8. Cấu trúc luận văn
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành các môn khoa học tự nhiên ở
3.2.1. Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý,
giáo viên, nhân viên về hoạt động dạy học thực hành các môn khoa học tự nhiên ở các trường THPT
a. Mục tiêu của biện pháp
- Có thể nói, nhận thức luôn giữ vai trò quan trọng trong quá trình triển khai bất kỳ hoạt động nào của một tổ chức. Nâng cao nhận thức giúp mỗi cán bộ quản lý, giáo viên hiểu rõ vai trò, trách nhiệm, nhiệm vụ của mình trong công tác tổ chức thực hiện, hình thành tƣ duy mới về nhận thức ý nghĩa của từng khâu trong quản lý DH thực hành để họ hiểu thấu đáo, đúng đắn về tác dụng của quản lý hoạt động DH thực hành các môn KHTN cho HS THPT. Từ đó hình thành động lực, tinh thần, thái độ tập trung mọi nguồn lực cho công tác DH thực hành, vƣợt qua mọi khó khăn, trở ngại để hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao trong công tác DH thực hành. Tuy nhiên, nhận thức ở đây không chỉ đối với các thành viên của Ban giám hiệu mà của toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của nhà trƣờng cùng tham gia, qua đó mỗi giáo viên DH thực hành tự nâng cao hiệu quả công tác của mình góp phần nâng cao chất lƣợng DH thực hành của nhà trƣờng. Các giáo viên khác góp phần tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của DH thực hành đến HS, phụ huynh, … tạo sự đồng thuận lớn đối với mọi đối
tƣợng, góp phần thực hiện thành công hoạt động DH thực hành cho HS THPT. Nhƣ vậy, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên là nội dung có tính chất quyết định sự thành bại của hoạt động quản lý DH thực hành.
- Từ kết quả khảo sát cho thấy nhận thức của một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên ở các trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau còn chƣa đúng đắn, sâu sắc về sự cần thiết và ý nghĩa của công tác quản lý hoạt động DH thực hành. Do đó, việc nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về công tác quản lý hoạt động DH thực hành là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động DH thực hành của các trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau.
Với ý nghĩa quan trọng đó, biện pháp này sẽ tạo động lực mạnh mẽ tác động đến ý thức, trách nhiệm của từng cá nhân, góp phần ảnh hưởng đến kết quả công tác quản lý hoạt động DH thực hành của các nhà trường.
b. Nội dung
Tổ chức tuyên truyền sâu rộng về DH thực hành và công tác quản lý DH thực hành, phổ biến kịp thời các văn bản về chủ trƣơng, chính sách phát triển giáo dục của Đảng, Nhà nƣớc; các văn bản của Bộ GDĐT, Sở GDĐT, Phòng GDĐT và của nhà trƣờng có liên quan đến DH thực hành và công tác quản lý DH thực hành. Trong tuyên truyền, phải đặc biệt nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa và mục đích của công tác quản lý DH thực hành cho cán bộ, giáo viên, nhân viên thông qua các cuộc họp, các buổi bồi dƣỡng thƣờng xuyên, định kỳ, ... đồng thời, đăng các nội dung này đến hệ thống trao đổi thông tin nội bộ, website của nhà trƣờng, nhằm tạo điều kiện để mọi cán bộ, giáo viên, nhân viên hiểu đƣợc sự cần thiết phải tự nguyện tham gia công tác DH thực hành và tuyên truyền ý nghĩa của hoạt động DH thực hành trong nhà trƣờng. Thông qua việc tổ chức quán triệt, học tập Nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc, hệ thống văn bản pháp quy về DH thực hành cũng nhƣ quản lý DH thực hành nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên có những hiểu biết nhất định về quản lý DH thực hành tƣơng ứng với vị trí công tác của mình hoặc hỗ trợ công tác tuyên truyền của nhà trƣờng.
c. Cách thức thực hiện biện pháp
- Hiệu trƣởng nhà trƣờng, cần phải xây dựng kế hoạch về tuyên truyền, phổ biến hoạt động quản lý DH thực hành cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ HS, chính quyền địa phƣơng nhận thức đƣợc ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động quản lý DH thực hành một cách khoa học, hiệu quả, phù hợp với điều kiện hiện có của nhà trƣờng. Nội dung và chủ đề tuyên truyền, phổ biến phù hợp với từng đối tƣợng, nội dung tuyên truyền cần phải ngắn gọn, thiết thực và có cập nhật nội dung phù hợp với
thực tế của nhà trƣờng, địa phƣơng.
