8. Cấu trúc của luận văn
3.2. Các biện pháp quản lý xây dựng trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gia ở huyện
3.2.3. Kiện toàn bộ máy tổ chức, xây dựng đội ngũ CBQL, GV,NV đáp ứng
yêu cầu trường chuẩn quốc gia
3.2.3.1. Mục tiêu, ý nghĩacủa biện pháp
Bộ máy tổ chức của các nhà trƣờng, đội ngũ CBQL, GV, NV đóng vai trò quan trọng đối với việc triển khai và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng, là nhân tố có tính chất quyết định công tác xây dựng trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gia. Xây dựng trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gia là công việc phức tạp, đa diện, cần sự tham gia đồng bộ của nhiều đơn vị, cá nhân. Kiện toàn bộ máy tổ chức, xây dựng đội ngũ CBQL, GV, NV đáp ứng yêu cầu trƣờng chuẩn quốc gia vừa là mục tiêu vừa làtiêu chuẩn,điều kiệnxây dựng trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gia.
Đây là vấn đề lớn, các trƣờng không thể thực hiện hiệu quả nếu thiếu sự chỉ đạo sâu sát của Lãnh đạo Phòng GD&ĐT.
3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp a) Nội dung biện pháp
Với sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐThiệu trƣởng cần hoạch định phƣơng hƣớng, chiến lƣợc xây dựng và phát triển nhà trƣờng. Trên cơ sở xác định rõ từng giai đoạn phát triển của nhà trƣờng cần đề ra mục tiêu xây dựng đội ngũ CBQL, GV, NV của trƣờng. Mục tiêu xây dựng đội ngũ CBQL, GV, NV cần xác định phù hợp với mục tiêu giáo dục mầm non đƣợc quy định tại Luật Giáo dục, định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng theo từng giai đoạn và các nguồn lực của nhà trƣờng.
Phƣơng hƣớng, chiến lƣợc xây dựng và phát triển nhà trƣờng phải đƣợc xác định rõ bằng văn bản, báo cáo Phòng GD&ĐTvà đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt; đƣợc công bố công khai bằng hình thức niêm yết tại nhà trƣờng hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tửcủa nhà trƣờng, Phòng GD&ĐT, trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng củađịaphƣơng. Nhà trƣờng cần thành lập Hội đồng trƣờng và các hội đồng khác theo quy định. Hoạt động của các hội đồng cần đƣợc định kỳ rà soát, đánh giá.
Kiện toàn tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trƣờng là nội dung cần chú trọng để xây dựng trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gia. Các đoàn thể, tổ chức trong nhà trƣờng cần có cơ cấu tổ chức theo quyđịnh, hoạt động theo điều lệ quy định và hàng năm các hoạt động cần đƣợc rà soát, đánh giá.
Hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng, tổ chuyên môn và tổ vănphòng là những thành phần cơ bản trong bộ máy tổ chức của trƣờng mầm non. Cần rà soát, đảm bảo rằng hiệu trƣởng, các phó hiệu trƣởng đủ về số lƣợng, đáp ứng tiêu chuẩn quy định đối với từng chức danh; tổ chuyên môn và tổ văn phòng có cơ cấu tổ chức theo quy định, có kế hoạch hoạt động và thực hiện các nhiệmvụ theo quyđịnh.
Về tổ chức nhóm trẻ và lớp mẫu giáo, phải đƣợc phân chia theo độ tuổi. Trong trƣờng hợp số lƣợngtrẻ trong mỗi nhóm, lớp không đủ 50% so vớisốtrẻtốiđa quy định tạiĐiềulệ trƣờng mầm non thì tổ chức thành nhóm trẻ ghép hoặc lớp mẫu giáo ghép.
Phải tổ chức cho các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo đƣợc học 02 buổi/ ngày; mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có không quá 02 trẻ cùng một dạng khuyếttật.
