Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học thực hành các môn khoa học tự nhiên trên địa bàn thành phố cà mau tỉnh cà mau 1 (Trang 43)

8. Cấu trúc luận văn

1.6.2. Yếu tố khách quan

- Các điều kiện DH bên ngoài gồm các yếu tố nhƣ: cơ sở vật chất, kỹ thuật, vị trí địa lí, văn hoá xã hội, chủ trƣơng, chính sách, sự quan tâm của xã hội, chất lƣợng DH các môn KHTN (nhất là thực hành) ở lớp dƣới, … ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới quá trình DH thực hành. Đây là yếu tố rất quan trọng không thể xem nhẹ trong quá trình DH, đặc biệt đối với DH thực hành. Nếu không xác định rõ yếu tố này sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình giảng dạy và có thể chất lƣợng DH thực hành sẽ không cao.

- Tất cả các yếu tố trên (cả khách quan lẫn chủ quan) đều có mối tác động qua lại bổ sung và quy định lẫn nhau, đƣợc thể hiện qua sơ đồ sau:

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

- Quản lý DH thực trƣờng THPT là bộ phận hữu cơ của quản lý DH, quản lý giáo dục và quản lý nhà trƣờng nói chung. Những mảng quản lý khác tại cấp trƣờng xét đến cùng là để hỗ trợ quản lý DH và giáo dục của trƣờng.

- Do đó nội dung và yêu cầu quản lý DH thực hành cần phải tuân thủ quan niệm chung về quản lý DH tại cơ sở giáo dục. Điều khác biệt cần lƣu ý ở đây là quản lý DH thực hành có tính chuyên biệt, phƣơng pháp, hình thức, phƣơng tiện đặc thù hơn so với hoạt động DH thực hành nói chung.

- Do DH thực hành có những đặc điểm và vai trò đặc thù nên công tác quản lý quá trình này cũng cần bảo đảm đƣợc những yêu cầu đặc biệt phù hợp với nó.

- Nội dung chủ yếu của quản lý DH thực hành bao gồm: Quản lý kế hoạch DH thực hành, Quản lý nội dung DH thực hành, Quản lý việc sử dụng các phƣơng pháp DH thực hành, Quản lý hình thức DH thực hành, Quản lý cơ sở vật chất DH thực hành, Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá việc DH thực hành.

- Trọng tâm của quản lý DH thực hành là quản lý nội dung, phƣơng pháp DH thực hành cũng nhƣ các điều kiện phục vụ DH thực hành và công tác kiểm tra, đánh giá DH thực hành trong nhà trƣờng.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỰC HÀNH CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở CÁC TRƢỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ CÀ MAU, TỈNH CÀ MAU 2.1. Tổ chức khảo sát

2.1.1. Mục đích khảo sát

Khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy thực hành các môn KHTN ở các trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau để đánh giá đƣợc thực tế và cách thức quản lý hoạt động DH thực hành ở các trƣờng làm căn cứ thực tiễn đề xuất biện pháp quản lý hoạt động DH thực hành các môn KHTN ở các trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau nhằm nâng cao chất lƣợng DH thực hành hiện nay.

2.1.2. Đối tượng, quy mô, địa bàn khảo sát

Khảo sát cán bộ quản lý, giáo viên dạy các môn KHTN của 05/08 trƣờng và 475 HS các trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau.

Bảng 2.1. Số lượng cán bộ quản lý, giáo viên và HS được khảo sát phân theo đơn vị trường trường

(Đơn vị: người)

TT Trƣờng

Đối tƣợng khảo sát Cán bộ

quản lý Giáo viên HS

1 THPT chuyên Phan Ngọc Hiển 4 25 75

2 THPT Hồ Thị Kỷ 4 29 100

3 PT dân tộc nội trú 3 12 100

4 THPT Tắc Vân 3 30 100

5 THCS & THPT Lý Văn Lâm 3 15 100

TỔNG SỐ 17 111 475

2.2. Khái quát tình hình kinh tế – xã hội và dạy học ở các trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau địa bàn thành phố Cà Mau

2.2.1. Tình hình kinh tế – xã hội thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau

- Thành phố Cà Mau là tỉnh lỵ của tỉnh Cà Mau – tỉnh cực Nam Việt Nam, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trƣớc năm 1975, thị xã có tên là Quản Long, tỉnh An Xuyên. Năm 1999, thị xã Cà Mau đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ Việt Nam công nhận là đô thị loại 3. Thành phố là nơi hội tụ của cƣ dân ngƣời Việt, ngƣời Hoa, ngƣời Khmer, buôn bán sầm uất. Vào ngày 07 tháng 08 năm 2010 Thủ tƣớng Chính phủ Việt

