Hình thức tổ chức dạy học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học thực hành các môn khoa học tự nhiên trên địa bàn thành phố cà mau tỉnh cà mau 1 (Trang 32 - 34)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. Các yếu tố của hoạt động dạy học thực hành

1.3.4. Hình thức tổ chức dạy học

- Công tác DH ở bất kỳ cấp độ nào cũng đƣợc tiến hành trong những hình thức tổ chức DH nhất định. Vì vậy, nghiên cứu các những hình thức tổ chức DH ở trƣờng học là một vấn đề rất quan trọng của lý luận DH, đồng thời cũng là một vấn đề có ý nghĩa rất thực tiễn đối với ngƣời giáo viên. Nhƣng cho đến nay, nhiều khía cạnh trong những hình thức tổ chức DH còn chƣa đƣợc nghiên cứu đầy đủ. Trong nhiều trƣờng hợp, một số nƣớc xã hội chủ nghĩa (trƣớc đây) cũng nhƣ tƣ bản chủ nghĩa ngƣời ta sử dụng các khái niệm những hình thức tổ chức DH và phƣơng pháp DH nhƣ những khái niệm đồng nghĩa.

- Vận dụng vào hoạt động giáo dục, có thể nói hình thức tổ chức DH là cách sắp xếp, tổ chức các biện pháp sƣ phạm. Từ đây, ta có thể định nghĩa “Hình thức tổ chức dạy học là cách thức sắp xếp và tiến hành quá trình dạy học. Hình thức tổ chức còn đƣợc coi là cách sắp xếp tổ chức các biện pháp sƣ phạm thích hợp, nó tƣơng đối phụ thuộc mục đích, nhiệm vụ dạy học: mối quan hệ giữa giáo viên và HS; quan hệ giữa

HS với nhau: theo số lƣợng ngƣời học; theo không gian diễn ra quá trình dạy học; theo cơ sở vật chất, thiết bị kĩ thuật phục vụ cho quá trình dạy học.”. Hình thức tổ chức DH thay đổi tùy theo mục đích, nhiệm vụ DH, tùy theo số lƣợng ngƣời học. Các nhiệm vụ DH, nội dung DH, phƣơng pháp DH đều đƣợc tiến hành trong các hình thức tổ chức DH.

- Có thể hiểu, hình thức tổ chức DH là hình thức tác động qua lại giữa hoạt động dạy và hoạt động học, sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên và HS đƣợc thực hiện theo một trật tự, một số chế độ nhất định. Trong đó hoạt động dạy và hoạt động học thống nhất biện chứng với nhau.

- Mỗi hình thức tổ chức DH đƣợc xác định tùy thuộc vào những mối quan hệ của các yếu tố cơ bản nhƣ:

+ DH có tính tập thể hay cá nhân: hình thức DH sẽ là cá nhân, nhóm, toàn lớp. + Mức độ hoạt động độc lập của cá nhân trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng: hình thức DH là bài lên lớp, bài thảo luận, bài luyện tập, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, ….

+ Phƣơng pháp chiếm lĩnh, tổ chức và điều khiển hoạt động học của HS. + Mục tiêu cần đạt của bài học: hình thức bài ôn tập, bài kiểm tra, bài luyện tập, bài vận dụng, ….

+ Địa điểm và thời gian học tập: bài học tại nhà, bài học thực địa, bài học tại phòng thí nghiệm, ….

- Đối với DH thực hành các môn KHTN, các hình thức đều có những tác dụng nhất định.

+ Loại 1: Các hình thức tổ chức DH nhằm tìm tòi tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo bao gồm: lên lớp (lớp bài), xemina, các buổi thực hành, các buổi học ở phòng thí nghiệm, thực hành học tập và thực hành sản xuất, bài tập nghiên cứu và luận văn tốt nghiệp, công tác độc lập của HS (tự học). Đây là nhóm hình thức DH hay dử dụng nhất trong DH thực hành các môn KHTN.

+ Loại 2: Các hình thức tổ chức DH nhằm kiểm tra và đánh giá tri thức kỹ năng, kỹ xảo bao gồm: kiểm tra, sát hạch, thi học kỳ, thi lên lớp, thi tốt nghiệp và bảo vệ luận văn tốt nghiệp. Nhóm này ít khi đƣợc sử dụng trong DH thực hành do điều kiện tổ chức của các nhà trƣờng hạn chế. Tuy nhiên, do yêu cầu của thực tiễn, nhóm hình thức tổ chức DH này cần đƣợc tiến hành quy cũ, có kế hoạch, chất lƣợng.

+ Loại 3: Các hình thức tổ chức DH có tính chất ngoại khóa bao gồm: các nhóm khoa học của HS, câu lạc bộ khoa học của HS, các hình thức tổ chức phổ biến khoa học của HS, các hoạt động xã hội của HS và hội nghị học tập của học sinh. Nhóm hình thức tổ chức DH thƣờng làm tăng sự hứng thú của HS nhƣng ít khi đƣợc

sử dụng do điều kiện thực hiện khó khăn nhƣ: kinh phí, thời gian, không bảo đảm an toàn, ….

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học thực hành các môn khoa học tự nhiên trên địa bàn thành phố cà mau tỉnh cà mau 1 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)