8. Cấu trúc luận văn
1.5. Nội dung quản lý hoạt động dạy học thực hành
1.5.1. Quản lý mục tiêu dạy học thực hành
- Mục tiêu DH là trạng thái phát triển nhân cách đƣợc dự kiến trƣớc của học viên sau một quá trình đào tạo, dựa trên yêu cầu phát triển của đất nƣớc, của thị trƣờng lao động.
- Trạng thái phát triển nhân cách đƣợc thể hiện ở phẩm chất và năng lực của ngƣời đƣợc đào tạo. Hệ thống phẩm chất và năng lực này lại thể hiện ở việc hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao sau khi tốt nghiệp.
- Vì vậy: mục tiêu DH thực hành là những nhiệm vụ, công việc mà ngƣời học phải làm đƣợc sau một quá trình học tập dựa trên những kiến thức ngƣời học đã lĩnh hội mà trƣớc đó họ chƣa làm đƣợc.
- Quá trình học tập có thể là quá trình học tập một bài học, một môn học, hoặc một khóa học. Mục tiêu DH xác định những kết quả cần đạt đƣợc ở học viên. Mục tiêu DH cũng không phải là sự liệt kê hay mô tả nội dung DH. Quản lý mục tiêu DH thực hành phải bảo đảm các mục tiêu chung của nền giáo dục, của cấp học, bậc học, của năng lực bộ môn, của bài học, chƣơng học.
- Để quản lý mục tiêu DH thực hành, nhà quản lý cần:
+ Quán triệt mục tiêu đổi mới giáo dục phổ thông nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc phù hợp với thực tiễn và truyên thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông của các nƣớc trong khu vực và thế giới.
+ Nắm đƣợc đặc điểm, đặc thù từng bộ môn, nắm đƣợc nội dung chƣơng trình. + Tạo điều kiện để giáo viên thực hiện thuận lợi các tiết thực hành.
+ Thƣờng xuyên dự giờ, kiểm tra hoạt động DH thực hành của giáo viên.
1.5.2. Quản lý nội dung dạy học thực hành
- Quản lý nội dung kế hoạch giảng dạy thực hành là một biện pháp quan trọng trong quá trình dạy học nhằm bảo đảm chất lƣợng và mục tiêu dạy học. Yêu cầu của công tác quản lý nội dung DH thực hành là tổ chức và điều khiển để thực hiện đúng và tốt các chƣơng trình môn học để đảm bảo khối lƣợng và chất lƣợng kiến thức cho học sinh theo đúng với mục tiêu giáo dục, làm cho học sinh tích cực học tập, lao động biến kiến thức truyền thụ của giáo viên thành kiến thức của mình từ đó vận dụng vào thực tiễn [20].
- Để quản lý tốt nội dung DH thực hành, nhà quản lý cần chỉ đạo DH bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chƣơng trình giáo dục phổ thông.
+ Ngƣời cán bộ quản lý cần nắm vững chủ trƣơng đổi mới giáo dục phổ thông của Đảng, Nhà nƣớc. Nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung đổi mới thể hiện cụ thể trong các văn bản chỉ đạo của ngành, trong chƣơng trình sách giáo khoa.
+ Nắm vững những yêu cầu bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chƣơng trình giáo dục phổ thông, đông thời tạo điều kiện thuận lợi và động viên, khuyến khích giáo viên tích cực đổi mới phƣơng pháp nhằm thực hiện tốt nội dung chƣơng trình.
thức khác nhau để giáo viên nắm đƣợc những yêu cầu về nội dung chƣơng trình và quan điểm đổi mới nội dung DH phù hợp với thời đại, với yêu cầu của xã hội.
+ Đẩy mạnh hoạt động bồi dƣỡng và khuyến khích giáo viên bồi dƣỡng thƣờng xuyên để nắm vững nội dung, chƣơng trình, nhất là các nội dung thực hành mới và khó.
1.5.3. Quản lý việc sử dụng các phương pháp dạy học thực hành
Trong DH thực hành, quản lý phƣơng pháp là một khâu vô cùng quan trọng. Việc đổi mới phƣơng pháp DH là nhằm hình thành cho HS năng lực tự học, tự nghiện cứu. Biến quá trình DH thành quá trình tự tự học. Công tác quản lý phƣơng pháp DH thực hành đòi hỏi ngƣời quản lý phải tìm hiểu bản chất và cách thức áp dụng những mô hình phƣơng pháp DH hiệu quả phù hợp với từng môn học, điều kiện thực tế của nhà trƣờng, địa phƣơng và HS nhƣng vẫn đảm bảo quy trình, nội dung và mục tiêu DH. Quản lý phƣơng pháp DH thực hành phải bảo đảm định hƣớng cho giáo viên và HS áp dụng các phƣơng pháp hiệu quả với từng chuyên môn, thƣờng xuyên khuyến khích giáo viên sáng tạo trong áp dụng phƣơng pháp tiên tiến và HS rèn luyện các kỹ năng học tập theo các phƣơng pháp đó. Tính chất chung của các phƣơng pháp này là:
- Phát huy tính tự giác, tích cực của HS.
