Các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn sinh học theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh ở các trường thpt huyện phước sơn, tỉnh quảng nam (Trang 43)

9. Cấu trúc luận văn

1.5.1. Các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý

Hoạt động dạy học môn Sinh học ở trƣờng THPT theo hƣớng phát triển năng lực cho học sinh có chất lƣợng hay không phụ thuộc rất lớn vào nhận thức, năng lực, phẩm chất, cách thức tổ chức, năng lực triển khai trong thực tiễn của cán bộ quản lý đối với dạy học môn Sinh học ở trƣờng THPT theo hƣớng PTNL cho học sinh.

Quản lý dạy học môn Sinh học ở trƣờng THPT theo hƣớng phát triển năng lực cho học sinh có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào nhận thức đúng đắn của cán bộ quản lý trƣờng học về vai trò của dạy học môn Sinh học ở trƣờng THPT theo hƣớng phát triển năng lực cho học sinh.

Các năng lực quản lý chung, năng lực quản lý dạy học, hiểu biết bộ môn, phẩm chất của nhà quản lý có ảnh hƣởng đến quản lý dạy học môn Sinh học ở trƣờng THPT theo hƣớng phát triển năng lực cho học sinh.

1.5.2. Các yếu tố thuộc về đối tượng quản lý

Cán bộ quản lý dù đã xác định đúng mục tiêu, chỉ ra kế hoạch tối ƣu nhất, cách thức tổ chức chỉ đạo hợp lý, kế hoạch kiểm tra chi tiết… song, cán bộ quản lý trƣờng học không thể làm tất cả các công việc trong nhà trƣờng, vì vậy hoạt động dạy học môn Sinh học ở trƣờng THPT theo tiếp cận phát triển năng lực cho học sinh cần có các yếu tố tham gia của giáo viên và học sinh.

Nhận thức luôn là yếu tố hàng đầu tác động đến hành động, khi nhận thức đúng đắn và đầy đủ sẽ giúp cho hành động đúng đắn và ngƣợc lại, khi nhận thức sai thì sẽ có hành động sai. Nhà quản lý quan tâm đến nhận thức và nâng cao nhận thức của giáo viên về dạy học môn Sinh học ở trƣờng THPT theo tiếp cận phát triển năng lực cho học sinh.

Quyết định trực tiếp đến chất lƣợng dạy học môn Sinh học ở trƣờng THPT theo tiếp cận phát triển năng lực cho học sinh đó là năng lực, phẩm chất của giáo viên và học sinh :

* Đối với giáo viên bao gồm : Trình độ đƣợc đào tạo của giáo viên bộ môn ; Năng lực tổ chức dạy học theo hƣớng PTNL học sinh; Năng lực tiếp nhận cái mới của giáo viên bộ môn; Giáo viên bộ môn nắm vững bản chất của dạy học theo hƣớng PTNT cho HS; Giáo viên bộ môn nghiêm túc, nhiệt tình trong tổ chức thực hiện dạy học theo hƣớng PTNL cho HS; Giáo viên bộ môn phát huy sáng kiến, sáng tạo trong dạy học; Giáo viên bộ môn có sức truyền cảm hứng cho đồng nghiệp trong nâng cao chất lƣợng dạy học đặc biệt là phát triển năng lực cho HS; Giáo viên bộ môn có tâm huyết với nâng cao chất lƣợng dạy học…..

* Đối với học sinh bao gồm : Phẩm chất trí tuệ của học sinh;Trình độ nhận thức của học sinh; Khả năng tiếp thu những kiến thức căn bản của học sinh; Động cơ học tập đúng đắn của học sinh; Ý thức tự giác học tập, tìm tòi, khám phá của học sinh; Năng lực tiếp nhận cái mới của học sinh; Thái độ nghiêm túc, nhiệt tình trong học tập của học sinh; Phƣơng pháp học tập của học sinh…

1.5.3. Các yếu tố thuộc về môi trường quản lý

hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động quản lý dạy học, trong quá trình quản lý, nhà quản lý phải tận dụng tối đa các ảnh hƣởng tích cực và hạn chế ảnh hƣởng tiêu cực của môi trƣờng quản lý.

Môi trƣờng bên trong và môi trƣờng bên ngoài tác động đến chất lƣợng quản lý dạy học môn Sinh học ở THPT theo tiếp cận phát triển năng lực cho học sinh, bao gồm:

- Các văn bản hƣớng dẫn về dạy học của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, theo tiếp cận PTNL cho học sinh.

- Các văn bản hƣớng dẫn về dạy học Sinh học của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, theo tiếp cận PTNL cho học sinh.

- Văn bản hƣớng dẫn chỉ đạo dạy học môn Sinh học theo tiếp cận PTNL cho học sinh.

