Mục tiêu dạy học môn sinh học theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn sinh học theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh ở các trường thpt huyện phước sơn, tỉnh quảng nam (Trang 27)

9. Cấu trúc luận văn

1.3. Hoạt động dạy học môn sinh họ cở trƣờng trung học phổ thông theo tiếp cận

1.3.1. Mục tiêu dạy học môn sinh học theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh

học tập mà còn phải quản lí cả quá trình thực hiện hoạt động dạy học của cả thầy và trò”[19].

Trên cơ sở khái niệm Quản lý và Dạy học, Quản lý dạy học, khái niệm Quản lý dạy học theo tiếp cận PTNL đƣợc định nghĩa nhƣ sau: Quản lý dạy học theo tiếp cận PTNL là tác động có tổ chức, có hƣớng đích của chủ thể quản lý dạy học theo tiếp cận PTNL lên đối tƣợng quản lý dạy học thông qua việc thực hiện các nội dung quản lý dạy học theo tiếp cận PTNL nhằm đạt đƣợc mục tiêu dạy học theo tiếp cận PTNL trong điều kiện môi trƣờng luôn biến động.

1.2.3.4. Quản lý dạy học môn Sinh học theo tiếp cận phát triển năng lực

Quản lý dạy học môn Sinh học theo tiếp cận phát triển năng lực ở trƣờng phổ thông là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của lãnh đạo nhà trƣờng đến hoạt động dạy học của giáo viên và học tập của HS theo hƣớng phát triển năng lực nhằm đạt đƣợc mục đích nâng cao chất lƣợng dạy học và hình thành, phát triển năng lực cho học sinh; bao gồm: quản lý hoạt động thiết kế và chuẩn bị kế hoạch dạy học; quản lý phƣơng pháp giảng dạy trên lớp của giáo viên; quản lý các điều kiện về phƣơng tiện dạy học và đánh giá kết quả học tập theo hƣớng phát triển năng lực.

Có thể hiểu : Quản lý dạy học môn Sinh học theo tiếp cận PTNL là tác động có tổ chức, có hƣớng đích của chủ thể quản lý dạy học môn Sinh học theo tiếp cận PTNL lên đối tƣợng quản lý dạy học thông qua việc thực hiện các nội dung quản lý dạy học Sinh học theo tiếp cận PTNL nhằm đạt đƣợc mục tiêu dạy học môn Sinh học theo tiếp cận PTNL trong điều kiện môi trƣờng luôn biến động)

1.3. Hoạt động dạy học môn sinh học ở trƣờng trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh tiếp cận phát triển năng lực học sinh

1.3.1. Mục tiêu dạy học môn sinh học theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh sinh

Thông tƣ số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, về việc ban hành chƣơng trình giáo dục phổ thông chƣơng trình tổng thể, quy định về mục tiêu của môn Sinh học bật THPT nhằm hình thành, phát triển ở học sinh năng lực sinh học; đồng thời góp phần cùng các môn học, hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là tình yêu thiên nhiên, niềm tự hào về thiên nhiên của quê hƣơng, đất nƣớc; thái độ tôn trọng các quy luật của thiên nhiên, trân trọng, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên, ứng xử với thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững; rèn luyện cho học sinh thế giới quan khoa học, tính trung thực, tinh thần trách nhiệm, tình yêu

lao động, các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Mục tiêu dạy học môn Sinh học theo tiếp cận năng lực cho học sinh THPT cần đạt những năng lực sau:

- Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung: Môn Sinh học góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã đƣợc quy định trong Chƣơng trình tổng thể.

- Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù: Môn Sinh học hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sinh học, biểu hiện của năng lực khoa học tự nhiên, bao gồm các thành phần năng lực: nhận thức sinh học; tìm hiểu thế giới sống; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

Những biểu hiện của năng lực môn sinh học cụ thể nhƣ sau: - Năng lực về nhận thức môn sinh học bao gồm các nội dung sau:

+ Nhận biết, kể tên, phát biểu, nêu đƣợc các đối tƣợng, khái niệm, quy luật, quá trình sống.

