Đánh giá kết quả học tập

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học thực hành các môn khoa học tự nhiên trên địa bàn thành phố cà mau tỉnh cà mau 1 (Trang 34 - 36)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. Các yếu tố của hoạt động dạy học thực hành

1.3.6. Đánh giá kết quả học tập

- Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin, xử lí thông tin và diễn giải hiện trạng, nguyên nhân, hiệu quả, chất lƣợng giáo dục theo hai khía cạnh khác nhau: kết quả học tập đạt đƣợc của HS so với kết quả học tập của HS khác và kết quả học tập đạt đƣợc của HS so với mục tiêu giáo dục đã đặt ra. Một trong những hƣớng đổi mới đánh giá kết quả học tập ở Việt Nam hiện nay là kết hợp hình thức tự luận với trắc nghiệm khách quan.

- Kiểm tra và đánh giá kết quả thành tích học tập của học sinh là khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học. Kiểm tra đánh giá có quan hệ hữu cơ với quá trình dạy học. Đánh giá là động lực thúc đẩy tích cực hoạt động dạy học và là công cụ đo trình độ ngƣời học [9]

.

- Có nhiều phƣơng pháp cụ thể và công cụ để tiến hành kiểm tra, đánh giá ở các nhà trƣờng với nhiều chức năng tùy vào mục đích kiểm tra đánh giá, nhƣng để kiểm tra đánh giá DH thực hành cần có phƣơng pháp kiểm tra đặc thù, sử dụng phổ biến hơn cả đó là kiểm tra thực hành.

Kiểm tra thực hành:

- Các trƣờng hợp sử dụng: dùng đối với kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp: kỹ thuật thao tác sử dụng công cụ lao động. Kiểm tra cách tiến hành các bƣớc lao động sản xuất hay cách tiến hành một thao tác.

- Phân loại:

+ Kiểm tra thành phẩm thực hành

 Mục đích kiểm tra là đánh giá sản phẩm làm ra của HS dựa vào các tiêu chuẩn kỹ thuật đã đƣợc phổ biến trƣớc.

 Các tiêu chuẩn kỹ thuật bao gồm các yêu cầu về: hình dáng, kích thƣớc, phẩm chất, thời gian thực hiện, số lƣợng, những sai số cho phép.

+ Kiểm tra thao tác thực hành

 Trong thời gian kiểm tra giáo viên phải theo dõi quan sát HS thực hành từ đầu đến cuối.

 Trong việc kiểm tra thao tác thực hành, giáo viên căn cứ vào tiêu chuẩn sau để đánh giá: Tiêu chuẩn thao tác: có tiến hành đúng trình tự các bƣớc không? Tiêu chuẩn kỹ thuật: sử dụng dụng cụ lao động có thích hợp không? Tiêu chuẩn nội quy: có áp dụng đúng các nội quy ấn định không, thói quen, thái độ tổ chức trong khi thực hiện công tác.

- Ƣu và nhƣợc điểm:

+ Ƣu điểm: Đây là phƣơng pháp kiểm tra hữu hiệu nhất và không loại kiểm tra nào có thể thay thế đƣợc để đánh giá kỹ năng, kỹ xảo tay nghề.

+ Nhƣợc điểm: Đòi hỏi thời gian phải thực hiện và đòi hỏi giáo viên phải theo dõi suốt qúa trình. Vì phải theo dõi cùng một lúc nhiều HS nên giáo viên không thể theo dõi một cách cẩn thận. Để hạn chế điểm này nên tổ chức thực hành từ 2 - 6 ngƣời cùng một lúc. Kiểm tra thực hoàn chỉnh khảo sát một số môn giới hạn ở phạm vi thực hành mà thôi. Điểm kiểm tra đánh giá kỹ năng, kỹ xảo của HS đƣợc khách quan, đầy đủ, việc tổ chức thực hành phải có đầy đủ các phƣơng tiện, dụng cụ trang thiết bị, máy móc. Không phải trƣờng hợp nào cũng có đầy đủ phƣơng tiện cho công tác thực hành.

- Khi soạn bài kiểm tra thực hành, giáo viên thƣờng soạn theo các bƣớc: + Xác định mục đích yêu cầu.

+ Chọn lựa công tác.

+ Phân tích công tác gồm những động tác đã học. + Liệt kê một bảng để theo dõi HS.

+ Chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu và dụng cụ lao động cho bài kiểm tra. + Soạn các chỉ dẫn.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học thực hành các môn khoa học tự nhiên trên địa bàn thành phố cà mau tỉnh cà mau 1 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)