- Hiệu quả tập huấn chuyên môn Sinh học theo tiếp cận PTNL cho HS.

- Cơ sở vật chất của nhà trƣờng phục vụ dạy học môn Sinh học theo tiếp cận PTNL cho học sinh.

- Sự ủng hộ của các tổ chức xã hội tham gia xã hội hóa GD. - Sự quan tâm của phụ huynh HS đến đổi mới GD.

- Môi trƣờng làm việc của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trƣờng…

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Dạy học môn Sinh học theo tiếp cận PTNL HS là quá trình tƣơng tác giữa ngƣời dạy và ngƣời học thông qua việc thực hiện các thành tố: mục tiêu dạy học môn Sinh học theo tiếp cận PTNL, nội dung dạy học môn Sinh học theo tiếp cận PTNL, phƣơng tiện dạy học môn Sinh học theo tiếp cận PTNL, phƣơng pháp dạy học môn Sinh học theo tiếp cận PTNL, hình thức tổ chức dạy học môn Sinh học theo tiếp cận PTNL, kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Sinh học theo tiếp cận PTNL nhằm đạt mục tiêu dạy học môn Sinh học theo tiếp cận PTNL trong môi trƣờng dạy học nhất định.

Dạy học theo tiếp cận PTNL học sinh trong môn Sinh học cần đƣợc quán triệt ở tất cả các thành tố của quá trình dạy học môn Sinh học.

Quản lý dạy học môn Sinh học theo tiếp cận PTNL cho học sinh là tác động có tổ chức, có hƣớng đích của chủ thể quản lý dạy học môn Sinh học theo tiếp cận PTNL lên đối tƣợng quản lý dạy học môn Sinh học theo tiếp cận PTNL thông qua việc thực hiện các nội dung quản lý dạy học Sinh học theo hƣớng PTNL nhằm đạt đƣợc mục tiêu dạy học môn Sinh học theo tiếp cận PTNL HS, bao gồm :

- Quản lý xây dựng và thực hiện mục tiêu dạy học môn Sinh học ở trƣờng THPT theo tiếp cận phát triển năng lực cho học sinh.

- Quản lý việc xây dựng và thực hiện nội dung dạy học môn Sinh học ở trƣờng THPT theo tiếp cận phát triển năng lực cho học sinh.

- Quản lý việc thiết kế và thực hiện phƣơng pháp, hình thức dạy học môn Sinh học ở trƣờng THPT theo tiếp cận phát triển năng lực cho học sinh.

- Quản lý việc lựa chọn và sử dụng phƣơng tiện dạy học môn Sinh học ở trƣờng THPT theo tiếp cận phát triển năng lực cho học sinh.

- Quản lý việc xây dựng và thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Sinh học ở trƣờng THPT theo tiếp cận phát triển năng lực cho học sinh.

Những nội dung nghiên cứu ở chƣơng 1, là cơ sở, khoa học, căn cứ để tiến hành khảo sát thực trạng dạy học môn Sinh học và quản lí hoạt động dạy học môn sinh học theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh ở các trƣờng THPT huyện Phƣớc Sơn, tỉnh Quảng Nam ở chƣơng 2.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN SINH HỌC THEO TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC

TRƢỜNG THPT HUYỆN PHƢỚC SƠN, TỈNH QUẢNG NAM

2.1. Khái quát về các Trƣờng THPT huyện Phƣớc Sơn, Tỉnh Quảng Nam

Ngày 03 tháng 9 năm 1997, Trƣờng THPT Khâm Đức đƣợc thành lập theo Quyết định số 1685/QĐ-UB ngày 03/9/1997 của UBND tỉnh Quảng Nam ( lúc đầu trƣờng mang tên: Trƣờng phổ thông cấp 2-3 Khâm Đức, đến ngày 26/4/2002 trƣờng đƣợc đổi tên thành trƣờng THPT Khâm Đức - Quảng Nam theo Quyết định số 1309/QĐ-UB ngày 26/4/2002 của UBND tỉnh Quảng Nam).

Tiền thân của Trƣờng là sự hợp nhất hai cơ sở giáo dục: Trung tâm GDTX huyện và trƣờng THCS Lý Tự Trọng. Sự ra đời của ngôi trƣờng đã đáp ứng đƣợc nguyện vọng chính đáng bấy lâu nay của cán bộ và nhân dân, về nhu cầu học tập ngày càng cao của học sinh huyện miền núi Phƣớc Sơn, đặc biệt là con em ngƣời dân tộc ( bởi trƣớc đó các em chỉ dừng lại ở bậc THCS nếu không có điều kiện về Hội An học tiếp). Điều này cho thấy chủ trƣơng đúng đắn, sự sáng suốt của lãnh đạo địa phƣơng đối với sự nghiệp trồng ngƣời; khẳng định đầu tƣ cho giáo dục là đầu tƣ cho con ngƣời, vì sự tiến bộ và phát triển của con ngƣời và xã hội.