Phòng GD&ĐT cần chỉ đạo các trƣờng xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL, GV, NV; rà soát để việc phân công, sửdụng cán bộ, GV, NV rõ ràng, hợp lý, đảm bảo hiệu quả hoạt động của nhà trƣờng, đồng thời đảm bảo các quyền lợi của CBQL, GV, NV theo quy định.
b) Cách thức thực hiện
Phòng GD&ĐT chỉ đạo nhà trƣờng lập kế hoạch xây dựng xây dựng trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gia theo lộ trình cụ thể. Để xây dựng đƣợc kế hoạch đảm bảo tính khả thi cần phải tiến hành tổ chức rà soát, đánh giá hiện trạng về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trƣờng, xác định cụ thể nhu cầu của từng tiêu chí trong 5 tiêu chuẩn quy định của trƣờng đạt chuẩn quốc gia. Phân tích đánh giá thực trạng tình hình thực tế của nhà trƣờng, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, tình hình phát triển giáo dục của ngành, đánh giá cụ thể mức độ đạt đƣợc ở hiện tại theo 5 tiêu chuẩn của trƣờng đạt chuẩn quốc gia, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, những yếu tố bên trong, bên ngoài tác động đến quá trình xây dựng trƣờng đạt chuẩn quốc gia, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch cho phù hợp. Xác định các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu đề ra nhất là nguồn lực tài chính: nguồn ngân sách nhà nƣớc, ngân sách địa phƣơng, kinh phí huy động từ cha mẹ trẻ, các tổ chức, các lực lƣợng xã hội…
Để kiện toàn bộ máy tổ chức, xây dựng đội ngũ CBQL, GV, NV đáp ứng yêu cầu trƣờng chuẩnquốc gia, hiệu trƣởng các trƣờng cần thực hiện các chức năng quản lý cơ bản,đó là: Lập kế hoạch kiện toàn bộ máy tổ chức, xây dựng đội ngũ theo từng giai đoạn cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế, điều kiện, tiềm năng của nhà trƣờng, của địa phƣơng và của ngành; tổ chức, chỉ đạo, phân công, sắp xếp, bố trí nhân sự một cách hợp lý theo vị trí việc làm của nhà trƣờng, đảm bảo sự phối hợp, hợp tác tích cực giữa cáccá nhân, các bộ phận nhằm phát huy tối đa sức mạnh tập thể cũng nhƣ năng
lựccủa từng cá nhân trong thực hiện công việc đƣợc phân công; định kỳ kiểm tra, rà soát tổ chức bộ máy theocác tiêu chuẩn quy định, qua đó điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của các tiêu chuẩn trƣờng chuẩn quốc gia.
Lập kế hoạch là một chức năng quản lý quan trọng. Cần đảm bảo rằng kế hoạch có tính thực thi, sẽ trở thành hiện thực. Sau khi kế hoạch kiện toàn bộ máy tổ chức, xây dựng đội ngũ đã đƣợc phê duyệt, hiệu trƣởng tổ chức triển khai kế hoạch trong toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trƣờng, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đối tƣợng liên quan. Định kỳ từng học kỳ và cuối năm học cần tổ chức họp Ban chỉ đạo để đánh giá, rà soát, đối chiếu thực trạng với yêu cầu xây dựng bộ máy tổ chức.
Tổ chức và chỉ đạolà các chức năng cần thiết để hiện thực hóa kế hoạch đã xây dựng.Hiệu trƣởng các trƣờng cần phân công cụ thể cá nhân, bộ phận chịu trách nhiệm triển khai các nội dung đã đề ra trong kế hoạch, đôn đốc các thành viên trong Ban chỉ đạo cấp trƣờng, các tổ, nhóm thực hiện theo các tiêu chí của trƣờng đạt chuẩn quốc gia, theo dõi, giám sát tiến độ thực hiện, đối chiếu từng tiêu chí, tiêu chí nào đạt, chƣa đạt để từ đó có biện pháp điều chỉnh kế hoạch kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trƣờng. Ban chỉ đạo cần tích cực, chủ độngđề xuất kịp thời, chỉ đạo giải quyết những vấn đề khó khăn, vƣớng mắctrong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộtheo yêu cầu trƣờng chuẩn quốc gia.
Cầnquán triệt để các trƣờng tăng cƣờng công tác chỉ đạo của Chi bộ nhà trƣờng, chỉ đạo các tổ chức đoàn thể tiến hành các công việc đƣợc giao. Phòng Giáo dục và Đào tạo cần ƣu tiên bố trí đủ số lƣợng cơ cấu nhân viên cho các trƣờng xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia đáp ứng yêu cầu quy định. Chỉ đạo thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trƣờng, công khai hoá các kế hoạch thu, chi tài chính. Chỉ đạo và quản lý tốt công tác bồi dƣỡng về chuyên môn nghiệp vụ, bồi dƣỡng về năng lực sƣ phạm, về đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, xây dựng thêm cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, xây dựng cảnh quan môi trƣờng xanh, sạch, đẹp, an toàn.