Nam đã có quyết định xếp thành phố Cà Mau là đô thị loại 2. Diện tích tự nhiên của thành phố Cà Mau 249,29 km², bằng 4,71% diện tích toàn tỉnh. Đến đầu năm 2017, dân số thành phố Cà Mau có 55.222 hộ, với 224.414 ngƣời, chiếm 18% dân số của tỉnh. Trong đó, 112.149 là nam và 112.266 là nữ. Ở khu vực thành thị có 36.233 hộ với 143.862 ngƣời. Ở khu vực nông thôn có 18.989 hộ với 80.552 ngƣời. Đa số dân cƣ là ngƣời Việt, có khoảng 400 hộ ngƣời Hoa, 300 hộ ngƣời Khmer. Thành phố kết nối giao thông với quốc lộ 1A (khoảng cách đƣờng bộ vào khoảng 360 km so với Thành phố Hồ Chí Minh, 180 km so với Cần Thơ), sân bay Cà Mau.

- Thành phố có các hoạt động kinh tế trong nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản, đặc biệt mặt hàng tôm sú. Kinh tế thành phố Cà Mau phát triển theo hƣớng tăng dần tỉ trọng đóng góp của khu vực III, khu vực I chỉ còn chiếm trên 5% tổng sản phẩm trên địa bàn, nhƣng vẫn đạt giá trị đáng kể. Thành phố Cà Mau là trung tâm công nghiệp lớn thứ hai vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, chủ yếu là sản xuất, chế biến nông – thuỷ sản – thực phẩm. Thu nhập bình quân đầu ngƣời của thành phố năm 2015 đạt hơn 77 triệu đồng (tƣơng đƣơng hơn 3.650 USD).

2.2.2. Giới thiệu về các trường THPT và hoạt động dạy học ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau

- Thành phố Cà Mau là một thành phố trẻ, tuy diện tích không lớn nhƣng trên địa bàn thành phố tập trung đến 08 trƣờng THPT.

- Trong số 08 trƣờng THPT trên địa bàn thành phố, có 01 trƣờng THPT chuyên, 01 trƣờng Phổ thông dân tộc nội trú, 01 trƣờng tƣ thục, còn tại là 05 trƣờng công lập đại trà.

- Xét về phạm vi phân bố, có 06 trƣờng thuộc nội ô thành phố, 02 trƣờng đóng trên địa bàn các xã (trƣờng THPT Tắc Vân – xã Tắc Vân và trƣờng THCS&THPT Lý Văn Lâm – xã Lý Văn Lâm).

- Xét về phân cấp, có 05 trƣờng 1 cấp (THPT), 02 trƣờng 2 cấp (THCS&THPT), 01 trƣờng 3 cấp (Tiểu học, THCS&THPT).

- Xét về quy mô, hầu hết các trƣờng THPT trên địa bàn thành phố là những trƣờng có quy mô lớn, trong đó lớn nhất là trƣờng THPT Cà Mau với 80 lớp.

- Ngoài trƣờng THPT chuyên Phan Ngọc Hiển và trƣờng Phổ thông dân tộc nội trú tổ chức cho HS học 02 buổi/ngày, các trƣờng còn lại do hạn chế về cơ sở vật chất nên chỉ tổ chức cho HS học 01 buổi/ngày.

- Về chất lƣợng, ngoài trƣờng THPT chuyên Phan Ngọc Hiển luôn là trƣờng dẫn đầu, các trƣờng còn lại đều thuộc nhóm trung bình khá.

Bảng 2.2. Số liệu cơ bản các trườngTHPT trên địa bàn thành phố Cà Mau TT Tên trƣờng Số CBQL Số GV Số lớp Số HS Phòng học Phòng thực hành

01 THPT chuyên Phan Ngọc Hiển 04 81 33 1080 33 9

02 PT Dân tộc nội trú 03 39 12 337 12 2

03 THPT Tắc Vân 4 77 36 1547 37 3

04 THPT Cà Mau 4 164 80 3383 49 3

05 THPT Nguyễn Việt Khái 4 86 32 1266 33 1

06 THPT Hồ Thị Kỷ 4 104 45 1955 48 3

07 THCS&THPT Lý Văn Lâm 3 57 23 947 23 3

08 PT Hermann Gmeiner 2 13 06 314 14 3

2.3. Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học thực hành các môn khoa học tự nhiên ở các trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau học tự nhiên ở các trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau

Qua khảo sát 17 cán bộ quản lý, 111 giáo viên dạy các môn KHTN, 475 HS lớp 12, kết quả nhƣ sau:

2.3.1. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về công tác quản lý hoạt động dạy học thực hành học thực hành

a. Đánh giá về sự cần thiết

Bảng 2.3. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về sự cần thiết của công tác quản lý dạy học thực hành ở trường THPT TT Nội dung Tổng số khảo sát Nhận thức về sự cần thiết Tỷ lệ khá, rất cần thiết (%) Không cần thiết Bình thƣờng Ít cần thiết Khá cần thiết Rất cần thiết 1 Quản lý kế hoạch DH thực hành 128 0 5 7 25 91 90.6

2 Quản lý nội dung DH

thực hành 128 0 3 3 15 107 95.3 3 Quản lý hình thức DH thực hành 128 0 12 16 22 78 78.1 4 Quản lý cơ sở vật chất DH thực hành 128 0 7 13 17 91 84.4 5 Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá việc DH thực hành

Hình 2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về sự cần thiết của công tác quản lý dạy học thực hành ở trường THPT

Từ bảng 2.3 và hình 2.1 ta thấy:Kết quả đánh giá về sự cần thiết về các mặt quản lý dạy thực hành ở trƣờng THPT: Tất cả các nội dung quản lý DH thực hành đều đƣợc đa số khách thể đánh giá khá cần thiết cho đến rất cần thiết. Trong đó, chỉ số đƣợc đánh giá từ khá cần thiết trở lên thấp nhất là Quản lý hình thức DH thực hành cũng chiếm đến 78,1%, tất cả các chỉ số còn lại đều trên 80%, thậm chí chỉ số Quản lý nội dung DH thực hành còn đƣợc đánh giá trên 95%.

Điều này cho thấy rằng, DH thực hành có vai trò vô cùng quan trọng đối với HS THPT. Khi tiến hành thực hành HS đƣợc đứng ở vị trí của nhà nghiên cứu, các em đƣa ra phán đoán, nhận xét, kết luận qua đó các em lĩnh hội cả phƣơng pháp nghiên cứu khoa học bộ môn, làm chủ kiến thức. Ngoài ra thực hành còn rèn luyện năng lực tƣ duy độc lập, tính chủ động sáng tạo, rèn luyện tính kiên trì, chính xác, trung thực. Qua các bài thực hành em có sự say mê yêu thích môn học, khơi gợi lòng ham muốn nghiên cứu khoa học, yêu thiên nhiên, yêu sự phong phú của sinh giới. Đối với các môn KHTN, các tiết dạy thực hành không chỉ là cách để giúp HS thu nhận kiến thức dựa trên các thí nghiệm mà còn giúp HS rèn luyện các kỹ năng sử dụng các dụng cụ thực hành, rèn luyện tƣ duy để gắn kiến thức môn học với thực tế. Các tiết thực hành có nhiều mức độ khác nhau: “Thực hành khởi đầu” nhằm giới thiệu nội dung bài học, gây hứng thú và thu hút HS; “Thực hành thu nhận kiến thức” cung cấp cơ hội cho HS phát hiện vấn đề, có thể tự rút ra đƣợc các giả thuyết, từ đó hiểu và thu nhận đƣợc kiến

thức; “Thực hành củng cố kiến thức” nhằm giúp HS hiểu biết sâu hơn về công nghệ trong cuộc sống hàng ngày, kích thích sự sáng tạo, đòi hỏi khả năng giải thích, mở rộng kiến thức ở HS. Thực hành đƣợc coi là nhân tố thúc đẩy, có ảnh hƣởng tích cực tới quá trình học tập và các trải nghiệm thực tế của HS. Thông qua việc thực hành, HS có thể tự mình giải thích đƣợc nội dung khoa học, đƣa ra đƣợc nhiều câu trả lời, hình thành và phát triển kĩ năng, làm việc tập trung và chính xác, từ đó học cách lập kế hoạch, tổ chức thực hiện công việc, chuẩn bị và phân công công việc trong nhóm, biết cách thu thập và ghi chép các kết quả mang lại từ bài học, mô tả và phân tích chính xác đối tƣợng của bài học và đi tới kết luận, qua đó rút ra bài học thành công, khó khăn và thất bại trong học tập, công việc.

b. Đánh giá về mức độ thực hiện

Bảng 2.4. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về mức độ thực hiện công tác quản lý dạy học thực hành ở trường THPT TT Nội dung Tổng số khảo sát Mức độ trƣờng đã thực hiện Tỷ lệ khá, tốt (%) Chƣa thực hiện Yếu Trung bình Khá Tốt 1 Quản lý kế hoạch DH thực hành 128 15 22 53 27 11 29.7

2 Quản lý nội dung DH

thực hành 128 21 21 42 30 14 34.4 3 Quản lý hình thức DH thực hành 128 11 22 56 31 8 30.5 4 Quản lý cơ sở vật chất DH thực hành 128 10 22 48 30 18 37.5 5 Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá việc DH thực hành

Hình 2.2. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về mức độ thực hiện công tác quản lý dạy học thực hành ở trường THPT

- Từ bảng 2.4 và hình 2.2 ta thấy:Đánh giá về mức độ thực hiện: Kết quả đánh giá mức độ thực hiện các mặt trong quá trình quản lý, các ý kiến đánh giá nghiêm túc, đúng với thực trạng về quản lý đó là quản lý nội dung, kế hoạch, hình thức DH, cơ sở vật chất. Trong những năm qua các nhà trƣờng đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng nội dung chƣơng trình giảng dạy, tăng cƣờng công tác quản lý đội ngũ giáo viên để thực hiện mục tiêu giáo dục. Nhà trƣờng đã đƣợc hỗ trợ kinh phí để đầu tƣ cơ sở vật chất, các phòng thực hành, các phƣơng tiện DH, …. Đội ngũ giáo viên cơ bản đúng chuyên ngành đào tạo, tay nghề ngày càng nâng cao, …. Lãnh đạo ngành, địa phƣơng tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các hoạt động DH thực hành. Tuy nhiên, phần lớn các nội dung chỉ đƣợc đánh giá ở mức trung bình trở lại, không có chỉ số nào đƣợc đánh giá khá, tốt trên 40%, một số ý kiến đánh giá chƣa thực hiện. Về Cơ sở vật chất đƣợc đánh giá ở mức cao nhất do nhà trƣờng đã tích cực trong việc triển khai dự án xây dựng phát triển trƣờng, đã tranh thủ đƣợc số nguồn kinh phí nhất định để mua sắm trang thiết bị nhƣng cũng chỉ ở mức 37,5%. Trong khi đó, đánh giá về mức độ thực hiện trong nhà trƣờng việc quản lý kiểm tra đánh giá còn bộc lộ yếu kém, chỉ đạt dƣới 30%.

- Qua đó cũng có thể thấy đƣợc rằng, hoạt động DH thực hành và quản lý DH thực hành còn nhiều hạn chế, chƣa thể đáp ứng hoàn toàn mục tiêu giáo dục trong thời kỳ mới, nhất là thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ.

2.3.2. Thực trạng quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch, nội dung dạy học thực hành học thực hành

a. Đánh giá về sự cần thiết

Bảng 2.5. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về sự cần thiết của hoạt động quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch, nội dung hoạt động dạy học thực hành các

môn khoa học tự nhiên

TT Nội dung Tổng số khảo sát Nhận thức về sự cần thiết Tỷ lệ khá và rất cần thiết (%) Không cần thiết Bình thƣờng Ít cần thiết Khá cần thiết Rất cần thiết 1

Xây dựng nội dung DH thực hành phù hợp với quy định của Bộ Giáo dục và yêu cầu thực tế của xã hội 128 0 7 15 22 84 82.8 2 Tổ chức thực hiện kế hoạch DH thực hành theo nội dung, thời gian qui định trong kế hoạch 128 0 8 21 31 68 77.3 3 Quản lý việc thực hiện quy định về DH thực hành 128 0 6 17 27 78 82.0 4

Quản lý kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm việc tổ chức thực hiện nội dung, kế hoạch DH thực hành

Hình 2.3. Sự cần thiết quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch, nội dung hoạt động dạy học thực hành các môn khoa học tự nhiên theo đánh giá của CBQL và giáo viên

- Từ bảng 2.5 và hình 2.3 ta thấy: không có nội dung nào đƣợc các nhà quản lý và giáo viên đánh giá không cần thiết, tất cả các nội dung đƣợc đánh giá đều ở mức trên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học thực hành các môn khoa học tự nhiên trên địa bàn thành phố cà mau tỉnh cà mau 1 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)