Từ đầu mới thành lập, trƣờng chỉ có 10 lớp gồm 08 lớp cấp 2 và 02 lớp cấp 3, đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên chỉ có 25 ngƣời, cơ sở vật chất hầu nhƣ chƣa có gì, để giảng dạy và sinh hoạt trƣờng phải mƣợn đến cả 2 cơ sở là trƣờng PTDTNT huyện và trƣờng Tiểu học Lê Văn Tám. Đến nay, qua 13 năm xây dựng và phát triển, trƣờng đã có 25 lớp với gần 1000 học sinh ở 3 khối lớp và 61 CB-GV-NV, cơ sở vật chất tƣơng đối đảm bảo cho việc dạy và học, nhà trƣờng khang trang, bề thế, cảnh quang “Xanh - Sạch - Đẹp”, học sinh tuy chất lƣợng về học lực còn thấp và không đồng đều, nhƣng sự nổ lực vƣợt khó vƣơn lên trong học tập và rèn luyện về hạnh kiểm là rất đáng ghi nhận và trân trọng, nền nếp kỷ cƣơng học đƣờng đƣợc duy trì thƣờng xuyên; đội ngũ thầy cô giáo, cán bộ, nhân viên cũng có những tiến bộ vƣợt bậc về năng lực sƣ phạm, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, đoàn kết nội bộ chặt chẽ, sâu sắc trong văn hóa ứng xử và kỷ năng sống, nhờ sự nổ lực trong việc tự học, nghiên cứu và rèn luyện vƣơn lên qua từng năm học.

Đối với học sinh, nhà trƣờng đã vận dụng sáng tạo nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng học tập và hạnh kiểm, khắc phục đƣợc chất lƣợng đầu vào quá thấp của một trƣờng miền núi, đƣợc sự đồng thuận cao của các bậc phụ huynh và sự ghi nhận

của các cấp lãnh đạo. Qua các năm học tỷ lệ tốt nghiệp THPT luôn ở mức hơn 80%, tỷ lệ đậu ĐH - CĐ ở mức 25%, hiện có 04 học sinh của trƣờng đang du học tại Nhật ở trình độ ĐH và trên ĐH, nhiều học sinh hiện đang học ở các trƣờng ĐH danh tiếng trong nƣớc, học sinh của trƣờng cũng tham gia 2 lần ở chƣơng trình Đƣờng lên đỉnh Olympia...Trong năm 2010 trƣờng đạt 2 giải 3 Quốc gia ở kỳ thi Viết thƣ Quốc tế UPU lần thứ 39 của Việt Nam ( 1 tập thể trƣờng và 1 cá nhân), hàng năm trƣờng luôn đạt đƣợc các giải thi học sinh giỏi, TTVH, TDTD, QP-AN...Phải ghi nhận rằng phần lớn các em học sinh sau khi ra trƣờng, dù ở bất cứ nơi đâu, làm gì, các em cũng có một thể chất khỏe mạnh, tâm hồn phong phú, lòng nhân ái, một vốn liếng về tri thức, góp vào hành trang vào đời tự thân lập nghiệp, thành đạt trên nhiều lĩnh vực công tác, góp phần xây dựng quê hƣơng đất nƣớc giàu đẹp.

Về phía nhà trƣờng, các tổ chức từ Chi bộ, Ban Giám hiệu, Đoàn Thanh niên, Công đoàn, Chi hội Chữ Thập đỏ - Từ thiện, Chi hội Khuyến học đến các Tổ Ban chuyên môn đã có sự trƣởng thành rất đáng trân trọng. Chi bộ nhà trƣờng đã đề ra những Nghị quyết, chủ trƣơng đúng đắn phù hợp với tình hình thực tiễn để lãnh đạo chính quyền, các đoàn thể, các tổ chức hoạt động rất đồng bộ và hiệu quả. Xây dựng đƣợc một tập thể đoàn kết, thống nhất, dân chủ, phát huy đƣợc trí tuệ, sức mạnh tập thể trong mọi hoạt động, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của trƣờng mà Đảng và nhân dân địa phƣơng giao phó, tạo đƣợc niềm tin sâu sắc của đông đảo phụ huynh trong công tác dạy và học.