Để xây dựng trƣờng đạt chuẩn quốc gia đúng theo kế hoạch đề ra thì công tác tự kiểm tra, đánh giá có vai trò hết sức quan trọng. Việc tổ chức tự kiểm tra, tự đánh giá về mức độ, tiến độ thực hiện yêu cầu về kiện toàn tổ chức, xây dựng đội ngũ CBQL, GV, NV đáp ứng yêu cầu trƣờng chuẩn quốc gia cần đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, định kỳ. Kiểm tra, đánh giá sẽ giúp Ban chỉ đạo, Lãnh đạo trƣờng rút kinh nghiệm, bổ sung những cách thức, biện pháp hiệu quả hơn trong quá trình thực hiện.
Kiện toàn bộ máy tổ chức, xây dựng đội ngũ của các trƣờng mầm non là công việc lâu dài, có nhiều khó khăn, trở ngại, đòi hỏi sự quyết đoán và kiên trì của Lãnh đạo Phòng GD&ĐT, hiệu trƣởng các nhà trƣờng. Hơn nữa, hiệu quả thực hiện các nội dung trong
công tác này không chỉ phụ thuộc vào đội ngũ CBQL giáo dục, mà còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố bên ngoài. Sự linh hoạt, mềm dẻo, khả năng chỉ đạo công tác phối hợp giữa Phòng GD&ĐT, nhà trƣờng và chính quyền địa phƣơng luôn cần thiết. Cần tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo, sự ủng hộ của lãnh đạo địa phƣơng trong quá trình xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia.
Một mặt cần thực hiện tốt công tác kiện toàn bộ máy tổ chức, xây dựng đội ngũ CBQL, GV, NV theo các chức năng quản lý, mặt khác cần triển khai từng nội dung cụ thể theo nghiệp vụ công tác tổ chức:
- Làm tốt công tác quy hoạch CBQL các trƣờng mầm non từ khâu quy hoạch, đánh giá tuyển chọn, thực hiện công tác đào tạo bồi dƣỡng, thực hiện quy trình bổ nhiệm, sử dụng hợp lý đội ngũ CBQL. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý phát hiện, bồi dƣỡng những GV có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tốt, có năng lực chuyên môn, có uy tín trong tập thể cán bộ, giáo viên ở từng đơn vị để xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kế cận.
- Đề xuất tuyển dụng, bố trí CBQL, GV đảm bảo tỷ lệ quy định ở từng trƣờng, trong đó, đặc biệt quan tâm tuyển dụng bổ sung GV có trình độ đào tạo trên chuẩn, có năng khiếu nghệ thuật, có trình độ ngoại ngữ, tin học cho các trƣờng trong lộ trình xây dựng trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gia. Có kế hoạch cử CBQL đƣơng chức, GV trong diện quy hoạch CBQL tham gia học tập, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý và trình độ lý luận chính trị, đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới giáo dục và xây dựng trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gia trong tình hình mới.
- Thực hiện việc kiểm tra, chấn chỉnh kịp thời những sai lệch và thực hiện nghiêm túc việc miễn nhiệm đối với những CBQL không đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra.
- Giới thiệu những cá nhân có đủ điều kiện về phẩm chất và năng lực, đảm bảo quy hoạch theo hƣớng vừa động và vừa mở, có phƣơng án dự phòng khi có sự thay đổi về nhân sự; hàng năm bổ sung CBQL trong diện quy hoạch. Xây dựng kế hoạch cử cán bộ diện quy hoạch đi đào tạo nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ, học tập kinh nghiệm...; từng bƣớc sàng lọc đội ngũ cán bộ quản lý dự nguồn để nâng cao chất lƣợng đội ngũ khi đƣợc bổ nhiệm. Định kỳ tổ chức lấy phiếu tín nhiệm cán bộ quản lý trƣờng mầm non, mẫu giáo để xây dựng kế hoạch bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm và luân chuyển đối với cán bộ quản lý đã quá 2 nhiệm kỳ tại một đơn vị.
- Chỉ đạo thực hiện việc phân công phân nhiệm hợp lý, đúng chức năng, đảm bảo định mức lao động theo quy định
viên cấp dƣỡng cho các trƣờng để bảo đảm tỷ lệ giáo viên/ lớp, tỷ lệ nhân viên cấp dƣỡng/trẻ theo quy định. Chú trọng sử dụng, đánh giá đúng cán bộ quản lý, giáo viên và tổ chức đào tạo bồi dƣỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý , giáo viên.
