Biện pháp quản lý nội dung DH thực hành các môn khoa học tự nhiên ở

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học thực hành các môn khoa học tự nhiên trên địa bàn thành phố cà mau tỉnh cà mau 1 (Trang 80)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành các môn khoa học tự nhiên ở

3.2.3. Biện pháp quản lý nội dung DH thực hành các môn khoa học tự nhiên ở

a. Mục tiêu của biện pháp

Quản lý đƣợc những nội dung giáo viên sẽ tổ chức cho HS thực hành để bảo đảm rằng những nội dung HS đƣợc thực hành theo đúng quy định của Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục. Những nội dung đƣợc thực hành đáp ứng chuẩn kiến thức kỹ năng, không quá tải, không cắt xén và phù hợp với thực tế của nhà trƣờng.

b. Nội dung của biện pháp

- Xác định rõ mục tiêu của hoạt động DH thực hành đó là r n luyện, tiến đến hình thành kỹ năng, năng lực thực hành thí nghiệm cho HS; vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn.

- Xác định rõ những yêu cầu của chuẩn kiến thức, kỹ năng.

- Khảo sát điều kiện thực tế của địa phƣơng, của nhà trƣờng để xây dựng nội dung phù hợp.

c. Cách thức thực hiện biện pháp

- Phân tích rõ chuẩn kiến thức, kỹ năng; khảo sát kỹ điều kiện của nhà trƣờng, của địa phƣơng; đối chiếu năng lực của giáo viên, của HS và yêu cầu thực tế để xây dựng nội dung thực hành phù hợp.

- Các tổ chuyên môn trên cơ sở phân tích các yếu tố liên quan tiến hành xây dựng nội dung chƣơng trình DH thực hành. Trong quá trình xây dựng cần chú ý bảo đảm các nguyên tắc: khả thi, hiệu quả, hệ thống, ….

- Phó hiệu trƣởng chuyên môn trên cơ sở thống nhất nội dung phải thƣờng xuyên kiểm tra việc thực hiện nội dung DH thực hành để có những điều chỉnh kịp thời (nếu cần thiết).

- Để thực hiện biện pháp này, đòi hỏi:

+ Phó hiệu trƣởng chuyên môn phải nắm vững cấu trúc, nội dung chƣơng trình.

+ Các tổ chuyên môn phải thống nhất, xây dựng đƣợc nội dung chƣơng trình đồng bộ từ các khối lớp.

+ Các thành viên trong các tổ chuyên môn phải thực hiện đầy đủ các nội dung đã xây dựng trong kế hoạch, không cắt xén.

+ Tổ trƣởng chuyên môn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện nội dung chƣơng trình của tổ viên.

+ Hiệu trƣởng chỉ đạo các bộ phận trong nhà trƣờng tạo điều kiện thuận lợi nhất để các tổ tiến hành hoạt động thực hành các môn KHTN.

+ Việc kiểm tra của Phó hiệu trƣởng chuyên môn phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, chú trọng kiển tra đột xuất việc thực hiện nội dung thực hành.

3.2.4. Biện pháp quản lý việc sử dụng các hình thức và phương pháp DH thực hành các môn khoa học tự nhiên ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau

a. Mục tiêu của biện pháp

- Hình thành cho HS phƣơng pháp tự học tập, tự rèn luyện, phát huy tính tích cực chủ động tự giác của HS trong việc học tập thực hành để dần hình thành kỹ năng thực hành, thí nghiệm.

- Giúp đội ngũ giáo viên của trƣờng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, nhất là kỹ năng DH thực hành các môn KHTN.

b. Nội dung của biện pháp

- Đổi mới phƣơng pháp, hình thức DH đáp ứng với điều kiện thực tế của nhà trƣờng về cơ sở vật chất; phù hợp với năng lực của đội ngũ giáo viên và HS, đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới hình thức, phƣơng pháp DH nói chung theo hƣớng đa dạng hóa gắn với các yêu cầu của xã hội.

- Nhà trƣờng cần quán triệt quan điểm và thái độ và tầm quan trọng của việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, nhằm nâng cao nhận thức chung trong toàn trƣờng.

- Đổi mới phƣơng pháp DH đặc biệt là dạy thực hành đòi hỏi mỗi giáo viên phải có trình độ chuyên môn vững vàng cả về lý thuyết lẫn thực hành, có nghiệp vụ sƣ phạm, kỹ năng thực hành cũng nhƣ DH thực hành.

c. Cách thức thực hiện biện pháp

- Hàng năm nhà trƣờng tổ chức hội nghị, hội thảo bàn về đổi mới phƣơng pháp, hình thức giảng dạy. Tổ chức các giờ hội giảng, xây dựng các bài giảng mẫu về thực hiện phƣơng pháp, hình thức DH. Đặc biệt chú ý tổ chức kèm theo các giờ dạy thực hành đối với các môn KHTN.