+ Trình bày đƣợc các đặc điểm, vai trò của các đối tƣợng và các quá trình sống bằng các hình thức biểu đạt nhƣ ngôn ngữ nói, viết, công thức, sơ đồ, biểu đồ,...

+ Phân loại đƣợc các đối tƣợng, hiện tƣợng sống theo các tiêu chí khác nhau. + Phân tích đƣợc các đặc điểm của một đối tƣợng, sự vật, quá trình theo một logic nhất định.

+ So sánh, lựa chọn đƣợc các đối tƣợng, khái niệm, các cơ chế, quá trình sống dựa theo các tiêu chí nhất định.

+ Giải thích đƣợc mối quan hệ giữa các sự vật và hiện tƣợng (nguyên nhân - kết quả, cấu tạo - chức năng,...).

+ Nhận ra và chỉnh sửa đƣợc những điểm sai; đƣa ra đƣợc những nhận định có tính phê phán liên quan tới chủ đề trong thảo luận.

+ Tìm đƣợc từ khoá, sử dụng đƣợc thuật ngữ khoa học, kết nối đƣợc thông tin theo logic có ý nghĩa, lập đƣợc dàn ý khi đọc và trình bày các văn bản khoa học; sử dụng đƣợc các hình thức ngôn ngữ biểu đạt khác nhau.

- Năng lực về tìm hiểu thế giới sống, bao gồm:

+ Đề xuất vấn đề liên quan đến thế giới sống: đặt ra đƣợc các câu hỏi liên quan đến vấn đề; phân tích đƣợc bối cảnh để đề xuất vấn đề; dùng ngôn ngữ của mình biểu đạt đƣợc vấn đề đã đề xuất.

+ Đƣa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết: phân tích đƣợc vấn đề để nêu đƣợc phán đoán; xây dựng và phát biểu đƣợc giả thuyết nghiên cứu.

+ Lập kế hoạch thực hiện: xây dựng đƣợc khung logic nội dung nghiên cứu; lựa chọn đƣợc phƣơng pháp thích hợp (quan sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn, hồi cứu tƣ liệu,...); lập đƣợc kế hoạch triển khai hoạt động nghiên cứu.

+ Thực hiện kế hoạch: thu thập, lƣu giữ đƣợc dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực nghiệm, điều tra; đánh giá đƣợc kết quả dựa trên phân tích, xử lí các dữ liệu bằng các tham số thống kê đơn giản; so sánh đƣợc kết quả với giả thuyết, giải thích, rút ra kết luận và điều chỉnh (nếu cần); đề xuất đƣợc ý kiến khuyến nghị vận dụng kết quả nghiên cứu, hoặc vấn đề nghiên cứu tiếp.

+ Viết, trình bày báo cáo và thảo luận: sử dụng đƣợc ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình và kết quả nghiên cứu; viết đƣợc báo cáo nghiên cứu; hợp tác đƣợc với đối tác bằng thái độ lắng nghe tích cực và tôn trọng quan điểm, ý kiến đánh giá do ngƣời khác đƣa ra để tiếp thu tích cực và giải trình, phản biện, bảo vệ kết quả nghiên cứu một cách thuyết phục.

- Năng lực về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, vận dụng đƣợc kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích, đánh giá hiện tƣợng thƣờng gặp trong tự nhiên và trong đời sống; có thái độ và hành vi ứng xử thích hợp. Cụ thể nhƣ sau:

+ Giải thích thực tiễn: giải thích, đánh giá đƣợc những hiện tƣợng thƣờng gặp trong tự nhiên và trong đời sống, tác động của chúng đến phát triển bền vững; giải thích, đánh giá, phản biện đƣợc một số mô hình công nghệ ở mức độ phù hợp.

+ Có hành vi, thái độ thích hợp: đề xuất, thực hiện đƣợc một số giải pháp để bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình và cộng đồng; bảo vệ thiên nhiên, môi trƣờng, thích ứng với biến đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

1.3.2. Nội dung dạy học môn sinh học theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh

Thông tƣ số 32/2018/TT-BGDĐT, thì nội dung dạy học môn Sinh học bật THPT cụ thể nhƣ sau: Nội dung giáo dục cốt lõi của môn Sinh học bao quát các cấp độ tổ chức sống, gồm: phân tử, tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái, sinh quyển. Kiến thức về mỗi cấp độ tổ chức sống bao gồm: cấu trúc, chức năng; mối quan hệ giữa cấu trúc, chức năng và môi trƣờng sống. Từ kiến thức về các cấp độ tổ chức sống, chƣơng trình môn học khái quát thành các đặc tính chung của thế giới sống nhƣ: trao đổi chất và chuyển hoá năng lƣợng, sinh trƣởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, di truyền, biến dị và tiến hoá. Thông qua các chủ đề nội dung, chƣơng trình môn học trình bày các thành tựu công nghệ sinh học trong chăn nuôi, trồng trọt, xử lí ô nhiễm môi trƣờng, nông nghiệp và thực phẩm sạch; trong y - dƣợc học.

Nhƣ vậy Nội dung dạy học môn Sinh học ở trƣờng THPT theo tiếp cận phát triển năng lực cho học sinh là hệ thống các kiến thức, kỹ năng, thái độ tƣơng ứng về

môn Sinh học cần hình thành cho học sinh trong quá trình dạy học môn Sinh học theo tiếp cận PTNL nhằm thực hiện mục tiêu dạy học môn Sinh học theo tiếp cận PTNL.

Nội dung chƣơng dạy học môn sinh học cấp THPT theo tiếp cận phát triển năng lực cho học sinh bao gồm:

* Nội dung nhận thức sinh học - Kiến thức:

+ Hình thái, cấu tạo của sinh vật

+ Đặc điểm và những tập tính của sinh vật + Hƣớng tiến hóa của sinh vật

+ Các quy luật cơ bản về sinh lí, sinh thái, di truyền - Kĩ năng:

+ Quan sát, mô tả, nhận biết các cây, con thƣờng gặp + Thực hành sinh học

+ Khai thác tài liệu học tập

- Thái độ: Niềm tin khoa học về bản chất vật chất của các hiện tƣợng sống và khả năng nhận thức của con ngƣời.

* Nội dung tìm hiểu thế giới sinh vật - Kiến thức:

+ Phân loại hệ thống động vật, thực vật.

+ Các biện pháp cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trƣờng - Kĩ năng:

+ Kĩ năng tự học

+ Kĩ năng lập bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ - Thái độ:

+ Trách nhiệm thực hiện các biện pháp giữ gìn vệ sinh cá nhân, cộng đồng. + Trách nhiệm thực hiện các biện pháp cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trƣờng.

* Nội dung vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

- Kiến thức: Các biện pháp kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất, cải tạo giống cây trồng vật nuôi.

- Kĩ năng:

+ Vận dụng kiến thức vào việc nuôi trồng một số cây, con

+ Rèn luyện tƣ duy: phân tích, so sánh, tổng hợp các hiện tƣợng sinh học

- Thái độ: Sẵn sàng áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trồng trọt và chăn nuôi.

Nội dung chi tiết môn Sinh học theo tiếp cận phát triển năng lực cho học sinh của từng khối lớp đƣợc thực hiện nhƣ sau:

* Khối 10

- Giới thiệu khái quát chƣơng trình môn Sinh học; - Sinh học và sự phát triển bền vững;

- Các phƣơng pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học; - Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống; - Sinh học tế bào;

- Sinh học vi sinh vật và virus; * Khối 11 - Sinh học tế bào; - Sinh học cơ thể; * Khối 12 - Sinh học tế bào; - Di truyền học; - Tiến hoá;

- Sinh thái học và môi trƣờng

1.3.3. Phương pháp dạy học môn sinh học theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh

Phƣơng pháp dạy học là vận dụng nội dung vào dạy học, là cách thức tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh phản ánh sự vận động của nội dung dạy học nhằm đạt đƣợc mục tiêu dạy học.

Phƣơng pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hoá HS về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cƣờng việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV - HS theo hƣớng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội.

Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phƣơng pháp chung và phƣơng pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phƣơng pháp nào cũng phải đảm bảo đƣợc nguyên tắc “HS tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hƣớng dẫn của GV”.

Việc sử dụng phƣơng pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tƣợng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp nhƣ học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp... Cần chuẩn bị tốt về phƣơng pháp đối với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện

kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho ngƣời học.

Nhƣ vậy, phƣơng pháp dạy học môn Sinh học ở trƣờng THPT theo tiếp cận phát triển năng lực cho học sinh là cách thức tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh trong dạy học môn Sinh học theo tiếp cận PTNL, phản ánh sự vận động của nội dung dạy học trong từng thành tố của quá trình dạy học nhằm đạt mục tiêu dạy học môn Sinh học ở trƣờng THPT theo tiếp cận phát triển năng lực cho học sinh.

Trong dạy học Sinh học ở trƣờng THPT theo tiếp cận phát triển năng lực cho học sinh đƣợc sử dụng đa dạng, linh hoạt, phù hợp các phƣơng pháp sau:

- Phƣơng pháp thuyết trình: là PPDH bằng lời nói sinh động của GV để trình bày một tài liệu mới hoặc tổng kết những tri thức mà HS đã thu lƣợm đƣợc một cách có hệ thống. Phƣơng pháp thuyết trình thể hiện dƣới hình thức giảng giải, giảng thuật và diễn giảng phổ thông.

- Phƣơng pháp vấn đáp: là phƣơng pháp GV khéo léo đặt hệ thống câu hỏi để HS trả lời nhằm gợi mở cho họ sáng tỏ những vấn đề mới; tự khai phá những tri thức mới bằng sự tái hiện những tài liệu đã học hoặc từ những kinh nghiệm đã tích luỹ đƣợc trong cuộc sống.

- Phƣơng pháp nêu và giải quyết vấn đề: Là PPDH GV đặt ra những tình huống có vấn đề, GV điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo để giải quyết vấn đề.

- Phƣơng pháp trực quan: Là PPDH sử dụng những phƣơng tiện trực quan, phƣơng tiện kĩ thuật dạy học trƣớc, trong và sau khi nắm tài liệu mới, khi ôn tập, khi củng cố, hệ thống hóa và kiểm tra tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.

- Phƣơng pháp đóng vai: là phƣơng pháp tổ chức cho HS thực hành một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định.

- Phƣơng pháp dạy học theo dự án: Là mô hình dạy học tích cực, lấy hoạt động của HS làm trung tâm. Nhiệm vụ này đƣợc thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều khiển, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện.

- Phƣơng pháp dạy học tích hợp: Dạy học theo chủ đề tích hợp là hình thức tìm tòi những nội dung, chủ đề giao thoa giữa các môn học với nhau, những khái niệm, tƣ tƣởng chung giữa các môn học.

- Phƣơng pháp làm thí nghiệm thực hành: GV nêu câu hỏi nhiều lựa chọn; học sinh phân tích đối chiếu các phƣơng án lựa chọn trên cơ sở tiến hành thí nghiệm; HS thống nhất chọn câu trả lời đúng; GV tổ chức HS đối chiếu các câu sai với câu đúng để tìm nguyên nhân.

- Phƣơng pháp dạy học trải nghiệm, sáng tạo: Hoạt động này giúp cho HS có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức vào thực tiễn từ đó hình thành năng lực thực tiễn cũng nhƣ phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân.

1.3.4. Phương tiện dạy học môn Sinh học ở trường THPT theo tiếp cận phát triển năng lực cho học sinh

Phƣơng tiện dạy học là điều kiện vật chất gắn với cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Nó chính là yếu tố góp phần đƣa hoạt động dạy học của thày tác động đến nội

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn sinh học theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh ở các trường thpt huyện phước sơn, tỉnh quảng nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)