Đặc điểm và vai trò của dạy học thực hành

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học thực hành các môn khoa học tự nhiên trên địa bàn thành phố cà mau tỉnh cà mau 1 (Trang 36 - 37)

8. Cấu trúc luận văn

1.4. Đặc điểm và vai trò của dạy học thực hành

1.4.1. Đặc điểm hoạt động dạy học thực hành

a. Sự khác nhau giữa dạy học lý thuyết và dạy học thực hành

Dạy lý thuyết và dạy thực hành trong DH có cùng một mục đích, nhƣng lại có những nhiệm vụ khác nhau. DH thực hành thể hiện sự khác biệt chính ở những điểm sau:

- Trong DH thực hành xuất hiện mối liên hệ tức thời giữa lý thuyết với thực tiễn, trong khi đó nói chung thì trong dạy lý thuyết gần nhƣ không có sự xuất hiện thực tiễn. - Trong dạy thực hành đơn vị thời gian vẫn là tiết học nhƣng chủ yếu học ở ngoài lớp nhƣ thực địa, vƣờn trƣờng, phòng thí nghiệm. Trong khi đó dạy lý thuyết chủ yếu diễn ra ở lớp học.

- Trong dạy thực hành, số lƣợng HS thực hiện thực hành rất khác nhau (thƣờng theo từng nhóm HS và có thiể chia thành từng ca khác nhau). Trong dạy lý thuyết thì số lƣợng HS lớn hơn (cả lớp) và không thay đổi trong toàn bộ thời gian (không kể việc chia thành các nhóm nhỏ thảo luận).

- Trong dạy thực hành trên cơ sở của lao động thực tế nên có nhƣng nguy hiểm nhất định (nhƣ tiếp xúc các thiết bị điện, hóa chất, sông hồ, …) nên phải chuẩn bị chu đáo và bảo đảm nghiêm ngặt việc thực hiện các quy định về an toàn hơn trong dạy lý thuyết.

- Trong dạy thực hành, HS học tiếp xúc trực tiếp với thực tiễn nên thƣờng sẽ phát sinh nhiều ý tƣởng sáng tạo, tri thức khắc sâu hơn khi dạy lý thuyết.

- Trong dạy thực hành, hoạt động dạy của giáo viên và học của HS không đơn thuần là trau dồi, truyền thụ tri thức mà còn là hình thành kỹ năng, kỹ xảo; giúp HS yêu lao động, say mê sáng tạo hơn.

- Cũng trong DH thực hành, các em đƣợc tiếp xúc thực tế, đƣợc trải nghiệm, tự tay thực hiện thực hành từ đó mà HS cũng thích thú hơn.

b. Tính chất xã hội của lao động học tập thực hành

Quá trình DH thực hành có liên hệ chặt chẽ với quá trình lao động xã hội. Đây là một vấn đề cơ bản trong dạy thực hành mà ngƣời giáo viên phải nghiên cứu một cách nghiêm túc, bởi vì chính thông qua lao động thực tiễn đã rút ra để rồi xây dựng mục đích và nhiệm vụ của DH thực hành.

- Trong DH thực hành tính chất của sự lĩnh hội nhận thức của HS đã từng bƣớc chuyển biến từ hoạt động có tính chất học tập thuần tuý là tiếp thu tri thức sang học tập thực hành rồi đến ứng dụng trong lao động, sáng tạo trong sản xuất. Trong DH thực hành, nguyên lý giáo dục: "Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trƣờng gắn liền với xã hội” thể hiện rất rõ nét, đồng thời cũng có điều kiện

khách quan thuận lơị để thục hiện một cách triệt để.

- Trong DH thực hành hoạt động học tập có tính chất phân hoá cao do sự đa dang phong phú của các yêu cầu đặc trƣng của các sự vật, hiện tƣợng cùng với những năng khiếu, sở thích nội tại trong từng HS cũng có sự khác nhau.

- DH thực hành không chỉ hƣớng tới ứng dụng, chứng minh những cái đã có trong chƣơng trình, sách giáo khoa mà còn hƣớng đến giải quyết những vấn đề thực tế, những đói hỏi, những bức thiết của xã hội.

1.4.2. Vai trò của hoạt động dạy học thực hành

- Đối với các môn KHTN, các tiết dạy thực hành không chỉ là cách để giúp HS thu nhận kiến thức dựa trên các thí nghiệm mà còn giúp HS rèn luyện các kỹ năng sử dụng các dụng cụ thực hành, rèn luyện tƣ duy để gắn kiến thức môn học với thực tế. Các tiết thực hành có nhiều mức độ khác nhau: “Thực hành khởi đầu” nhằm giới thiệu nội dung bài học, gây hứng thú và thu hút HS; “Thực hành thu nhận kiến thức” cung cấp cơ hội cho HS phát hiện vấn đề, có thể tự rút ra đƣợc các giả thuyết, từ đó hiểu và thu nhận đƣợc kiến thức; “Thực hành củng cố kiến thức” nhằm giúp HS hiểu biết sâu hơn về công nghệ trong cuộc sống hàng ngày, kích thích sự sáng tạo, đòi hỏi khả năng giải thích, mở rộng kiến thức ở HS.

- Thực hành đƣợc coi là nhân tố thúc đẩy, có ảnh hƣởng tích cực tới quá trình học tập và các trải nghiệm thực tế của HS. Thông qua việc thực hành, HS có thể tự mình giải thích đƣợc nội dung khoa học, đƣa ra đƣợc nhiều câu trả lời, hình thành và phát triển kỹnăng, làm việc tập trung và chính xác, từ đó học cách lập kế hoạch, tổ chức thực hiện công việc, chuẩn bị và phân công công việc trong nhóm, biết cách thu thập và ghi chép các kết quả mang lại từ bài học, mô tả và phân tích chính xác đối tƣợng của bài học và đi tới kết luận, qua đó rút ra bài học thành công, khó khăn và thất bại trong học tập, công việc.

- Khi tiến hành thực hành HS đƣợc đứng ở vị trí của nhà nghiên cứu, các em đƣa ra phán đoán, nhận xét, kết luận qua đó các em lĩnh hội cả phƣơng pháp nghiên cứu khoa học bộ môn, làm chủ kiến thức. Ngoài ra thực hành còn rèn luyện năng lực tƣ duy độc lập, tính chủ động sáng tạo, rèn luyện tính kiên trì, chính xác, trung thực. Qua các bài thực hành em có sự say mê yêu thích môn học, khơi gợi lòng ham muốn nghiên cứu khoa học, yêu thiên nhiên, yêu sự phong phú của sinh giới.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học thực hành các môn khoa học tự nhiên trên địa bàn thành phố cà mau tỉnh cà mau 1 (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)