- Nhà trƣờng cần thƣờng xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến về hoạt động DH thực hành và quản lý DH thực hành cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, vận động họ tích cực tham gia vào hoạt động này để mỗi ngƣời thấy rõ vai trò và trách nhiệm của mình đối với nhà trƣờng. Thông qua cuộc họp đầu năm, họp ban đại diện cha mẹ HS, các đợt học tập chính trị, nghị quyết của Đảng, hiệu trƣởng lồng ghép nội dung, mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết việc triển khai hoạt động quản lý DH thực hành của nhà trƣờng để nâng cao chất lƣợng giáo dục nhằm đạt đƣợc mục tiêu giáo dục đã đề ra; đồng thời, đăng các nội dung này đến hệ thống trao đổi thông tin nội bộ, website của nhà trƣờng, nhằm tạo điều kiện để mọi cán bộ, giáo viên, nhân viên hiểu đƣợc sự cần thiết phải tự nguyện tham gia công tác tuyên truyền cũng nhƣ DH thực hành các môn KHTN của nhà trƣờng; tổ chức trao đổi ý kiến, kinh nghiệm về hoạt động DH thực hành qua một số phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ: trang thông tin điện tử của trƣờng, Zalo,..., tạo cơ hội cho các nhà quản lý nắm bắt thông tin và thu nhận những đóng góp trí tuệ, các ý kiến phản hồi đầy đủ của cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trƣờng khi tham gia xây dựng hoạt động DH thực hành.
- Tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên, nhân viên đƣợc tham quan, học tập mô hình DH thực hành từ các trƣờng bạn, nhằm nâng cao hơn nữa sự cần thiết phải thực hiện công tác DH thực hành, coi đó nhƣ là một mục đích tự cải thiện chất lƣợng giáo dục của đơn vị mình. Nhà trƣờng thƣờng xuyên tổ chức các hội thảo về vấn đề liên quan đến hoạt động DH thực hành. Đồng thời, luôn tranh thủ sự giúp đỡ của Sở Giáo dục, UBND thành phố, các chuyên gia về DH thực hành nhằm học tập, chia sẻ kinh nghiệm từ đó giúp cho cán bộ, giáo viên có cơ hội trao đổi, thảo luận về các vấn đề liên quan đến hoạt động DH thực hành giúp cho cán bộ, giáo viên nhận thức đầy đủ, sâu sắc công tác DH thực hành và quản lý hoạt động DH thực hành các môn KHTN của nhà trƣờng.
- Nhà trƣờng cũng động viên khuyến khích cán bộ, giáo viên làm đề tài nghiên cứu về lĩnh vực DH thực hành và quản lý hoạt động DH thực hành các môn KHTN. Bên cạnh đó, đăng tải các đề tài nghiên cứu có chất lƣợng về lĩnh vực này trên webside của nhà trƣờng và của Sở Giáo dục nhằm tuyên truyền những cá nhân có đề tài nghiên cứu về hoạt động DH thực hành và quản lý hoạt động DH thực hành các môn KHTN xuất sắc, phù hợp với thực trạng của nhà trƣờng để cho các cán bộ, giáo viên trong nhà trƣờng học tập.
- Động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên có ý thức học tập, cống hiến, không ngừng cải tiến nâng cao chất lƣợng giáo dục thế hệ trẻ.
Đồng thời, bằng nhiều hình thức tác động, vừa bắt buộc (có cơ chế chế tài), vừa vận động, khuyến khích bằng những thành tựu, điển hình, lợi ích mang tính chất trực quan sinh động làm thay đổi nhận thức đội ngũ cán bộ, giáo viên của nhà trƣờng. Với nhận thức và hiểu biết đầy đủ, các thành viên nhà trƣờng sẽ tích cực, tự giác tham gia hoạt động DH thực hành của nhà trƣờng.
