8. Cấu trúc luận văn
2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy học thực hành các môn
môn khoa học tự nhiên ở các trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
Từ việc phân tích thực trạng công tác quản lý hoạt động DH thực hành các môn KHTN ở các trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau ta có thể rút ra một số ƣu điểm và nhƣợc điểm sau:
2.4.1. Ưu điểm
- Về nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên đối với tầm quan trọng của công tác quản lý DH thực hành các môn KHTN trong trƣờng THPT:
+ Phần lớn các nhà quản lý và giáo viên giảng dạy các môn KHTN đều hiểu rằng, DH các môn KHTN cho HS THPT có vai trò quan trọng. Hoạt động này thực sự cần thiết đối với hiện tại và mai sau. Do đó, nhiều nhà trƣờng đã bắt đầu có những đề án, chiến lƣợc nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động này.
+ Trong các kỳ thi: thi giáo viên dạy giỏi, thi học sinh giỏi bắt đầu chú trọng đến hoạt động thực hành, thí nghiệm.
+ Hoạt động nghiên cứu khoa học bắt đầu đƣợc chú trọng với việc tổ chức sâu rộng các cuộc thi sáng tạo kĩ thuật.
+ Ở một số trƣờng đã hình thành và đƣa vào hoạt động các câu lạc bộ nghiên cứu khoa học, câu lạc bộ dạy – học Stem, ….
- Về tầm quan trọng của công tác quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch, nội dung DH thực hành các môn KHTN trong trƣờng THPT:
+ Đa số cán bộ quản lý, giáo viên cho rằng công tác quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch, nội dung DH thực hành các môn KHTN trong trƣờng THPT rất quan trọng, nó bảo đảm việc giảng dạy đúng nội dung, yêu cầu, thời gian, thời lƣợng hoạt động DH thực hành.
+ Vì vậy, một số trƣờng đã bắt đầu thực hiện việc xây dựng kế hoạt thực hiện DH thực hành các môn KHTN.
+ Một số tổ chuyên môn ở các trƣờng đã bắt đầu đƣa nội dung DH thực hành vào làm nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn.
- Đối với công tác quản lý hình thức hoạt động DH thực hành các môn KHTN trong trƣờng THPT:
+ Theo các nhà quản lý và giáo viên, việc đổi mới, đa dạng hình thức DH thực hành rất quan trọng. Điều này phù hợp với từng điều kiện cụ thể về cơ sở vật chất, đối tƣợng HS và nội dung, yêu cầu DH thực hành. Từ đó góp phần nâng cao DH thực
hành các môn KHTN trong các trƣờng THPT hiện nay.
+ Trên cơ sở đó, một số giờ dạy học thực hành đã có những chuyển biến tích cực về hình thức, bắt đầu ứng dụng công nghệ, thiết bị hiện đại vào DH.
+ Các tiết dạy dự giờ, thao giảng có sử dụng không gian phòng thực hành, thiết bị thực hành ngày càng nhiều cho thấy những chuyển biến tích cực trong công tác DH thực hành.
- Đối với công tác quản lý cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho hoạt động DH thực hành các môn KHTN trong trƣờng THPT:
+ Phần lớn cán bộ quản lý và giáo viên dạy các môn KHTN đều nhận thức đƣợc rằng: quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị DH thực hành có vai trò rất quan trọng, nó là tiền đề để tiến hành hoạt động DH thực hành. Chính vì vậy, hoạt động trang bị cơ sở vật chất đã bƣớc đầu có chuyển biến tích cực.
+ Các hội thảo về sử dụng thiết bị thực hành, công tác làm đồ dùng DH thực hành bắt đầu đƣợc thực hiện.
- Đối với công tác quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động DH thực hành các môn KHTN trong trƣờng THPT:
+ Đa số cán bộ quản lý và giáo viên dạy các môn KHTN đều ý thức đƣợc rằng: công tác quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động DH thực hành có ý nghĩa lớn. Công việc này vừa đánh giá đƣợc những tồn tại, hạn chế nhƣng cũng đồng thời rút ra đƣợc kinh nghiệm, phát huy những mặt tích cực để có thể nâng cao chất lƣợng DH thực hành các môn KHTN ở các trƣờng THPT.
