40 Cách thứ ba: Thi thiết kế một trò chơi ô chữ chứa nội dung kiến thức về tác

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) một số SÁNG KIẾN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG dạy học TRỰC TUYẾN bộ môn NGỮ văn (Trang 38 - 39)

- GV yêu cầu HS thực hiện bài tập 1.

40 Cách thứ ba: Thi thiết kế một trò chơi ô chữ chứa nội dung kiến thức về tác

Cách thứ ba: Thi thiết kế một trò chơi ô chữ chứa nội dung kiến thức về tác phẩm văn học đã học. Đây là một dạng bài tập khó, có thể giao cho các nhóm, tổ. Để làm được điều này, giáo viên cần có yêu cầu cụ thể về số lượng câu hỏi, nội dung kiến thức được hỏi, yêu cầu về đáp án… Học sinh có thể thực hiện bài tập bằng cách trực tiếp thiết kế ô chữ trên giấy, hoặc tạo thành slide trình chiếu nhờ công nghệ thông tin (biết khai thác Powerpoint kết hợp với Classpoint hoặc Kahoot). Cách kiểm tra, vận dụng này góp phần phát huy được tư duy sáng tao, phát huy được khả năng công nghệ thông tin, khả năng bao quát vấn đề của học sinh. Đặc biệt, trong quá trình chấm sản phẩm, giáo viên phát hiện sao chép dễ dàng hơn.

Hướng dẫn học sinh vận dụng, hay kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học trực

tuyến trong môn Ngữ văn không giống những bộ môn khác mà mang đặc thù riêng, vì Ngữ văn là bộ môn tự luận. Giáo viên không chỉ kiểm tra các em nắm được những kiến thức gì mà còn phải kiểm tra được kĩ năng nói, nghe, đọc viết, khả năng cảm thụ văn học… Chính vì vậy, thầy cô nên ít sử dụng hình thức trắc nghiệm, tăng cường các hoạt động trải nghiệm cá nhân (thay nhân vật gửi thông điệp, chọn câu thơ, câu văn yêu thích…), nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ (viết câu, viết đoạn, chữa lỗi câu ...). Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra đánh giá, thầy cô cần chú ý đến tính chuyên cần của các em, đánh giá được sự tiến bộ của chính bản thân học sinh qua từng tiết học. Đó cũng là tinh thần chung của kiểm tra đánh giá theo hướng phát huy năng lực học sinh.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) một số SÁNG KIẾN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG dạy học TRỰC TUYẾN bộ môn NGỮ văn (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)