Nội dung dạy học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học thực hành các môn khoa học tự nhiên trên địa bàn thành phố cà mau tỉnh cà mau 1 (Trang 27)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. Các yếu tố của hoạt động dạy học thực hành

1.3.2. Nội dung dạy học

- Nội dung DH là một trong những nhân tố tạo nên cấu trúc của quá trình DH. Nội dung DH là cơ sở tạo nên nội dung của những hoạt động cơ bản, đó là hoạt động dạy và hoạt động học, nó quy định một cách có hệ thống những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà HS phải lĩnh hội, để tạo điều kiện cho sự hình thành thế giới quan và những phẩm chất đạo đức của con ngƣời lao động. Hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà HS lĩnh hội là một phần trong kho tàng kinh nghiệm do xã hội loài ngƣời tích lũy đƣợc dƣới dạng các khái niệm khoa học, kĩ thuật và công nghệ. Nhờ sự tiếp tục những kinh nghiệm này, thế hệ trẻ có thể đạt tới những đỉnh cao mới về văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần thông qua hoạt động sáng tạo của họ trong lao động cải tạo tự nhiên và cải tạo xã hội.

- Nội dung DH thực hành bao gồm hệ thống những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo liên quan đến một lĩnh vực khoa học cụ thể mà HS cần phải nắm vững trong quá trình DH.

Nội dung DH là một nhân tố cơ bản của quá trình DH ở trƣờng THPT. Nội dung DH bị chi phối bởi mục đích và nhiệm vụ DH, đồng thời nó lại quy định việc lựa chọn và vận dụng phối hợp các phƣơng pháp, phƣơng tiện DH.

- Nội dung DH là một thành tố quan trọng của hoạt động DH. Nội dung DH chính là nội dung hoạt động của thầy và trò trong suốt hoạt động DH. Nó đƣợc quy định thông qua chƣơng trình giáo dục. Là tập hợp, là hệ thống các kiến thức văn hóa xã hội, khoa học công nghệ, các kỹ năng lao động chung và chuyên biệt cần thiết để hình thành và phát triển các phẩm chất năng lực nghề nghiệp đáp ứng đƣợc yêu cầu của lao động nghề nghiệp ở trình độ mong đợi.

- Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 quy định: “Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại, có hệ thống và đƣợc cập nhật thƣờng xuyên; coi trọng giáo dục tƣ tƣởng, phẩm chất đạo đức và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tâm sinh lý lứa tuổi và khả năng của ngƣời học” [18]. Nhƣ vậy, nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện tức tà ngoài nội dung là những tri thức về tự nhiên, xã hội, tƣ duy kỹ thuật và hoạt động nghề nghiệp còn phải dạy cho các em những kiến thức về kỹ năng, kỹ xảo hoạt động trí óc và hoạt động chân tay. Nhƣng ở đây chủ yếu nói đến kinh nghiệm vận dụng tri thức vào thực tiễn để HS có thể vận kiểm chứng tri thức, vận dụng tri trức vào thực tế một cách sáng tạo. Nói cách khác chính là phải dạy cho các em những nội dung thực hành, nhất là các nôn KHTN.

- Nội dung DH thực hành phải bảo đảm các yêu cầu sau:

+ Nội dung DH phải phù hợp với mục tiêu giáo dục. Mục tiêu giáo dục là phát triển toàn diện con ngƣời Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, vì vậy nội dung DH thực hành cũng phải đảm bảo tính toàn diện, tính hệ thống, liên tục giữa các môn học, khối lớp học, tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành, kỹ năng, kỹ xảo cần có của từng môn học.

+ Nội dung DH phải đảm bảo tính cân đối và toàn diện giữa các mặt: Thể hiện ở chỗ bên cạnh việc cung cấp kiến thức kỹ năng, kỹ xảo cần coi trọng việc giáo dục chính trị, tƣ tƣởng đạo đức.

+ Nội dung dạy thực hành phải gắn liền với việc kiểm chứng lý thuyết, với việc ứng dụng sáng tạo và thực tế, sản xuất.

+ Nội dung DH phải đảm bảo tính khoa học, cơ bản, hiện đại phù hợp với trình độ ngƣời học, yêu cầu khách quan của xã hội.

1.3.3. Phương pháp dạy học

thức, con đƣờng để đạt tới mục tiêu nhất định, giải quyết những nhiệm vụ nhất định. Phƣơng pháp bao giờ cũng đƣợc xây dựng trên cơ sở của đối tƣợng nhất định. Xuất phát từ mục tiêu để tìm ra phƣơng pháp hành động.

