣờng THCS và 01 trƣờng TH&THCS tổng số học sinh 7158/210 lớp
Kết quả tốt nghiệp THCS năm học 2018 – 2019; 1755/1764 đạt tỷ lệ 99,50% (tăng 0,17%). Hiệu quả đào tạo THCS giai đoạn 2015 - 2019: đạt 95,54% (bằng cùng kỳ); HS giỏi cấp huyện: 1119 HS, cấp tỉnh: 433 HS, cấp quốc gia: 16 HS.
Tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh lớp 8,9 cấp tỉnh đạt 04/04 dự án tham gia; trong đó 01 giải Nhì)01 giải ba và 02 giải khuyến khích.
Tham gia câu lạc bộ Toán tuổi thơ toàn quốc đạt 01 huy chƣơng bạc, 04 huy chƣơng đồng, 02 giải triển vọng, đoàn đoạt cúp Bạc giải tiếp sức đông đội.