Biện pháp 6: Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo tiếp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn sinh học theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh ở các trường thpt huyện phước sơn, tỉnh quảng nam (Trang 91 - 93)

9. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học theo tiếp cận phát triển

3.2.6. Biện pháp 6: Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo tiếp

tiếp cận PTNLHS

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Giúp GV hiểu đúng mục đích của KTĐG, đó là kiểm tra, đánh giá phải vì sự tiến bộ của HS; không so sánh HS này với HS khác; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự hứng thú, tính tích cực và vƣợt khó trong học tập, rèn luyện của HS; giúp HS phát huy năng khiếu cá nhân; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan, không tạo áp lực cho HS và cha mẹ HS.

GV biết và thực hiện các hình thức đánh giá đa dạng nhƣ : đánh giá bằng trắc nghiệm, bằng kiểm tra viết tự luận, đánh giá bằng sản phẩm, bằng hồ sơ HS, bằng trình bày miệng, thảo luận/tranh luận thông qua tƣơng tác nhóm, thông qua các sản phẩm của nhóm.

GV tổ chức, hƣớng dẫn để HS biết cách tự đánh giá, HS đánh giá lẫn nhau Thông qua đổi mới KTĐG làm cho HS tích cực hơn, nỗ lực hơn và có sự tiến bộ, thay đổi bản thân (không chỉ làm chủ kiến thức, kỹ năng mà còn thay đổi cả thái độ, niềm tin)

3.2.6.2. Nội dung biện pháp

* Chỉ đạo GV đổi mới nội dung kiểm tra, đánh giá

Hiện nay, việc kiểm tra, đánh giá chủ yếu là kiểm tra, đánh giá tái hiện kiến thức của HS mà ít kiểm tra năng lực vận dụng kiến thức vào các tình huống cụ thể. Chính điều này khiến xảy ra tình trạng học ứng thí của HS.

Ngoài kiểm tra, đánh giá các năng lực nhận thức nhƣ trí thông minh, khả năng sáng tạo, phải kết hợp kiểm tra, đánh giá các năng lực phi nhận thức nhƣ sự tự tin, tinh thần vƣợt khó, trách nhiệm công dân; năng lực hợp tác, năng lực làm việc độc lập,…đây là những năng lực quan trọng giúp HS có thể thích ứng những hoàn cảnh, điều kiện không ngừng thay đổi của cuộc sống.

* Chỉ đạo GV đổi mới PP và hình thức kiểm tra, đánh giá

Yêu cầu GV sử dụng kết hợp các PP và hình thức kiểm tra, đánh giá mới và truyển thống. Đặc biệt chú trọng các PP và hình thức có hiệu quả trong việc phát triển năng lực HS nhƣ kiểm tra thực hành, cho điểm sản phẩm cá nhân, cho điểm sản phẩm của nhóm, cho điểm ý tƣởng sáng tạo, cho điểm khi HS giải quyết đƣợc các vấn đề thực tế,…; kết hợp đánh giá kết quả học tập với đánh giá quá trình học tập của HS.

Chỉ đạo GV tổ chức, hƣớng dẫn để HS biết cách tự đánh giá, HS đƣợc đánh giá lẫn nhau.

GV phải hình thành ở HS khả năng tự kiểm tra, tự đánh giá. GV giúp HS hiểu rõ nhiệm vụ và có thể tự mình tổ chức các hoạt độnghọc của mình dƣới sự hƣớng dẫn. Điều này giúp HS tích cực hơn, tự tin hơn, hình thành đƣợc tƣ duy phản biện, năng lực đánh giá và tự đánh giá ở HS.

3.2.6.3. Cách thực hiện biện pháp.

Nâng cao nhận thức của cán bộ, GV về tầm quan trọng của việc đổi mới kiểm tra, đánh giá. Làm cho GV thấy đƣợc vai trò và trách nhiệm của bản thân để họ tự giác thực hiện.

Tổ chức bồi dƣỡng chuyên đề cho GV về các hình thức và PP đánh giá. Giúp đánh giá chính xác năng lực của HS mà không làm HS bị áp lực hoặc bị tổn thƣơng, đồng thời hình thành khả năng đánh giá và tự đánh giá của bản thân.

Chỉ đạo GV thiết kế các bài kiểm tra HS theo hƣớng tiếp cận năng lực, chú ý các quan điểm dạy học phân hóa, tích hợp và liên môn; tăng cƣờng các câu hỏi giải quyết các tình huống thực tế; các câu hỏi mở; câu hỏi đánh giá đƣợc quan điểm cá nhân; xu hƣớng, năng lực sáng tạo của HS;…

Chỉ đạo GV đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, đánh giá nhƣ giao cho HS viết báo cáo về một chủ đề, tóm tắt một chủ đề, lập sơ đồ tƣ duy; đánh giá qua thuyết trình; đánh giá qua sản phẩm học tập của HS; qua các sản phẩm hoạt động của nhóm.

Chỉ đạo GV thực hiện quan điểm đánh giá quá trình học tập của HS, giúp HS nhận thấy đƣợc mức độ tiến bộ của bản thân; hình thành sự tự tin cho HS; tránh làm HS nản chí hoặc tổn thƣơng.

Chỉ đạo GV thực hiện tốt việc phản hồi với HS sau kiểm tra, đánh giá. Đây là hoạt động quan trọng giúp HS thấy đƣợc mặt mạnh, mặt hạn chế của bản thân để có sự điều chỉnh. CBQL có kiểm tra việc này thông qua việc xem phần nhận xét trong bài làm của HS hoặc dự giờ trả bài của GV. Tránh tình trạng GV chỉ chấm điểm mà không nhận xét, đánh giá hoặc nhận xét, đánh giá chung chung khiến HS không hiểu mình đã thực hiện tốt việc gì; còn hạn chế gì.

trong nhà trƣờng. Động viên, khích lệ kịp thời những GV làm tốt và nhắc nhở, điều chỉnh những GV chƣa thực hiện.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

GV nhà trƣờng phải đƣợc tập huấn, bồi dƣỡng kỹ về các nội dung đổi mới kiểm tra, đánh giá, nhất là việc thiết kế câu hỏi, bài kiểm tra theo hƣớng phát triển năng lực HS, việc sử dụng các hình thức và PP đánh giá mới.

Quản lý nhà trƣờng phải chỉ đạo sát sao, thƣờng xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện của GV

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn sinh học theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh ở các trường thpt huyện phước sơn, tỉnh quảng nam (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)