- Để hiểu về phƣơng pháp DH ta cần hiểu về bản chất của phƣơng pháp nhận thức khoa học, bởi nó là nguồn gốc, là xuất phát điểm của phƣơng pháp DH. Phƣơng pháp theo tiếng Hy Lạp (method - có nghĩa là theo con đƣờng, nhằm đạt tới một mục đích nào đó). Phƣơng pháp cũng có thể đƣợc hiểu là cách thức của hành vi nhằm đạt tới mục đích nhất định; phƣơng pháp còn đƣợc coi là những quy tắc, một hệ thống thao tác xác định mà nhờ nó chúng ta đạt tới một mục đích xác định. Hêghen nói: Phƣơng pháp là "ý thức của sự tự vận động bên trong của nội dung". Chúng ta có thể tổng hợp những quan niệm nêu trên về phƣơng pháp để có đƣợc cách hiểu về phƣơng pháp nhƣ sau: Phƣơng pháp là cách thức, là con đƣờng, là phƣơng tiện nhằm giúp con ngƣời đạt tới những mục đích nhất định trong nhận thức và trong thực tiễn.

- Phƣơng pháp có một số đặc điểm cơ bản:

+ Tính mục tiêu là dấu hiệu cơ bản của phƣơng pháp. Mục tiêu nào phƣơng pháp nấy phƣơng pháp giúp con ngƣời thực hiện đƣợc mục tiêu của mình: nhận thức thế giới và cải tạo thế giới và qua đó tự cải tạo mình.

+ Phƣơng pháp có tính cấu trúc trên con đƣờng đi tới mục tiêu con ngƣời phải thực hiện một loạt các thao tác đƣợc sắp xếp theo một trình tự logic, có hệ thống, có kế hoạch.

+ Phƣơng pháp gắn liền với nội dung. Phƣơng pháp thay đổi theo từng đối tƣợng nghiên cứu. Nội dung qui định phƣơng pháp, nhƣng bản thân phƣơng pháp có tác dụng trở lại nội dung làm cho nội dung phát triển lên một bƣớc mới.

- Trong quá trình DH, phƣơng pháp DH là một nhân tố cơ bản quan trọng. Cùng với nội dung mà ngƣời học có thể chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng kỹ xảo theo những phƣơng pháp khác nhau và kết quả đạt đƣợc cũng không giống nhau.

Ví dụ:

Hình 1.3. Sơ đồ 3 bước dạy học thực hành [22]

- Do tầm quan trọng đối với phƣơng pháp và quá trình DH, đã từ lâu phƣơng pháp DH luôn luôn là trung tâm chú ý của các nhà giáo trên thế giới và trong nƣớc. Cho đến nay phƣơng pháp DH vẫn đang là một phạm trù đƣợc các nhà lý luận DH quan tâm. Có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm cấu trúc sự phân loại, xu thế phát triển, .…

- Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 quy định: “Phƣơng pháp giáo dục phải khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tƣ duy sáng tạo của ngƣời học; bồi dƣỡng cho ngƣời học năng lực tự học và hợp tác, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vƣơn lên” [18].

- Trên cơ sở phân tích trên và đặc thù của DH thực hành nên phƣơng pháp DH thực hành cũng có những đặc thù nhất định. Phƣơng pháp DH gồm 4 nhóm: Nhóm phƣơng pháp DH dùng lời, nhóm phƣơng pháp DH trực quan, nhóm phƣơng pháp thực hành và nhóm phƣơng pháp kiểm tra đánh giá kết quả của HS. Nhƣ vậy, mỗi phƣơng pháp có một phạm vi nhất định, nó qui định trình tự kế tiếp của các bƣớc riêng rẽ của tƣ duy và hành động. Toàn bộ các phƣơng pháp DH không những có ý nghĩa đối với công tác giáo dƣỡng, mà còn phải góp phần vào việc giáo dục đạo đức, ý thức nghề nghiệp cho HS học nghề. Tuy nhiên, DH thực hành là quá trình dƣới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của ngƣời giáo viên, ngƣời học tự giác, tích cực, chủ động, biết tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động vận dụng kiến thức vào cuộc sống, đem những cái đã học đƣợc vào thực tế để kiểm tra độ đúng sai hay để làm sinh động nó nhằm thực hiện nhiệm vụ DH; mục tiêu chủ yếu của DH thực hành là kinh nghiệm vận dụng tri thức vào thực tiễn nên nhóm phƣơng pháp thực hành vẫn là nhóm đƣợc ƣu tiên sử dụng hơn các phƣơng pháp khác.