+ Hiện nay một số trƣờng đã bắt đầu tăng cƣờng công tác quản lý việc kiểm tra đánh giá hoạt động DH thực hành các môn KHTN.
- Đối với HS, phần lớn các em đều nhận thức đƣợc rằng, hoạt động DH thực hành trông nhà trƣờng THPT có vai trò rất quan trọng, không những đối với bản thân các em mà còn đối với xã hội trong tƣơng lai. Do đó, nhiều HS hiện nay đã tích cực, chủ động hơn trong học thực hành các môn KHTN.
2.4.2. Nhược điểm
- Đối với công tác quản lý dạy học thực hành nói chung:
+ Việc thực hiện hoạt động DH thực hành của các nhà trƣờng hiện nay diễn ra không đồng đều, không thƣờng xuyên.
+ Ngay trong mỗi nhà trƣờng, hoạt động này cũng không đồng đều giữa các bộ môn, các giáo viên DH thực hành.
+ Phần lớn các tiết thực hành không đƣợc tổ chức hoặc tổ chức hình thức hoặc đƣợc thay thế bằng các thí nghiệm ảo hay thay thế nội dung.
hết các tiết thực hành đều đƣợc chuyển thành các tiết ôn tập, luyện tập kiến thức. - Về nhận thức tầm quan trọng của dạy học thực hành:
+ vẫn còn một bộ phận giáo viên chƣa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng việc đổi mới, thiếu tính kiên trì và thƣờng xuyên trong việc thực hiện đổi mới phƣơng pháp DH. Sự đa dạng các phƣơng tiện, kỹ thuật DH còn hạn chế làm ảnh hƣởng đến kết quả dạy và học thực hành các môn khoa học tự nhiên.
+ Một bộ phận giáo viên còn ít quan tâm đến công tác đầu tƣ, chuẩn bị cho tiết dạy, trong giảng dạy ít quan tâm đến các học sinh yếu, kém.
+ Học sinh học tập thụ động, lƣời học không chịu học bài, làm bài tập và thiếu tinh thần hợp tác với giáo viên trong giờ học.
- Hầu hết các nhà trƣờng, các giáo viên đạy học thực hành không có kế hoạch hoặc không thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra.
- Hình thức DH thực hành đa phần đơn điệu, ít có sự đổi mới. Việc ứng dụng các thiết bị mới, hiện đạy vào DH thực hành còn hạn chế, năng lực tổ chức DH thực hành của giáo viên còn thấp và cũng không đều.
- Cơ sở vật chất đƣợc trang bị đại trà, thiếu trọng tâm, trọng điểm. Việc phân công nhân viên quản lý các phòng học thực hành chƣa tốt, hiệu quả sử dụng thiết bị chƣa cao.
- Công tác kiểm tra, đánh giá mặc dù đƣợc đánh giá rất cần thiết nhƣng chƣa đƣợc xem trọng. Công tác đánh giá, kiểm tra rút kinh nghiệm chƣa chặt chẽ, không thƣờng xuyên.
2.4.3. Nguyên nhân
a. Nguyên nhân khách quan
- Ngoài trƣờng THPT chuyên, đa số các trƣờng còn chƣa có phòng thí nghiệm thực hành nên việc dạy học còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong các tiết thực hành.
- Các dụng cụ thí nghiệm đƣợc cấp về trong thời gian khá lâu nên một số dụng cụ đã xuống cấp, thiếu chính xác, sai số gây ảnh hƣởng không nhỏ đến việc dạy và học. Trang thiết bị hỗ trợ cho công tác dạy của giáo viên và học tập của học sinh còn thiếu. Một số dụng cụ thí nghiệm không có trong danh mục thiết bị tối thiểu nhƣng trong chƣơng trình dạy học lại có nói đến.
- Chƣơng trình hiện tại còn quá tải so với khả năng nhận thức của học sinh nên nhiều em không theo kịp nội dung bài học.
- Do điều kiện học sinh phần nhiều còn khá khó khăn nên các em ngoài việc học tập còn phụ giúp gia đình làm kinh tế nên thời gian đầu tƣ cho việc học tập không đƣợc nhiều. Khả năng vận dụng kiến thức của học sinh còn hạn chế nên ảnh hƣởng không nhỏ đến kết quả học tập của các em.