- Dựa vào hoạt động chủ động của chính ngƣời học.
- Tạo ra môi trƣờng học tập năng động, giàu tính nhân văn và các quan hệ sƣ phạm có tính dân chủ.
- Tuân thủ các quy trình thực hành, thao tác mẫu để hình thành kỹ năng thực hành cho HS.
- Thích hợp với các phƣơng tiện kĩ thuật DH, trong đó có công nghệ thông tin hiện đại.
- Tạo ra nhiều cơ hội thực hành để HS trải nghiệm và phát huy sở trƣờng cá nhân.
1.5.4. Quản lý hình thức dạy học thực hành
- Về cơ bản, hình thức tổ chức DH là cách thức sắp xếp và tiến hành quá trình DH. Hình thức tổ chức còn đƣợc coi là cách sắp xếp tổ chức các biện pháp sƣ phạm thích hợp, nó tƣơng đói phụ thuộc mục đích, nhiệm vụ DH: mối quan hệ giữa giáo viên và HS; quan hệ giữa HS với nhau: theo số lƣợng ngƣời học; theo không gian diễn ra quá trình DH; theo cơ sở vật chất, thiết bị kĩ thuật phục vụ cho quá trình DH.
- Trong quản lý hình thức tổ chức DH, việc quản lý yếu tố tổ chức là cực kì quan trọng, bởi việc tổ chức phản ánh trình tự sắp xếp tƣơng hỗ và sự liên hệ qua lại giữa các yếu tố tồn tại trong một bài học hay quá trình DH nói chung. Tổ chức DH cũng đƣợc hiểu nhƣ là một trình tự xác định cả về mặt ý nghĩa, chức năng trong quy trình DH, cũng nhƣ ý nghĩa cấu trúc tạo ra sự khác nhau giữa các loại bài học.
- Việc quản lý hình thức DH thực hành nhằm đảm bảo quá trình DH thực hành của giáo viên đƣợc tổ chức khoa học, hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trƣờng, với đặc thù bộ môn, năng lực của HS và nhất là phù hợp với mục đích của dạy học thhực hành.
- Trong việc quản lý hình thức dạy học thực hành cần chú ý:
+ Hình thức dạy học thực hành có thể thay đổi so với nội dung nhằm tạo sự phù hợp với những thay đổi của các điều kiện dạy học thực hành.
+ Tạo điều kiện tốt nhất để giáo viên phát huy tối đa hiệu quả của DH thực hành trong điều kiện hiện có.
+ Hình thức tổ chức DH thực hành phải sát thực tế, và phải bảo đảm an toàn tuyệt đối cho ngƣời học và ngƣời dạy.
+ Trong trƣờng hợp có thể lựa chọn nhiều hình thức tổ chức DH thực hành khác nhau, cần lựa chọn hình thức nhằm phát huy tối đa mục tiêu của DH thực hành.
1.5.5. Quản lý cơ sở vật chất dạy học thực hành
- Cơ sở vật chất của nhà trƣờng đƣợc nhận thức nhƣ tổng thể điều kiện vật chất, hạ tầng kĩ thuật của nhà trƣờng, bao gồm: đất đai, các công trình kiến trúc (trụ sở, phòng làm việc, hội trƣờng, phòng họp, giảng đƣờng, phòng học, thƣ viện, phòng thí nghiệm, nhà xƣởng, kho tàng, …; các công trình ngoại thất nhƣ sân vƣờn, cây cảnh, đài tƣởng niệm, ao hồ, đƣờng xá, bể bơi, sân thể thao, sân vận động, …. Hệ thống cơ sở vật chất còn đƣợc hiểu bao gồm các loại máy móc, phƣơng tiện, thiết bị, dụng cụ, đồ dùng; ấn phẩm, tài liệu, sách báo, tƣ liệu điện tử (bao hàm cả mạng máy tính, các phần mềm, dữ liệu thông tin; vật liệu, nhiên liệu. Có nghĩa bao gồm cả thiết bị DH hay phƣơng tiện kĩ thuật DH.
- Trong đó, cơ sở vật chất phục vụ DH thực hành cũng rất đa dạng, nó không chỉ bao gồm các yếu tố trong phòng thí nghiệm mà cả các yếu tố ngoại thất, ngoại cảnh nhƣ: hệ thống vƣờn trƣờng, cây xanh, ao hồ, hệ thống nghiên cứu ngoài trời, ….
- Về toàn cục, quản lý hệ thống cơ sở vật chất DH thực hành trong nhà trƣờng phải hƣớng đến:
+ Đảm bảo tính pháp lí trong quản lý hệ thống cơ sở vật chất DH thực hành. + Đáp ứng tối đa trong khả năng có thể để thực hiện nhiệm vụ DH thực hành nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục.
+ Đầu tƣ, phân bổ, điều phối hợp lí cơ sở vật chất – thiết bị cho hoạt động DH thực hành.