1.3.4. Hình thức tổ chức dạy học

- Công tác DH ở bất kỳ cấp độ nào cũng đƣợc tiến hành trong những hình thức tổ chức DH nhất định. Vì vậy, nghiên cứu các những hình thức tổ chức DH ở trƣờng học là một vấn đề rất quan trọng của lý luận DH, đồng thời cũng là một vấn đề có ý nghĩa rất thực tiễn đối với ngƣời giáo viên. Nhƣng cho đến nay, nhiều khía cạnh trong những hình thức tổ chức DH còn chƣa đƣợc nghiên cứu đầy đủ. Trong nhiều trƣờng hợp, một số nƣớc xã hội chủ nghĩa (trƣớc đây) cũng nhƣ tƣ bản chủ nghĩa ngƣời ta sử dụng các khái niệm những hình thức tổ chức DH và phƣơng pháp DH nhƣ những khái niệm đồng nghĩa.

- Vận dụng vào hoạt động giáo dục, có thể nói hình thức tổ chức DH là cách sắp xếp, tổ chức các biện pháp sƣ phạm. Từ đây, ta có thể định nghĩa “Hình thức tổ chức dạy học là cách thức sắp xếp và tiến hành quá trình dạy học. Hình thức tổ chức còn đƣợc coi là cách sắp xếp tổ chức các biện pháp sƣ phạm thích hợp, nó tƣơng đối phụ thuộc mục đích, nhiệm vụ dạy học: mối quan hệ giữa giáo viên và HS; quan hệ giữa

HS với nhau: theo số lƣợng ngƣời học; theo không gian diễn ra quá trình dạy học; theo cơ sở vật chất, thiết bị kĩ thuật phục vụ cho quá trình dạy học.”. Hình thức tổ chức DH thay đổi tùy theo mục đích, nhiệm vụ DH, tùy theo số lƣợng ngƣời học. Các nhiệm vụ DH, nội dung DH, phƣơng pháp DH đều đƣợc tiến hành trong các hình thức tổ chức DH.

- Có thể hiểu, hình thức tổ chức DH là hình thức tác động qua lại giữa hoạt động dạy và hoạt động học, sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên và HS đƣợc thực hiện theo một trật tự, một số chế độ nhất định. Trong đó hoạt động dạy và hoạt động học thống nhất biện chứng với nhau.

- Mỗi hình thức tổ chức DH đƣợc xác định tùy thuộc vào những mối quan hệ của các yếu tố cơ bản nhƣ:

+ DH có tính tập thể hay cá nhân: hình thức DH sẽ là cá nhân, nhóm, toàn lớp. + Mức độ hoạt động độc lập của cá nhân trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng: hình thức DH là bài lên lớp, bài thảo luận, bài luyện tập, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, ….

+ Phƣơng pháp chiếm lĩnh, tổ chức và điều khiển hoạt động học của HS. + Mục tiêu cần đạt của bài học: hình thức bài ôn tập, bài kiểm tra, bài luyện tập, bài vận dụng, ….

+ Địa điểm và thời gian học tập: bài học tại nhà, bài học thực địa, bài học tại phòng thí nghiệm, ….

- Đối với DH thực hành các môn KHTN, các hình thức đều có những tác dụng nhất định.

+ Loại 1: Các hình thức tổ chức DH nhằm tìm tòi tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo bao gồm: lên lớp (lớp bài), xemina, các buổi thực hành, các buổi học ở phòng thí nghiệm, thực hành học tập và thực hành sản xuất, bài tập nghiên cứu và luận văn tốt nghiệp, công tác độc lập của HS (tự học). Đây là nhóm hình thức DH hay dử dụng nhất trong DH thực hành các môn KHTN.

+ Loại 2: Các hình thức tổ chức DH nhằm kiểm tra và đánh giá tri thức kỹ năng, kỹ xảo bao gồm: kiểm tra, sát hạch, thi học kỳ, thi lên lớp, thi tốt nghiệp và bảo vệ luận văn tốt nghiệp. Nhóm này ít khi đƣợc sử dụng trong DH thực hành do điều kiện tổ chức của các nhà trƣờng hạn chế. Tuy nhiên, do yêu cầu của thực tiễn, nhóm hình thức tổ chức DH này cần đƣợc tiến hành quy cũ, có kế hoạch, chất lƣợng.

