Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá việc dạy học thực hành

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học thực hành các môn khoa học tự nhiên trên địa bàn thành phố cà mau tỉnh cà mau 1 (Trang 85 - 88)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành các môn khoa học tự nhiên ở

3.2.6. Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá việc dạy học thực hành

a. Mục tiêu của biện pháp

Công khai hóa nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi HS, tạo cơ hội cho HS phát triển kỹ năng tự đánh giá, giúp HS nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích động viên việc học tập. Giúp cho giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của mình, tự hoàn thiện hoạt động dạy, phân đấu không ngừng nâng cao chất lƣợng và hiệu quả DH. Không những thế, thực hiện tốt hoạt động kiểm tra đánh giá còn giúp cho hoạt động dạy – học dần dần đi vào nề nếp.

b. Nội dung của biện pháp

- Xây dựng cho HS động cơ học tập nghiêm túc, giáo viên dạy nghiêm túc để đạt đƣợc những mục tiêu đã đề ra. Phải cho HS thấy đƣợc tầm quan trọng của học thực hành cũng nhƣn vai trò của hoạt động kiểm tra đánh giá dạy thực hành.

- Thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát tình hình học của HS và dạy của giáo viên để có những điều chỉnh kịp thời (nếu cần thiết).

- Sử dụng đa dạng các hình thức kiểm tra, đánh giá để việc kiểm tra đạt yêu cầu kỹ thuật, việc đánh giá trở nên chính xác và kết quả đánh giá có ý nghĩa nhất.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra và thực hiện đúng kế hoạch. Chú ý việc đổi mới kiểm tra đánh giá theo hƣớng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Tập huấn, nâng cao năng lực co giáo viên; chuẩn bị kinh phí, trang thiết bị tốt nhất phục vụ cho công tác kiểm tra đánh giá.

c. Cách thức thực hiện biện pháp

- Ngay đầu năm học, Hiệu trƣởng phải quán triệt cho giáo viên, HS tinh thần đổi mới kiểm tra đánh giá của Bộ Giáo dục từ kiểm tra kiến thức chuyển sang kiểm tra năng lực. Một khi có sự đồng thuận của các bộ phận, của giáo viên và HS thì việc thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá trong DH thực hành sẽ diễn ra thuận lợi. Từ đó, dần dần sẽ tạo đƣợc nề nếp, thói quen thực hiện họt động kiểm tra đánh giá DH thực hành trong toàn thể cán bộ, giáo viên và HS.

- Lãnh đạo nhà trƣờng, các tổ trƣởng chuyên môn thƣờng xuyên giám sát, kiểm tra việc DH thực hành, việc kiểm tra thực hành của giáo viên. Đồng thời, thƣờng xuyên cùng những giáo viên có năng lực dự giờ, giám sát việc kiểm tra thực hành của giáo viên để uốn nắn kịp thời, rút kinh nghiệm, hƣớng dẫn thêm cho giáo viên các kỹ năng cần thiết.

- Trong xây dựng kế hoạch của phó Hiệu trƣởng chuyên môn phải xây dựng đƣợc kế hoạch dạy và kiểm tra DH thực hành. Trong kế hoạch cần dự kiến thời gian hợp lý, xác định tỷ lệ tƣơng ứng giữa kiểm tra lý thuyết và kiểm tra thực hành, số lần kiểm tra thực hành trong mỗi học kỳ, mỗi năm học. Trên cơ sở kế hoạch của Phó hiệu trƣởng, các tổ chuyên môn cụ thể hóa thành kế hoạch tổ, giáo viên cụ thể hóa thành kế hoạch của cá nhân.

- Quá trình kiểm thực hành rất phức tạp, do đó cần chú ý bố trí thêm giáo viên trong mỗi giờ kiểm tra thực hành để việc kiểm tra thực hành diễn ra an toàn, nghiêm túc, đạt đƣợc kết quả cao và việc đánh giá trở nên chính xác.

- Tổ chức tập huấn cho giáo viên về công tác đổi mới kiểm tra đánh giá nói chung và kiểm tra DH thực hành nói riêng để giáo viên nắm đƣợc tinh thần, cách thức thực hiện. Cho giáo viên giáo lƣu, Hội thảo, tham quan cùng trƣờng bạn (các trƣờng có học động DH thực hành diễn ra mạnh) để rút kinh nghiệm, học hỏi thêm nhằm nâng cao kỹ

năng, chuyên môn, nghiệp vụ.