- Đƣa nội dung báo cáo kết quả công tác DH thực hành và quản lý hoạt động DH thực hành các môn KHTN vào sinh hoạt hội đồng sƣ phạm nhà trƣờng hàng tháng, sinh hoạt chuyên môn định kỳ để cả hội đồng sƣ phạm nhà trƣờng theo dõi công tác DH thực hành và quản lý hoạt động DH thực hành các môn KHTN của giáo viên và các thành viên Ban giám hiệu. Có chính sách ƣu đãi, động viên khen thƣởng kịp thời cán bộ, giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc phân công phụ trách công tác DH thực hành có tinh thần tích cực, nhiệt tình trong công tác DH thực hành. Nhà trƣờng cần phát động phong trào thi đua gắn với công tác DH thực hành giúp cho các thành viên hiểu hơn về ý nghĩa và vai trò của hoạt động DH thực hành và quản lý hoạt động DH thực hành các môn KHTN.
- Để thực hiện biện pháp này, đòi hỏi:
+ Hiệu trƣởng phải có tầm nhìn chiến lƣợc lâu dài và phải biết đánh giá, có uy tín, có tầm ảnh hƣởng sâu rộng đối với tập thể Hội đồng sƣ phạm.
+ Các hình thức tuyên truyên phải đa dạng và đƣợc tiến hành thƣờng xuyên. + Phải đa dạng các đối tƣợng để tuyên truyền từ đội ngũ giáo viê dạy các môn KHTN, giáo viên dạy các môn khác, Đoàn thanh niên, nhân viên, HS, phụ huynh, ….
+ Công khai công tác DH thực hành, những ƣu điểm, hạn chế, những yêu cầu và định hƣớng.
+ Hiệu trƣởng phải có khả năng thuyết phục, động viên; phải có khả năng kết nối với các đơn vị bạn và làm tốt công tác đối ngoại.
3.2.2. Biện pháp quản lý mục tiêu DH thực hành các môn KHTN ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
a. Mục tiêu của biện pháp
Xác định rõ mục tiêu DH thực hành phù hợp với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, với yêu cầu thực tế của xã hội. Trên cơ sở đó giúp giáo viên tổ chức triển khai thực hiện các bài DH thực hành theo đúng nội dung, thời gian phƣơng pháp nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra. Giáo viên xác định đƣợc mục tiêu về kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm việc tổ chức thực hiện nội dung, kế hoạch DH thực hành có đáp ứng đƣợc mục tiêu hay chƣa.
b. Nội dung của biện pháp
thực hành.
- Xây dựng chƣơng trình hợp lý, không quá ngắn, không quá tải; chƣơng tình có tính thiết thực, gắn với việc rèn luyện kỹ năng và vận dụng kiến thực vào thực tế, đặc biệt là phù hợp với mục tiêu đã đƣợc xác định.
- Định hƣớng đổi mới phƣơng pháp, hình thức DH để tạo ra hứng thú học tập cho HS, nhƣng cũng nâng cao hiệu quả DH thực hành giúp ngƣời dạy có thể đạt đƣợc mục tiêu của bài dạy.
- Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch DH thực hành, đánh giá việc thực hiện mục tiêu DH thực hành nói riêng và DH nói chung.
c. Cách thức thực hiện biện pháp
- Căn cứ vào các văn bản hƣớng dẫn của Bộ Giáo dục, sở Giáo dục và Đào tạo, các quy định, quy chế chuyên môn của nhà trƣờng; các kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở Giáo dục, của nhà trƣờng; …. Từ đó, cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quyền lợi cụ thể của từng giáo viên, từng bộ phận thành văn bản cụ thể.
- Vào thời điểm đầu năm học, Hiệu trƣởng phải chủ động chỉ đạo các bộ môn KHTN xây dựng nội dung chƣơng trình, kế hoạch, phƣơng pháp cụ thể về việc xây dựng nề nếp kỷ cƣơng trong nhà trƣờng đặc biệt là hoạt động DH thực hành và sử dụng các phòng thí nghiệm, thực hành. Từ đó bảo đảm cho việc thực hiện mục tiêu dạy DH nói chung và mục tiêu riêng, đặc thù từng bộ môn, nhất là mục tiêu rèn luyện kỹ năng thực hành.