+ Loại 3: Các hình thức tổ chức DH có tính chất ngoại khóa bao gồm: các nhóm khoa học của HS, câu lạc bộ khoa học của HS, các hình thức tổ chức phổ biến khoa học của HS, các hoạt động xã hội của HS và hội nghị học tập của học sinh. Nhóm hình thức tổ chức DH thƣờng làm tăng sự hứng thú của HS nhƣng ít khi đƣợc

sử dụng do điều kiện thực hiện khó khăn nhƣ: kinh phí, thời gian, không bảo đảm an toàn, ….

1.3.5. Cơ sở vật chất và điều kiện hỗ trợ dạy học

- Cơ sở vật chất và điều kiện hỗ trợ DH là đối tƣợng vật chất giúp cho giáo viên và HS tổ chức có hiệu quả quá trình DH nhằm đạt dƣợc mục đích DH. Nhờ những đối tƣợng vật chất này, giáo viên tiến hành tổ chức, điều khiển quá trình DH giúp HS tự tổ chức hoạt động nhận thức của mình một cách có hiệu quả.

- Căn cứ vào nội dung DH, tình hình HS, các phƣơng tiện hiện có, giáo viên lựa chọn phƣơng pháp tác động vào HS nhằm đạt mục đích DH. Thực tế DH đã chứng minh rằng, quá trình nhận thức của con ngƣời đều có xuất phát thêm từ thực tiễn, từ những hình tƣợng trực quan mà làm tri giác đƣợc trong cuộc sống. Trực quan đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu của quá trình hình thành khái niệm. Nó là phƣơng tiện giúp cho sự phát triển tƣ duy lôgic của HS. Vì thế, trong quá trình DH, nhất là DH thực hành. việc vận dụng các phƣơng pháp DH không thể tách rời việc sử dụng những phƣơng tiện, thiết bị DH. Nó đƣợc sử dụng nhằm mục đích khắc phục những khoảng cách giữa việc tiếp thu lý thuyết và thực tiễn, làm cho hoạt động nhận thức của HS trở nên dễ dàng, cụ thể.

- Tuy nhiên, cần phải luôn luôn thấy rằng, dù cho là DH thực hành, phƣơng tiện DH cho dù có hiện đại đến đâu, chúng vẫn chỉ đóng vai trò là những công cụ trong sự điều khiển của giáo viên, không bao giờ chúng có thể thay thế đƣợc ngƣời giáo viên trong quá trình DH.

1.3.6. Đánh giá kết quả học tập

- Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin, xử lí thông tin và diễn giải hiện trạng, nguyên nhân, hiệu quả, chất lƣợng giáo dục theo hai khía cạnh khác nhau: kết quả học tập đạt đƣợc của HS so với kết quả học tập của HS khác và kết quả học tập đạt đƣợc của HS so với mục tiêu giáo dục đã đặt ra. Một trong những hƣớng đổi mới đánh giá kết quả học tập ở Việt Nam hiện nay là kết hợp hình thức tự luận với trắc nghiệm khách quan.

- Kiểm tra và đánh giá kết quả thành tích học tập của học sinh là khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học. Kiểm tra đánh giá có quan hệ hữu cơ với quá trình dạy học. Đánh giá là động lực thúc đẩy tích cực hoạt động dạy học và là công cụ đo trình độ ngƣời học [9]

.

- Có nhiều phƣơng pháp cụ thể và công cụ để tiến hành kiểm tra, đánh giá ở các nhà trƣờng với nhiều chức năng tùy vào mục đích kiểm tra đánh giá, nhƣng để kiểm tra đánh giá DH thực hành cần có phƣơng pháp kiểm tra đặc thù, sử dụng phổ biến hơn cả đó là kiểm tra thực hành.

Kiểm tra thực hành:

- Các trƣờng hợp sử dụng: dùng đối với kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp: kỹ thuật thao tác sử dụng công cụ lao động. Kiểm tra cách tiến hành các bƣớc lao động sản xuất hay cách tiến hành một thao tác.

- Phân loại:

+ Kiểm tra thành phẩm thực hành

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học thực hành các môn khoa học tự nhiên trên địa bàn thành phố cà mau tỉnh cà mau 1 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)