Những năm qua, Chi bộ trƣờng luôn đạt “Trong sạch vững mạnh”, Trƣờng đạt danh hiệu Tập thể Tiên tiến xuất sắc nhiều năm liền ( từ 2003 đến 2007 - 2008), Đoàn trƣờng liên tục đạt Danh hiệu xuất sắc và đƣợc nhiều Bằng khen, Giấy khen của Tỉnh Đoàn, Sở GD&ĐT, Công đoàn trƣờng đạt danh hiệu vững mạnh xuất sắc từ năm học 2007-2008 đến 2009- 2010 và Bằng khen của Liên đoàn lao động tỉnh. Với phong trào “Ba giúp” trong CBGVNV và học sinh toàn trƣờng trong từng năm học, các tổ chức Khuyến học, Chữ Thập đỏ của trƣờng đã nhận nhiều Giấy khen của cấp trên về thành tích hoạt đông xuất sắc trong việc giúp học sinh nghèo vƣợt khó học giỏi và hạn chế thấp nhất học sinh bỏ học.

Những kết quả trên, sẽ rất khiêm tốn đối với nhiều trƣờng trong tỉnh, nhƣng là rất đổi lớn lao đối với một ngôi trƣờng miền núi cao, nơi thầy và trò của trƣờng phải đƣơng đầu với rất nhiều khó khăn, thử thách kể cả những thiệt thòi về tinh thần và vật chất mà không gì bù đắp nổi. Thầy và trò chúng tôi thực sự tự hào về những thành quả đã đạt đƣợc qua 13 năm xây dựng và trƣởng thành, đồng thời ghi nhận những cống hiến, những nổ lực cả những hy sinh thầm lặng không điều kiện của đội ngũ thầy cô

giáo, cán bộ, nhân viên của trƣờng vì sự nghiệp giáo dục của miền núi, của quê hƣơng Phƣớc Sơn.

Thời gian 13 năm không phải là dài đối với một ngôi trƣờng, nhƣng nhìn lại những thành quả đạt đƣợc của nhà trƣờng, chúng ta không khỏi cảm phục và trân trọng. Để có đƣợc những thành quả đó, chúng tôi không thể thiếu những nguồn lực rất lớn tác động và quyết định đó là:

- Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và hỗ trợ về nhiều mặt của Sở GD&ĐT Quảng Nam, của Huyện ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Phƣớc Sơn, sự phối kết hợp thƣờng xuyên của các Ban ngành hữu quan, Đảng ủy, Ủy ban Nhân dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện trong việc giáo dục con em mình.

- Sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng nhà trƣờng.

- Sự phối hợp và đồng thuận cao của Ban Đại diện CMHS trong mọi chủ trƣơng, kế hoạch hoạt động của nhà trƣờng.

- Tinh thần đoàn kết, vƣợt khó, lƣơng tâm trách nhiệm nghề nghiệp của đội ngũ CBGVNV nhà trƣờng.

Trong thời gian tới, xác định sẽ phải tiếp tục đối mặt với những khó khăn về nhiều mặt: về Cơ sở vật chất, trang thiết bị để đáp ứng yêu cầu đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, về đội ngũ, về chất lƣợng đầu vào, về việc quản lý các em học sinh nội trú của các xã về học tại trƣờng ... Tuy vậy với sự nổ lực vƣợt khó vƣơn lên của thầy và trò chúng tôi, cùng những nguồn lực có đƣợc. Trong những năm đến toàn trƣờng quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ cao cả là “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài ” mà Đảng và nhân dân huyện nhà giao phó.

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục tiêu khảo sát

Nhằm đánh giá thực trạng hoạt động dạy học môn Sinh học và quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học ở các trƣờng THPT huyện Phƣớc Sơn, tỉnh Quảng Nam theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh. Từ đó phân tích, đánh giá những thành công, những hạn chế và những nguyên nhân của thực trạng, làm cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học ở các trƣờng THPT huyện Phƣớc Sơn, tỉnh Quảng Nam theo tiếp cận PTNL HS.

2.2.2. Nội dung khảo sát

- Khảo sát thực trạng hoạt động dạy học môn Sinh học ở các trƣờng THPT huyện Phƣớc Sơn, tỉnh Quảng Nam theo tiếp cận PTNL HS.

- Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học ở các trƣờng trƣờng THPT huyện Phƣớc Sơn, tỉnh Quảng Nam theo tiếp cận PTNL HS.

- Khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học ở các trƣờng THPT huyện Phƣớc Sơn, tỉnh Quảng Nam theo tiếp cận PTNL HS.

2.2.3. Phương pháp khảo sát

Để khảo sát, điều tra thực trạng, chúng tôi sử dụng phiếu trƣng cầu ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh tại các trƣờng THPT huyện Phƣớc Sơn. Phiếu

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn sinh học theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh ở các trường thpt huyện phước sơn, tỉnh quảng nam (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)