- Phát động và khuyến khích giáo viên tự viết sáng kiến kinh nghiệm và làm đồ dùng DH làm phong phú phƣơng tiện DH thực hành. Xây dựng tủ sách thƣ viện đáp

ứng đủ nhu cầu sách giáo khoa, chƣơng trình, tài liệu hƣớng dẫn, tài liệu tham khảo về DH thực hành cho giáo viên tham khảo (thƣờng gắn với thƣ viện của nhà trƣờng). Đƣa việc làm đồ dùng DH của giáo viên trở thành một tiêu chí thi đua hàng năm. Yêu cầu 100% giáo viên đều có đồ dùng phục vụ dạy thực hành nhằm phát huy tính linh hoạt, sáng tạo và các khả năng của giáo viên trong việc thực hiện nhiệm vụ.

- Tổ chức tập huấn về kỹ năng, hình thức, phƣơng pháp DH thực hành cho giáo viên giảng dạy các môn KHTN. Để thực hiện tốt các nội dung trên Hiệu trƣởng phải căn cứ vào yêu cầu xây dựng và phát triển, trình độ hiện có của đội ngũ giáo viên, chủ động chỉ đạo xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng cho từng giai đoạn, từng năm học, thực hiện giáo viên đƣợc luân phiên bồi dƣỡng nghiệp vụ cụ thể trên cơ sở ra soát, đánh giá, phân loại giáo viên. Hiệu trƣởng phải tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất và bố trí kinh phí hợp lý cho giáo viên trong công việc bồi dƣỡng, tự bồi dƣỡng.

- Chỉ đạo cải tiến đổi mới phƣơng pháp, hình thức DH thực hành bao gồm cả đổi mới cách kiểm tra, đánh giá: Khác với phƣơng pháp dạy trƣớc đây giáo viên chủ yếu đánh giá kết quả học tập của HS thông qua kết quả kiểm tra lý thuyết, thì nay phải kết hợp đánh giá sản phẩm thực hành của HS làm ra. Nhà trƣờng cần chỉ đạo giáo viên các tổ nhóm, chuyên môn xây dựng hệ thống ngân hàng câu hỏi kiểm tra hoạt động học thực hành HS theo hƣớng chuẩn hóa để sử dụng chung trong kiểm tra có nội dung thực hành.

- Đổi mới phƣơng pháp giảng dạy theo hƣớng lấy ngƣời học làm trung tâm. Phƣơng pháp giảng dạy “lấy ngƣời học làm trung tâm” không có nghĩa là loại trừ phƣơng pháp thuyết giảng. Thực chất đó là sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa thuyết giảng và đối thoại với mục tiêu phát huy cao độ tính tích cực, năng động, độc lập, kinh nghiệm thực tiễn, sáng tạo của học viên. Với phƣơng pháp này yêu cầu giáo viên không chỉ nắm vững những vấn đề cần trình bày mà còn phải rất năng động nhạy bén và sáng tạo ngay trong giờ giảng, trên cơ sở đó giáo viên có thể truyền thụ những vấn đề cần thiết cơ bản đến HS, trong khi đó HS tự tin, chủ động, sáng tạo hơn trong thực hiện hoạt động thực hành.

- Tăng cƣờng công tác dự giờ, kiểm tra (có thể dự giờ đột xuất) đối với các tiết dạy thực hành theo kế hoạch của giáo viên dạy các môn KHTN. Thông qua việc dự giờ, các bộ phận (nhất là Ban giám hiệu, tổ trƣởng chuyên môn, đội ngũ giáo viên cốt cán) tiến hành rút kinh nghiệm và phổ biến kinh nghiệm đổi mới hình thức, phƣơng pháp DH thực hành.

- Kiểm tra hồ sơ sổ sách quản lý việc sử dụng thiết bị thực hành thí nghiệm trong quá trình DH của giáo viên, từ đó phần nào có thể đánh giá đƣợc mức độ thực hiện đổi mới hình thức, phƣơng pháp DH thực hành của giáo viên.

- Để thực hiện biện pháp này, đòi hỏi:

+ Hiệu trƣởng phải có tầm nhìn chiến lƣợc lâu dài, phaiir chỉ đạo quyết liệt trong việc đổi mới phƣơng pháp DH, nhất là DH thực hành.

+ Việc tiến hành hội thảo về đổi mới phƣơng pháp phải tiến hành thƣờng xuyên và có kế hoạch cụ thể.