- Trong việc xây dựng nề nếp DH thực hành, lãnh đạo nhà trƣờng phải tìm hiểu và nghiên cứu một cách đầy đủ, chính xác, cụ thể các nội dung quy chế văn bản pháp quy hƣớng dẫn để từ đó có thể lập đƣợc kế hoạch chỉ đạo cho đơn vị mình nhằm thực hiện thành công mục tiêu đã xác định. Trong việc xây dựng mục tiêu cần nêu đƣợc các mục tiêu chung, mục tiêu riêng biệt, mục tiêu cần nâng cao. Bố trí sắp xếp lực lƣợng, phân công nhiệm vụ cho các cá nhân phụ trách các công việc liên quan DH thực hành một cách cụ thể, hợp lý trên cơ sở phát huy tối đa năng lực, sở trƣờng của giáo viên và các bộ phận liên quan để thực hiện mục tiêu mang lại hiệu quả tối đa.
- Để thực hiện biện pháp này, đòi hỏi:
+ Hiệu trƣởng phải có tầm nhìn chiến lƣợc lâu dài và phải biết đánh giá tình hình hiện tại và dự đoán trong tƣơng lai nhằm xác định đƣợc mục tiêu tối ƣu nhất.
+ Hiệu trƣởng phải có tính quyết đoán trong chỉ đạo, chủ động trong công việc, trong công tác chỉ đạo các bộ phận trong nhà trƣờng.
+ Phó hiệu trƣởng chuyên môn phải có năng lực vững vàng, có khả năng xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn với các mujc tiêu phù hợp.
để khi xây dựng mục tiêu tạo đƣợc tính hệ thống của toàn chƣơng trình, không bị trùng lập giữa các khối lớp.
+ Giáo viên giảng dạy phải thƣờng xuyên nghiên cứu chuyên môn, cập nhật các văn bản chỉ đạo từ các cấp. Tự học, tự nghiên cứu để có khả năng xác định đƣợc mục tiêu và hoàn thành mục tiêu.
+ Giáo viên giảng dạy các môn KHTN phải nghiên cứu kỹ chuẩn kiến thức, kỹ nẵng để xác định mục tiêu đúng đắn và đầy đủ.
+ Giáo viên giảng dạy các môn KHTN phải nghiên cứu các phƣơng pháp, phƣơng tiện giảng dạy để thực hiện hiệu quả mục tiêu đã xác định.
3.2.3. Biện pháp quản lý nội dung DH thực hành các môn khoa học tự nhiên ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau các trường THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
a. Mục tiêu của biện pháp
Quản lý đƣợc những nội dung giáo viên sẽ tổ chức cho HS thực hành để bảo đảm rằng những nội dung HS đƣợc thực hành theo đúng quy định của Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục. Những nội dung đƣợc thực hành đáp ứng chuẩn kiến thức kỹ năng, không quá tải, không cắt xén và phù hợp với thực tế của nhà trƣờng.
b. Nội dung của biện pháp
- Xác định rõ mục tiêu của hoạt động DH thực hành đó là r n luyện, tiến đến hình thành kỹ năng, năng lực thực hành thí nghiệm cho HS; vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
- Xác định rõ những yêu cầu của chuẩn kiến thức, kỹ năng.
- Khảo sát điều kiện thực tế của địa phƣơng, của nhà trƣờng để xây dựng nội dung phù hợp.
c. Cách thức thực hiện biện pháp
- Phân tích rõ chuẩn kiến thức, kỹ năng; khảo sát kỹ điều kiện của nhà trƣờng, của địa phƣơng; đối chiếu năng lực của giáo viên, của HS và yêu cầu thực tế để xây dựng nội dung thực hành phù hợp.
- Các tổ chuyên môn trên cơ sở phân tích các yếu tố liên quan tiến hành xây dựng nội dung chƣơng trình DH thực hành. Trong quá trình xây dựng cần chú ý bảo đảm các nguyên tắc: khả thi, hiệu quả, hệ thống, ….
- Phó hiệu trƣởng chuyên môn trên cơ sở thống nhất nội dung phải thƣờng xuyên kiểm tra việc thực hiện nội dung DH thực hành để có những điều chỉnh kịp thời (nếu cần thiết).
- Để thực hiện biện pháp này, đòi hỏi: