Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn sinh học theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh ở các trường thpt huyện phước sơn, tỉnh quảng nam (Trang 73 - 78)

9. Cấu trúc luận văn

2.5. Đánh giá chung

2.5.1. Điểm mạnh

Qua điều tra và phân tích thực trạng cho thấy hiệu trƣởng các trƣờng THPT huyện Phƣớc Sơn đã thực hiện nghiêm túc Điều lệ trƣờng học và các văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn của Bộ, Sở giáo dục và đào tạo. Hiệu trƣởng các nhà trƣờng đã thực hiện đúng các khâu về quản lý giáo dục. Hàng năm, các nhà trƣờng đều xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học định hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học và tổ chức thực hiện đạt đƣợc những kết quả cơ bản.

Các nhà trƣờng đã thực hiện nghiêm túc nội dung chƣơng trình giáo dục THPT hiện hành, đồng thời có chỉ đạo tiếp cận dạy học theo tiếp cận PTNL học sinh. Các tổ/nhóm chuyên môn và một số giáo viên đã bƣớc đầu xây dựng đƣợc một số chuyên đề dạy học và đƣa vào áp dụng, đạt kết quả nhất định.

Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh cơ bản đƣợc quản lý chặt chẽ, đảm bảo giữ vững đƣợc nền nếp dạy học. Công tác đổi mới HTTC, PP, KTDH theo tiếp cận PTNL học sinh đã đƣợc quan tâm chỉ đạo thực hiện và đƣợc thể hiện có hiệu quả ở một số giờ dạy. Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS đƣợc tổ chức thực hiện nghiêm túc theo đúng quy chế hiện hành. GV các nhà trƣờng đã từng bƣớc đa dạng hóa các phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. Một số ít GV đã tiến hành đổi mới PP KTĐG định hƣớng phát triển năng lực học sinh.

Hiệu trƣởng các nhà trƣờng đã chủ động tham mƣu với các cấp có thẩm quyền đầu tƣ xây dựng, mua sắm đáp ứng đủ CSVC, TBDH cơ bản đáp ứng đủ cho hoạt động dạy học. Công tác xã hội hóa giáo dục đã đƣợc các hiệu trƣởng quan tâm, góp phần xây dựng các nhà trƣờng phát triển.

2.5.2. Hạn chế

Bên cạnh những ƣu điểm trên trong công tác quản lý hoạt động dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực HS vẫn còn một số nhƣợc điểm cần khắc phục đó là:

Việc thực hiện linh hoạt, sáng tạo nội dung, chƣơng trình theo cách chủ động xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp, liên môn ở các nhà trƣờng còn rất hạn chế. Khâu xây dựng chƣơng trình nội dung dạy học phù hợp với thực tiễn để phê duyệt và đƣa vào áp dụng chƣa đƣợc thực hiện tốt, cơ bản vẫn dạy nội dung chƣơng trình củ.

Hiệu trƣởng trƣờng quản lý hoạt động dạy của GV, hoạt động học của HS vẫn thực hiện theo kinh nghiệm, mới dừng ở việc giữ ổn định nền nếp dạy học, thiếu sự đổi mới.

Việc đổi mới HTTC, PP, KTDH diễn ra rất chậm chạp, lúng túng. Hiệu quả đổi mới thấp. Hầu hết các giờ dạy đều đƣợc tổ chức thực hiện với hình thức dạy học truyền thống; các PP, KTDH làm tăng cƣờng tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh đƣợc thực hiện rất ít, chủ yếu đƣợc thể hiện ở các giờ dạy mẫu, hội giảng hoặc thi GV giỏi các cấp. Việc sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn còn mang nặng tính hình thức, chƣa thực hiện tốt định hƣớng nghiên cứu bài học.

Công tác đổi mới KTĐG theo định hƣớng phát triển năng lực HS đã đƣợc quan tâm chỉ đạo nhƣng chƣa có kết quả rõ nét. Hầu hết GV chỉ tập trung vào việc KTĐG sao cho đúng quy chế, việc đổi mới hình thức, PP KTĐG chƣa đƣợc mạnh dạn thực hiện. Vì vậy, nhìn chung chƣa đảm bảo đƣợc yêu cầu đặt ra là đánh giá HS theo năng lực.

Công tác quản lý sử dụng CSVC, TBDH còn hạn chế. Tình trạng “dạy chay”,

“học chay” vẫn còn diễn ra phổ biến.

Việc động viên, khen thƣởng GV và HS tuy đã đƣợc quan tâm song chƣa thƣờng xuyên, kịp thời.

Nhìn chung, hiệu trƣởng cá trƣờng THPT huyện Phƣớc Sơn vẫn quản lý theo kinh nghiệm là chủ yếu, chƣa có nhiều biện pháp thiết thực, hiệu quả để quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận PTNL học sinh phù hợp với giai đoạn hiện nay. Trong khâu chỉ đạo, điều hành còn thiết tính quyết liệt, chƣa thực sự mạnh dạn đổi mới.

2.5.3. Nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế

* Nguyên nhân của những ưu điểm

Các nhà trƣờng nhận đƣợc sự chỉ đạo, hƣớng dẫn đầy đủ, kịp thời từ Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam và lãnh đạo huyện Phƣớc Sơn.

Đội ngũ CBQL, GV các nhà trƣờng đủ về số lƣợng và đều đạt chuẩn. Các CBQL và GV đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng trong việc quản lý hoạt động dạy học

theo định hƣớng phát triển năng lực HS .

Điều kiện cơ sở hạ tầng, trang TBDH các trƣờng THPT huyện Phƣớc Sơn đƣợc quan tâm đầu tƣ: 100% trƣờng THPT của huyện đều là trƣờng kiên cố hóa, đa số trƣờng đều có phòng thí nghiệm thực hành, phòng thiết bị đồ dùng dạy học, phòng tin học và phòng thực hành Sinh học.

Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phƣơng, sự quan tâm của cha mẹ HS ngày càng tốt hơn.

* Nguyên nhân của những hạn chế:

Sự chỉ đạo của cấp trên về hoạt động dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực HS chƣa rõ nét, mới dừng ở việc định hƣớng và đang bồi dƣỡng cán bộ, giáo viên. Các nhà trƣờng vẫn đang phải thực hiện nội dung chƣơng trình, sách giáo khoa cũ.

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của một bộ phận GV chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đề ra. Cả CBQL và GV đều chƣa mạnh dạn chủ động đổi mới công tác quản lý cũng nhƣ thực hiện dạy học theo tiếp cận PTNL học sinh.

Một bộ phận HS chƣa có ý thức động cơ học tập đúng đắn, còn lƣời biếng, PP tự học còn nhiều lúng túng, thiếu tính tích cực trong học tập.

Công tác xã hội hóa giáo dục chƣa đƣợc thực hiện mạnh mẽ. Sự phối hợp giữa nhà trƣờng với gia đình và xã hội chƣa thƣờng xuyên, hiệu quả còn hạn chế. Để tìm hiểu những yếu tố hƣởng đến hạn chế trong hoạt động dạy môn Sinh học theo tiếp cận PTNL cho học sinh chúng tôi tiến hành khảo sát 75 CBQL, GV cho kết quả cụ thể ở bảng 2.13 dƣới đây:

Bảng 2.13. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động dạy môn Sinh học theo tiếp cận PTNL S TT CÁC YẾU TỐ ĐTB MỨC ĐỘ ẢNH HƢỞNG (%) Ảnh hƣởng nhiều Ít ảnh hƣởng Không ảnh hƣởng 1 Hạn chế về nhận thức của CBQL, GV và HS về tầm quan trọng của dạy và học Sinh học theo hƣớng tiếp cận PTNL