3.2.4. Đầu tư xây dựng và tổ chức khai thác hiệu quả cơ sở vật chất và thiết
bị dạy học trong nhà trường
3.2.4.1. Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp
Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học của trƣờng mầm non là toàn bộ điều kiện cần thiết phục vụ cho việc chăm sóc, giáo dụctrẻ. Đầu tƣ CSVC chotrƣờng mầm non chính là tạo ra môi trƣờng sƣ phạm thuận lợi với đầy đủ hệ thống các phòng chức năng, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ ăn ngủ tại trƣờng cho trẻ, tạo cho trẻ môi trƣờng hoạt động hấp dẫn mang tính giáo dục cao, đáp ứng đƣợc yêu cầu của chƣơng trình GDMN và phù hợp vớinhu cầu phát triển của đời sống xã hội hiện nay.
Biện pháp này nhằm thực hiện và hỗ trợ thực hiện có hiệu quả các nội dung quản lý xây dựng trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gia. Việc đầu tƣ CSVC, trang thiết bị, tổ chức khai thác hiệu quả CSVC, thiết bị dạy học trong nhà trƣờng cũng chính là tạo môi trƣờng thuận lợi cho mỗi CBQL, GV, NV phát huy năng lực của mình trong giảng dạy và chăm sóc, giáo dục trẻ. Nhà trƣờng có CSVC, thiết bịtốt, môi trƣờng sƣ phạm thân thiện là nơi phụ huynh tin tƣởng và có niềm tin khi gửi gắm con đến học. Chính nơi đây trẻ đƣợc học tập, vui chơi, ăn ngủ, hoạt động thoải mái, tích cực, đƣợc tiếp cận với đồ dùng đồ chơi hiện đại với quang cảnh tự nhiên, sinh động, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, nhân cách. Đây là biện pháp quan trọng, tạo điều kiện để công tác xây dựng trƣờng MN ĐCQG đạt đƣợc mục tiêu đề ra.
3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp a) Nội dung biện pháp
Quản lý xây dựng trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gia là thực hiện chủ trƣơng, chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nƣớc, địa phƣơng liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo, góp phầnthực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Quy chế xây dựng trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành là cơ sở, căn cứ để các cấp quản lý giáo dục xây dựng mục tiêu thực hiện và mọi hoạt động quản lý xây dựng trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gia phải dựa trên cơ sở quy chế đƣợc quy định.Trong đó, xây dựng CSVC là yêu cầu bắt buộc.
Cần chỉ đạo nhà trƣờng thực hiện nghiêm túc các quy định: Lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính và tài sản; công khai và địnhkỳtự kiểm tra tài chính, tài sản theo quy định; quy chế chi tiêu nội bộđƣợcbổ sung, cậpnhật phù hợpvớiđiềukiệnthựctế và các quy địnhhiệnhành; quản lý, sử dụng tài chính, tài
sản đúng mục đích và có hiệu quả để phục vụcác hoạt động giáodục.
Nguồn lực tài chính, CSVC là điều kiện quan trọng, cần thiết, không thể thiếu đƣợc của nhà trƣờng, dù làm một việc gì nhỏ hay lớn. Theo đó, quản lý tài chính, CSVC là tác động có mục đích của ngƣời quản lý đến các đối tƣợng quản lý nhằm xây dựng, khai thác có hiệu quả tài chính,CSVC đểthực hiện đƣợc mục tiêu đề ra.
Nguồn lực tài chính, CSVC, thiết bị cần đảm bảo đáp ứng đƣợc yêu cầu tăng cƣờng quản lý hoạt động và nâng cao chất lƣợng chăm sóc, giáo dục trẻ, giúp khẳng định đƣợc thƣơng hiệu của nhà trƣờng trong sự phát triển của xã hội và nhu cầu đòi hỏi của cha mẹ trẻ ngày càng cao. Phòng GD&ĐT cùng hiệu trƣởng các trƣờng mầm non phải tìm biện pháp để đảm bảo rằng nguồn lực tài chính, CSVC, thiết bị đáp ứng đƣợc việc thực thi nhiệm vụ của nhà trƣờng và đƣợc quản lýhiệu quả, phù hợp với yêu