- Nhiều cha mẹ học sinh đi làm ăn xa nên việc theo dõi, đôn đốc học tập của các em ở nhà chƣa thƣờng xuyên là liên tục.
- Nhiều học sinh từ các huyện chuyển lên học, điều kiện sống xa nhà không có ngƣời chăm lo, nhắc nhở, động viên cùng với môi trƣờng sống phức tạp đã làm cho việc tập trung cho học tập bị ảnh hƣởng.
b. Nguyên nhân chủ quan
- Giáo viên chƣa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng việc đổi mới, thiếu tính kiên trì và thƣờng xuyên trong việc thực hiện đổi mới phƣơng pháp DH. Sự đa dạng các phƣơng tiện, kỹ thuật dạy học còn hạn chế làm ảnh hƣởng đến kết quả dạy và học. - Giáo viên ít quan tâm đến công tác đầu tƣ, chuẩn bị cho tiết dạy, trong giảng dạy ít quan tâm đến các học sinh yếu, kém
- Học sinh học tập thụ động, một bộ phận ỷ lại gia đình, lƣời học không chịu học bài, làm bài tập và thiếu tinh thần hợp tác với giáo viên trong giờ học. Khả năng tự ghi bài của học sinh còn chƣa tốt nên trông chờ vào việc ghi bảng, đọc chép của giáo viên.
- Một số học sinh còn mê chơi các trò chơi điện tử rồi dẫn đến bỏ học, cúp tiết, thiếu tôn trọng giáo viên.
- Năng lực DH thực hành của giáo viên còn thấp nhƣng các cơ quan quản lý thiếu sâu sát, ít tổ chức bồi dƣỡng, tập huấn cho giáo viên.
- Hoạt động DH thực hành chỉ đƣợc xem là hoạt động phụ, chƣa có quy định, yêu cầu cụ thể để kiểm tra đánh giá.
- Nhiều nhà trƣờng hầu nhƣ hoàn toàn không có giáo viên chuyên trách quản lý các phòng học thực hành, chế độ đối với giáo viên chuyên trách không đáng kể.
- Chƣa có cơ chế động viên, khuyến khích hoạt động dạy thực hành; chƣa có quy định cụ thể, chế tài chƣa đủ mạnh đối với hoạt động DH thực hành của giáo viên.
- Nội dung thi cử, nhất là thi THPT quốc gia chƣa gắn với nội dung thực hành nên trƣớc mắt nhiều HS chƣa thấy đƣợc lợi ích của học thực hành nên chƣa thu hút đƣợc các em. Mặc khác, do không gắn với hoạt động thi cử nên nhiều giáo viên còn tranh thủ các giờ thực hành để thực hiện các công việc khác, nhất là ôn lý thuyết.
Tiểu kết chƣơng 2
- Hoạt động DH thực hành các môn KHTN ở các trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau tuy có nhiều chuyển biến tích cực, song vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế, thiếu vững chắc và có nhiều bất cập về nhiều mặt: xậy dựng chƣơng trình, chất lƣợng giáo viên, tổ chức DH, cơ sở vật chất, .… Chính thực trạng đó đòi hỏi cấp bách đổi mới, có những giải pháp tích cực, quyết liệt đối với hoạt động quản lý DH thực hành các môn KHTN ở các trƣờng THPT trên địa bàn thành phố.
- Hiện nay các nhà trƣờng cần phải tập trung quản lý DH thực hành các môn KHTN, trƣớc hết phải xây dựng đƣợc kế hoạch, nội dung cụ thể, thiết thực, phát triển kỹ năng DH thực hành của giáo viên, nâng cấp trang thiết bị phục vụ DH thực hành,….
- Trong chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp DH thực hành, chỗ yếu nhất của các nhà trƣờng là tổ chức học tập và khuyến khích tính tích cực, chủ động học tập của HS, đồng thời là việc khắc phục thói quen DH thực hành chƣa triệt để của giáo viên.
CHƢƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỰC HÀNH CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở CÁC TRƢỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ CÀ MAU, TỈNH CÀ MAU 3.1. Các ngu ên tắc đề xuất hệ thống các biện pháp
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích
- Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích trong hoạt động giáo dục là nguyên tắc yêu cầu hoạt động giáo dục bắt buộc phải có mục đích và phải đƣợc định hƣớng theo mục đích ấy trong suốt quá trình hoạt động giáo dục diễn ra. Theo Từ điển tâm lý học của Vũ Dũng thì mục đích là “hình ảnh nhận thấy đƣợc của kết quả dự đoán trƣớc, hƣớng hành động của con ngƣời đến sự phấn đấu để đạt đƣợc kết quả đó”. Và xét dƣới góc độ giáo dục thì mục đích giáo dục là mẫu nhân cách mà giáo dục cần đào tạo để đáp ứng yêu cầu của xã hội trong từng giai đoạn phát triển của nó.
- Mục đích luôn là một yếu tố quan trọng đối với tất cả các hoạt động, đặc biệt là đối với hoạt động giáo dục. Nó bảo đảm cho cả quá trình hoạt động đi đúng hƣớng, không có những bƣớc đi sai lầm hoặc thừa thải. Nếu hoạt động giáo dục không có mục đích thì chẳng khác già con tàu đi trên biển mà không có la bàn. Nó không biết mình đang ở đâu và sẽ trôi về đâu. Nên việc đạt đến đƣợc những kỳ vọng ban đầu là một điều cực kỳ khó khăn, và nếu nhƣ có đạt đƣợc đƣợc chăng nữa thì cũng dựa những yếu tố khách quan. Vì vậy việc đạt đƣợc kết quả cao nhất trong một hoạt động giáo dục là một điều khó có thể xảy ra. Vì chỉ riêng việc xác định phƣơng hƣớng hành động đã rất khó khăn nên để đạt đƣợc hiệu suất hoạt động tốt nhất là gần nhƣ không thể.
- Xác định đƣợc mục đích cho hoạt động là rất quan trọng trong khi đó việc dùng mục đích đó để định hƣớng xuyên suốt trong quá trình hoạt động giáo dục diễn ra cũng quan trọng không kém. Bởi vì, nếu nhƣ đã xác định đƣợc mục đích giáo dục rồi nhƣng lại không dùng nó để định hƣớng thì việc xác định mục đích cũng không còn ý nghĩa. Bởi lẽ dù mục tiêu có hay đến bao nhiêu, hợp lý đến mức nào mà không dùng nó để định hƣớng, để điều chỉnh quá trình hoạt động thì cái mô hình nhân cách mà giáo dục nhắm tới sẽ vĩnh viễn nằm ở tƣơng lai và giáo dục sẽ không bao giờ đạt đƣợc.
- Để thực hiện đƣợc nguyên tắc này, nhà giáo dục phải thực hiện những yêu cầu sau:
+ Trƣớc hết là nhà giáo dục phải hình thành cho HS những cơ sở về thế giới quan và nhân sinh quan thật đúng đắn. Riêng ở nƣớc Việt Nam chúng ta thì điều này gắn liền với việc giáo viên phải hình thành cho HS lý tƣởng xây dựng đất theo định hƣớng Xã hội chủ nghĩa là “dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn
minh” hay gắn với “công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, …. Và những vấn đề này, nhà giáo dục có thể định hƣớng và xây dựng cho HS qua các giờ học ....
+ Bên cạnh đó, nhà giáo dục phải giúp cho HS biết cách tiếp tiếp thu có chọn lọc, kết hợp gắn liền với sáng tạo các giá trị của dân tộc và nhân loại, của truyền thống và hiện đại, của vật chất và tinh thần, ….
- Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích là nguyên tắc quan trọng và xuyên suốt trong việc đƣa ra các biện pháp quản lý giáo dục. Tính mục đích nghĩa là các biện pháp đƣa ra phải phù hợp với mục tiêu của giáo dục của nhà trƣờng, đảm bảo đúng mục tiêu trong chủ trƣơng, chính sách phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nƣớc cũng nhƣ của ngành giáo dục nhƣ Nghị quyết 29-NQ-TW năm 2013 khẳng định: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lƣợng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả”.
- Theo Nghị quyết 29-NQ-TW năm 2013, đối với giáo dục phổ thông phải tập trung phát triển trí tuệ, hình thành năng lực, phẩm chất, phát hiện và bồi dƣỡng năng khiếu, định hƣớng nghề nghiệp cho công dân. Đặc biệt, nâng cao chất lƣợng giáo dục