2,88 87,5 12,5 0

2 Thiếu phƣơng tiện, môi trƣờng cho học sinh thực

hành trải nghiệm 2,50 50 50 0

3 Hạn chế của GV về nội dung, hình thức và phƣơng

S TT CÁC YẾU TỐ ĐTB MỨC ĐỘ ẢNH HƢỞNG (%) Ảnh hƣởng nhiều Ít ảnh hƣởng Không ảnh hƣởng 4

Chƣa kịp thời tiếp cận các văn bản hƣớng dẫn chỉ đạo dạy học môn Sinh học theo tiếp cận PTNL cho học sinh

2,75 75 25 0

5 Chế độ kiểm tra đánh giá, chƣa phù hợp, chƣa kịp

thời 2,80 80 20 0

6 Khả năng tiếp thu những kiến thức căn bản của

học sinh còn hạn chế 2,90 90 10 0

Nhận xét: Qua bảng khảo sát trên cho thấy mức đánh giá sự ảnh hƣởng của các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý dạy học môn Sinh học theo tiếp cận PTNL cho học sinh THP huyện Phƣớc Sơn cụ thể nhƣ sau:

Yếu tố đƣợc cho là ảnh hƣởng nhiều nhất đến hạn chế trong dạy học môn Sinh học theo tiếp cận PTNL HS đó là: “Hạn chế về nhận thức của CBQL, GV và HS về

tầm quan trọng của dạy và học Sinh học theo hướng tiếp cận PTNL”, “và “Hạn chế của GV về nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức dạy học Sinh học theo tiếp cận PTNL” với mức ĐTB=2,88, mức ảnh hƣởng nhiều chiếm tỉ lệ 87,5%.

Nhƣ vậy, để đảm bảo cho hoạt động dạy môn Sinh học theo tiếp cận PTNL HS thì các trƣờng cần có các biện pháp để nâng cao nhận thức của CBQL, GV và HS về tầm quan trọng của dạy học theo tiếp cận PTNL HS và nâng cao hiệu quả sử dụng các phƣơng pháp, hình thức, nội dung tổ chức dạy học Sinh học theo tiếp cận PTNL.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Trong phạm vi chƣơng 2 của luận văn, dựa trên căn cứ cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học theo tiếp cận phát triển năng lực cho học sinh trong chƣơng 1, tác giả đã tiến hành khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học theo tiếp cận PTNL cho học sinh tại các trƣờng THPT huyện Phƣớc Sơn, tỉnh Quảng Nam, gồm :

- Tác giả đã khái quát tình hình kinh tế-xã hội, giáo dục và đào tạo huyện Phƣớc Sơn, qua đó dƣới sự lãnh đạo của huyện Ủy thì huyện đã phát triển vƣợt bật về kinh tế -xã hội và giáo dục và đào tạo;

- Về thực trạng hoạt động dạy học môn Sinh học theo tiếp cận PTNL cho học sinh ở các trƣờng THPT huyện Phƣớc Sơn, đạt đƣợc kết quả phù hợp ở các nội dung thực hiện hoạt động dạy học theo tiếp cận PTNL cho HS;

- Về thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học theo tiếp cận PTNL cho học sinh tại các trƣờng THPT huyện Phƣớc Sơn, tỉnh Quảng Nam, chỉ đạt ở mức độ trung bình - khá.

- Tác giả đã làm rõ các yếu tố ảnh hƣởng và cũng đã nhận định chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học theo tiếp cận PTNL cho học sinh tại các trƣờng THPT huyện Phƣớc Sơn, tỉnh Quảng Nam.

Kết quả nghiên cứu thực trạng là cơ sở thực tiễn để xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học theo tiếp cận PTNLHS tại các trƣờng THPT huyện Phƣớc Sơn, tỉnh Quảng Nam ở chƣơng 3.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN SINH HỌC THEO TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC

TRƢỜNG THPT HUYỆN PHƢỚC SƠN, TỈNH QUẢNG NAM

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn sinh học theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh ở các trường thpt huyện phước sơn, tỉnh quảng nam (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)