- Chuẩn bị một cách tốt nhất, đầy đủ nhất trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm tra, để hoạt động kiểm tra đƣợc thực hiện đúng kế hoạch, an toàn, hiệu quả. Bên cạnh đó, cần chuẩn bị kinh phí để đầu tƣ, bổ sung thiết bị khi cần thiết; để chi trả chế độ cho những giáo viên đƣợc tăng cƣờng hỗ trợ hoạt động kiểm tra.

- Khuyến khích, động viên, khen thƣởng những giáo viên có nhiều sáng tạo, đổi mới trong quá trình DH thực hành, có thể xem đó nhƣ là một đề tài, một sáng kiến khoa học.

- Nâng cao chất lƣợng giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Chất lƣợng giảng dạy và nghiên cứu khoa học có thể đƣợc đánh giá từ kết quả học tập của HS, từ những đánh giá dành cho giáo viên, từ nhận xét của quản lý và sử dụng HS, ..., cần có những tiêu chí để đánh giá chất lƣợng và lấy đó làm cơ sở để đánh giá chất lƣợng giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

- Để thực hiện biện pháp này, đòi hỏi:

+ Hiệu trƣởng phải quán triệt cho giáo viên tinh thần đổi mới kiểm tra đánh giá.

+ Giáo viên phải chủ động tiếp cận với công tác đổi mới kiểm tra đánh giá, nghiên cứu các hình thức kiểm tra phù hợp.

+ Hiệu trƣởng phải chỉ đạo đƣa kiểm tra thực hành các môn KHTN thành 1 phần của kiểm tra chung trong môn học.

+ Phó hiệu trƣởng chuyên môn, giáo viên phụ trách các phòng thực hành phải rà soát các điều kiện tốt nhất để công tác kiểm tra thực hành diễn ra thuận lợi nhất.

+ Việc tập huấn kiểm tra đánh giá cho giáo viên phải thƣờng xuyên, cập nhật và chú ý đa dạng hình thức kiểm tra, đánh giá.

+ Việc kiểm tra, giám sát của Ban giám hiệu và tổ trƣởng chuyên môn phải đƣợc duy trì trong suốt quá trình DH của giáo viên.

+ Phải chuẩn bị các nguồn kiinh phí cần thiết cho việc động viên, khen thƣởng liên quan đến hoạt động kiểm tra, đánh giá DH thực hành.

* Mối quan hệ giữa các biện pháp

Nhƣ trên đã trình bày, tác giả đề cập tới 6 nhóm biện pháp quản lý cơ bản nhất để quản lý hoạt động DH thực hành ở các trƣờng THPT. Các biện pháp đề xuất trong luận văn đều căn cứ dựa vào lý luận, thực tiễn và trên cơ sở thực trạng quản lý DH thực hành các môn KHTN ở các trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau.

Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại và hỗ trợ cho nhau cùng thực hiện hiệu quả công tác quản lý. Mỗi biện pháp có thế mạnh và vị trí cần thiết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý DH thực hành.

Thật vậy, biện pháp nâng cao nhận thức tốt cho cán bộ, giáo viên, nhân viên về quản lý hoạt động DH thực hành các môn KHTN, trong điều kiện thuận lợi: Đầy đủ trang thiết bị, điều kiện làm việc, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì tất yếu tinh thần tích cực, ý thức trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên sẽ đƣợc nâng lên và ngƣợc lại.

Khi quản lý hoạt động DH thực hành các môn KHTN, Hiệu trƣởng phải vận dụng các biện pháp một cách đồng bộ, linh hoạt, có hệ thống, biện pháp này là tiền đề, cơ sở cho biện pháp kia, chúng bổ sung cho nhau, thúc đẩy nhau cùng hoàn thiện để góp phần nâng cao chất lƣợng DH thực hành các môn KHTN trong nhà trƣờng.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học thực hành các môn khoa học tự nhiên trên địa bàn thành phố cà mau tỉnh cà mau 1 (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)