Tiến trình dạy học

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) một số SÁNG KIẾN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG dạy học TRỰC TUYẾN bộ môn NGỮ văn (Trang 46 - 49)

1. Hoạt động 1: Mở đầu (thực hiện ở nhà, trước giờ học) a) Mục tiêu: a) Mục tiêu:

- Học sinh ghi nhớ, nhận biết được những thông tin về tác phẩm: Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác.

- Liên kết thông tin, giới thiệu khái quát về “Nhật kí trong tù” và “Chiều tối”. - Bước đầu HS xác định được thể thơ, nhân vật trữ tình; tìm được một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc, từ đó đưa ra được nhận xét của bản thân về nội dung và nghệ thuật tác phẩm “Chiều tối”.

b) Nội dung:

GV giao nhiệm vụ (thông qua hệ thống quản lí học tập)

Học sinh thực hiện các nhiệm vụ sau (làm vào vở hoặc tạo thành slide trình chiếu, tạo video thuyết trình):

Nhiệm vụ 1: Đọc phần Tiểu dẫn và văn bản “Chiều tối”, kết hợp với xem video theo đường link https://www.youtube.com/watch?v=LYU8LfB0Kto (Sách hay nên đọc – Nhật kí trong tù) và hoàn thành các bảng sau:

Bảng 1:

Tập thơ “Nhật kí trong tù”

1 Hoàn cảnh sáng tác, chữ viết, số lượng bài

2 Giá trị nội dung 3 Giá trị nghệ thuật

Bảng 2:

Bài thơ “Chiều tối”

1 Xuất xứ

2 Hoàn cảnh sáng tác 3 Thể thơ

4 Bố cục

Bảng 3: Nối cột A với B để giải nghĩa phần phiên âm bài thơ, đánh dấu vào những cặp từ mà bản dịch thơ dịch chưa sát.

A B

1. quyển điểu a. lò than đã đỏ

2. cô vân b. chim mỏi mệt

3. mạn mạn c. xay ngô

4. ma bao túc d. chòm mây lẻ loi 5. bao túc ma hoàn e. ngô xay xong

6. lô dĩ hồng f. chậm chậm

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về nội dung, nghệ thuật của bài thơ a. Hai câu thơ đầu

Yêu cầu: Đọc kĩ phiên âm, dịch nghĩa, lần lượt trả lời các câu hỏi sau:

1. Hình ảnh thiên nhiên nào xuất hiện trong hai câu thơ đầu? Các hình ảnh ấy được miêu tả như thế nào?

2. Xác định điểm nhìn nghệ thuật?

3. Miêu tả cảnh thiên nhiên, tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng? 4. Cảm nhận của em về vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên?

5. Bức tranh thiên nhiên “nói hộ” tâm trạng nào của người tù? 6. Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn người tù?

7. Viết đoạn văn từ 2-4 câu, tóm tắt về nội dung và nghệ thuật của hai câu đầu.

b. Hai câu sau:

Yêu cầu: Đọc kĩ phiên âm, dịch nghĩa, lần lượt trả lời các câu hỏi sau: 1. Chỉ ra những hình ảnh xuất hiện trong hai câu thơ cuối?

2. Xác định điểm nhìn nghệ thuật?

3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật ở hai câu thơ cuối? 4. Em hãy chỉ ra sự vận động của tứ thơ?

5. Cảm nhận của em về từ “hồng” cuối bài thơ?

6. Nhận xét của em về bức tranh cuộc sống và tâm trạng người tù? 7. Viết đoạn văn từ 2-4 câu, tóm tắt về nội dung và nghệ thuật của hai câu cuối.

c) Sản phẩm: Nhiệm vụ 1. Nhiệm vụ 1.

Bảng 1:

Nhật kí trong tù

1 Hoàn cảnh sáng tác 8/1942 – 9/1943 - chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam. Hồ Chí Minh sáng tác tập “Nhật kí trong tù” gồm 134 bài thơ viết bằng chữ Hán

2 Giá trị nội dung - Sự thật về nhà tù và xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch.

- Bức chân dung tự họa của HCM: Một tinh thần thép, bất khuất, một phong thái ung dung tự tại luôn tin tưởng lạc quan, tinh thần yêu nước cháy bỏng, luôn khát vọng tự do khắc khoải, luôn hướng về Tổ quốc, tinh thần yêu thiên nhiên và tinh thần nhân đạo. (Thép – tình)

3 Giá trị nghệ thuật + Đậm màu sắc cổ điển. + Thể hiện tinh thần hiện đại.

Bảng 2:

Nhật kí trong tù

1 Xuất xứ Bài thơ thứ 31 trong tập thơ Nhật kí trong tù. 2 Hoàn cảnh sáng tác Được gợi cảm hứng từ một buổi chiều tối tác

giả bị giải từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào cuối mùa thu 1942.

3 Thể thơ Thể thơ tứ tuyệt 4 Bố cục Bố cục 2 phần:

- Bức tranh thiên nhiên

- Bức tranh sinh hoạt cuộc sống.

Bảng 3:

- 1b, 2d,3f,4c,5e,6a

- Những điểm dịch chưa sát: cô vân, mạn mạn, “xay ngô tối”, biệp pháp điệp.

Nhiệm vụ 2: Hai câu đầu:

- Hình ảnh thiên nhiên xuất hiện trong hai câu thơ đầu: Cánh chim, chòm mây.

Các hình ảnh ấy được miêu tả với các trạng thái: Cánh chim mệt mỏi, về rừng, tìm cây ngủ, chòm mây cô đơn, lẻ loi, lững lờ, chậm chậm trôi trên bầu trời - Điểm nhìn nghệ thuật: từ thấp đến cao.

- Miêu tả cảnh thiên nhiên, tác giả sử dụng chấm phá, lấy điểm vẽ diện. → Tác dụng: Vẽ nên bức tranh thiên nhiên miền sơn cước đẹp, khoáng đạt, yên ả, vắng lặng, đượm buồn.

- Cảm nhận về vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên: Bức tranh thiên nhiên rộng lớn về miền sơn cước, một bức tranh đẹp, yên ả, vắng lặng, đượm buồn. - Bức tranh thiên nhiên “nói hộ” tâm trạng mệt mỏi, buồn cô đơn sau một ngày lưu đày, khao khát có được chốn nghỉ ngơi bình yên.

- Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn người tù: Yêu thiên nhiên, ung dung, tự tại. - Viết đoạn văn từ 2-4 câu, tóm tắt về nội dung và nghệ thuật của hai câu đầu: Với bút pháp, thi liệu giàu màu sắc cổ điển, hai câu đầu vẽ nên một bức tranh thiên nhiên rộng lớn, tĩnh lặng của miền sơn cước. Qua đó, người đọc cảm nhận được tâm hồn yêu thiên nhiên, phong thái ung dung tự tại của người tù. Hai câu thơ kết: - Những hình ảnh xuất hiện trong hai câu thơ cuối: Cô em xóm núi đang xay ngô, lò than rực đỏ.

- Xác định điểm nhìn nghệ thuật: Từ cao xuống thấp

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) một số SÁNG KIẾN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG dạy học TRỰC TUYẾN bộ môn NGỮ văn (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)