+ Đảm bảo các tính năng kĩ thuật và không ngừng nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng cơ sở vật chất – thiết bị, năng lực phục vụ DH thực hành và nghiên cứu khoa học.
+ Duy trì sự bền vững, tính năng, công năng của cơ sở vật chất, thiết bị.
+ Thực hiện an toàn, vệ sinh môi trƣờng trong quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị thực hành.
- Cụ thể hóa các mục tiêu đã nêu, nhà trƣờng cần:
+ Trang bị đầy đủ và đồng bộ các hạng mục cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định, đảm bảo đồng bộ giữa trƣờng sở với hình thức tổ chức DH; nội dung và cơ sở vật chất, thiết bị; giữa trang thiết bị và điều kiện sử dụng, điều kiện bảo quản; giữa các thiết bị trong hệ thống, ….
+ Bố trí hợp lí các thành phần cơ sở vật chất, thiết bị trong khu vực nhà trƣờng, đáp ứng các yêu cầu kĩ thuật phòng chức năng, thí nghiệm; bố trí hợp lí địa điểm phòng thí nghiệm và địa điểm thực hành trong khu vực trƣờng, phù hợp với quy hoạch tổng thể của nhà trƣờng nhằm làm cho quá trình DH của giáo viên, và nhận thức của HS diễn ra có hiệu quả nhất.
+ Tạo ra môi trƣờng tổ chức DH có tính sƣ phạm, thuận lợi cho các hoạt động DH thực hành; đảm bảo các điều kiện về vệ sinh, sức khỏe, điều kiện an toàn, điều kiện thẩm mỹ cần thiết cho một cơ sở giáo dục.
+ Tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị một cách thiết thực phục vụ yêu cầu nâng cao chất lƣợng DH thực hành. Không để cho các cơ sở vật chất, thiết bị “nằm chết” trong các kho chứa, phòng thực hành. Phải làm cho từng HS đều đƣợc hƣởng thụ chất lƣợng nhận thức do các cơ sở vật chất, thiết bị DH mang lại,….
+ Tổ chức tốt việc bảo vệ, bảo dƣỡng và bảo trì cơ sở vật chất, thiết bị của nhà trƣờng vì nó là tài sản quý phục vụ sự nghiệp giáo dục.
1.5.6. Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá việc dạy học thực hành
- Trong quá trình DH nói chung và DH thực hành nói riêng, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS là một khâu quan trọng nhằm xác định thành tích học tập và mức độ chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, thái độ học tập của HS, nó vừa đóng vai trò “bánh lái”, vừa giữ vai trò động lực của DH. Có nghĩa là nó có tác dụng định hƣớng, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động DH và hoạt động quản lý giáo dục.
- Đối với HS, kiểm tra đánh giá hoạt động thực hành có tác dụng thúc đẩy quá trình học tập phát triển không ngừng. Qua kết quả kiểm tra, HS tự đánh giá mức độ chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tế so với yêu cầu của môn học và tự mình ôn tập, củng cố bổ sung, hoàn thiện học vấn bằng các phƣơng pháp tự học với hệ thống các thao tác tƣ duy của chính mình. Do đó, kiểm tra đánh giá trong DH thực hành chẳng những là biện pháp để hoàn thiện kỹ năng, nội dung học tập, vận dụng kiến thức mà còn là điều kiện để rèn luyện phƣơng pháp và hình thành
thái độ học tập tích cực cho HS.
- Đối với giáo viên, kết quả kiểm tra đánh giá hoạt động thực hành của HS vừa phản ánh thành tích học tập của HS vừa giúp giáo viên tự đánh giá vốn tri thức, trình độ chuyên môn, năng lực sƣ phạm, năng lực thực hành và dạy thực hành; thể hiện nhân cách uy tín của mình trƣớc HS. Trên cơ sở đó không ngừng nâng cao và hoàn thiện cả về trình độ học vấn, kỹ năng, nghiệp vụ, nghệ thuật sƣ phạm và nhân cách ngƣời thầy giáo.
- Đối với các cấp quản lý, kiểm tra đánh giá hoạt động DH thực hành là biện pháp để đánh giá kết quả giáo dục cả về định lƣợng và định tính. Đó là cơ sở để xây dựng chiến lƣợc giáo dục về mục tiêu, về đội ngũ giáo viên, về vấn đề đổi mới nội dung, phƣơng pháp và hình thức tổ chức hoạt động DH.
- Trong quản lý kiểm tra đánh giá hoạt động DH thực hành cần lƣu ý:
+ Nâng cao nhận thức của giáo viên về ý nghĩa tầm quan trọng, chức năng và các yêu cầu của việc kiểm tra, đánh giá kết quả thực hành của HS.
+ Tổ chức cho giáo viên học tập nắm vững quy định về kiểm tra, thi, ghi điểm, cộng điểm, đánh giá bài kiểm tra thực hành của HS.
+ Tổ chức kiểm tra, thi thực hành đúng qui chế.
+ Quy định giáo viên chấm bài có nhận xét chung cho toàn lớp và lời phê riêng cho từng bài kiểm tra thực hành.