+ Phải có kế hoạch đƣa việc đổi mới phƣơng pháp thành một tiêu chí thi đua, phải có sơ kết, tổng kết, biểu dƣơngn, khen thƣởng.

+ Việc dự giờ các tiết dạy thực hành phải đƣợc góp ý, rút kinh nghiệm đầy đủ. + Việc giao lƣu với các đơn vị bạn, Hiệu trƣởng phải tranh thủ các đơn vị có những thành tƣu nhất định trong DH thực hành các môn KHTN. Phải xem việc học hỏi, trao đổi là chính chứ không phải tham quan là chính.

+ Việc thiết kế các đồ dùng DH cũng phải đƣợc thẩm định, đánh giá, rút kinh nghiệm và có chế độ hỗ trợ giáo viên thực hiện để tạo động lực cho đội ngũ.

3.2.5. Biện pháp quản lý cơ sở vật chất DH thực hành các môn KHTN ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau trường THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau

a. Mục tiêu của biện pháp

Giúp cho nhà trƣờng có điều kiện tốt, thuận lợi trong giảng dạy và học tập, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất và phƣơng tiện DH nâng cao đƣợc chất lƣợng DH nói chung và chất lƣợng DH thực hành các môn KHTN nói riêng.

b. Nội dung của biện pháp

- Sử dụng hợp lý có hiệu quả tài liệu giáo trình, cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí hiện có của trƣờng phục vụ tốt DH thực hành.

- Huy động đa dạng các nguồn lực, kinh phí đầu tƣ của các cấp chính quyền, các cơ sở sản xuất, dịch vụ, các nguồn hỗ trợ từ nƣớc ngoài (nếu có).

- Tăng cƣờng đầu tƣ theo hƣớng hiện đại hoá các trang thiết bị, phòng thí nghiệm, thƣ viện, ....

- Bố trí nhân lực thích hợp để quản lý các phòng tực hành, phòng thiết bị..

- Bồi dƣỡng giáo viên, nâng cao khả năng thực hành, sử dụng các thiết bị máy móc, trang bị hiện đại, phục vụ cho việc nâng cao chất lƣợng đào tạo.

- Sử dụng hợp lý các nguồn kinh phí thu chi từ ngƣời học.

c. Cách thức thực hiện biện pháp

- Để tăng cƣờng cơ sở vật chất cần phải tổng hợp thế các mạnh, các nguồn lực đầu tƣ của các cấp chính quyền, các cơ sở sản xuất, dịch vụ, các nguồn hỗ trợ nƣớc ngoài. Để làm tốt đƣợc việc này cần phát huy nội lực, làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, thực hiện phƣơng châm từng bƣớc xây dựng cơ sở vật chất theo hƣớng chính quy, hiện đại.

- Tăng nguồn lực cho nhà trƣờng bằng các nguồn chủ yếu sau:

+ Sử dụng hợp lý có hiệu quả các tài liệu giáo trình, cơ sở vật chất, trang thiết bị kinh phí vật tƣ hiện có của nhà trƣờng có khả năng phục vụ tốt cho giảng dạy. Tổ chức cho giáo viên tham quan, học tập tại các cơ sở đào tạo có các thiết bị DH tiên tiến, hiện đại để học tập và phát triển.

+ Tăng cƣờng huy động các nguồn lực kinh phí đầu tƣ của các cấp chính quyền, các cơ sở sản xuất dịch vụ, các nguồn hỗ trợ nƣớc ngoài, cơ quan chủ quản và các cơ quan quản lý giáo dục, có cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho cơ sở trong và ngoài nƣớc, từ đó có điều kiện tăng cƣờng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, nguồn thu cho nhà trƣờng và điều quan trọng hơn là đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý có kinh nghiệm, kiến thức khoa học tiên tiến triển khai áp dụng cho nhà trƣờng.

+ Tăng cƣờng đầu tƣ theo hƣớng hiện đại hoá, công nghiệp hoá các trang thiết bị phòng thí nghiệm, thƣ viện, ... để nâng cao chất DH thực hành, đảm bảo yêu cầu hình thành kỹ năng thực hành cho HS, HS có thể áp dạng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tế.

+ Phối hợp chặt chẽ việc học lý thuyết với thực hành theo kế hoạch đã xây dựng từ trƣớc. Xây dựng kế hoạch dạy thực hành, kế hoạch sử dụng trang thiết bị thực hành và cơ sở vật chất.

- Sử dụng hiệu quả các phƣơng tiện giảng dạy và nghiên cứu khoa học hiện đại. + Trong giảng dạy phải chuẩn bị chu đáo và sử dụng hợp lý các phƣơng tiện trợ giảng. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng có thể gây phản tác dụng.

+ Ban giám hiệu nhà trƣờng thƣờng xuyên bổ sung tài liệu mới, các cơ sở dữ liệu chuyên môn để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin của gíao viên và HS dƣới mọi hình thức: tài liệu dạng in, mạng thông tin, tóm tắt, thông báo nhanh, … đảm bảo có đủ sách giáo khoa quan trọng, tạp chí các chuyên môn.

+ Vận động giáo viên đóng góp tài liệu chuyên môn vào tủ sách để các giáo viên khác và HS có nguồn tài liệu tham khảo.

+ Xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất tốt, mạnh để phục vụ cho nghiên cứu khoa học nhƣ: phòng nghiên cứu khoa học, phòng dạy Stem, phòng các câu lạc bộ, phòng thực hành, phòng internet,…

- Để quản lý tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có của nhà trƣờng trong công tác chỉ đạo, Hiệu trƣởng phải xây dựng các quy định về quản lý, sử dụng tài sản công, các quy định về cấp phát vật tƣ, định mức và khấu hao vật tƣ trong quá trình thực tập sản xuất. Định kỳ hằng năm tổ chức kiểm kê tài sản; kiểm tra đột xuất việc sử dụng thiết bị thực hành và cơ sở vật chất khác. Trong quá trình triển khai giáo dục cho cán bộ, giáo viên, HS thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng trên mọi lĩnh vực, sử dụng

có hiệu quả kinh phí từ các nguồn vốn. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ rõ ràng, công khai, minh bạch trong đó có cơ chế khuyến khích tập thể và cá nhân có nhiều sáng kiến, có giá trị làm lợi. Khuyến khích tìm kiếm hợp đồng tài trợ. Khuyến khích các giáo viên sử dụng các phƣơng tiện DH, nghiên cứu và tự tạo các mô hình DH với kế hoạch cụ thể, qua đó vừa tăng cƣờng phƣơng tiện cho giảng dạy, vừa tiết kiệm, có nhiều vật tƣ, thời gian cho thực hành và cũng là cơ sở cho việc đổi mới phƣơng pháp DH trong toàn trƣờng.

- Bố trí các giáo viên có năng lực, chuyên môn, kỹ năng, nhiệt tình, trách nhiệm làm công tác quản lý phòng thí nghiệm, thiết bị.

- Để thực hiện biện pháp này, đòi hỏi:

+ Hiệu trƣởng phải có tầm nhìn chiến lƣợc lâu dài và phải biết đánh giá, ƣu tiên cho những công việc cụ thể. Biết tranh thủ nguồn kinh phí của cấp trên và huy động nguồn kinh phí từ công tác xã hội hóa giáo dục.

+ Nhân viên phụ trách thiết bị phải có trình độ chuyên môn theo đúng ngành mình phụ trách, đƣợc tập huấn cách sử dụng và bảo quản thiết bị DH.

+ Các thành viên trong nhà trƣờng, đặc biệt là các giáo viên bộ môn phải có trách nhiệm cùng các bộ phận liên quan trong việc bảo quản, sử dụng và đề xuất mua sắm các thiết bị và đồ dùng DH.

+ Các thiết bị thực hành, thí nghiệm phải đƣợc kiểm kê định kỳ hàng năm để có những đề xuất bổ sung, thay thế kịp thời.

+ Đƣa việc sử dụng thiết bị phục vụ DH, nhất là DH thực hành là một tiêu chuẩn đánh giá xếp loại giờ dạy, xếp loại thi đua.

+ Các nguồn kinh phí, nhất là kinh phí do nhà trƣờng huy động phải đƣợc sử dụng hiệu quả, đúng mục đích.

+ Phó hiệu trƣởng phụ trách cơ sở vật chất phải thƣờng xuyên kiểm tra việc sử dụng thiết bị phƣơng tiện DH của giáo viên bộ môn và việc ghi chép hồ sơ theo dõi của cán bộ phụ trách để kịp thời nhắc nhở, có biện pháp khắc phục hoặc tham mƣu cho Hiệu trƣởng các biện pháp xử lý cần thiết.

3.2.6. Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá việc dạy học thực hành

a. Mục tiêu của biện pháp

Công khai hóa nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi HS, tạo cơ hội cho HS phát triển kỹ năng tự đánh giá, giúp HS nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích động viên việc học tập. Giúp cho giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của mình, tự hoàn thiện hoạt động dạy, phân đấu không ngừng nâng cao chất lƣợng và hiệu quả DH. Không những thế, thực hiện tốt hoạt động kiểm tra đánh giá còn giúp cho hoạt động dạy – học dần dần đi vào nề nếp.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học thực hành các môn khoa học tự nhiên trên địa bàn thành phố cà mau tỉnh cà mau 1 (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)