Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn sinh học theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh ở các trường thpt huyện phước sơn, tỉnh quảng nam (Trang 78 - 79)

9. Cấu trúc luận văn

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Nguyên tắc này đòi hỏi đề xuất các biện pháp quản lý HĐDH môn Sinh học của hiệu trƣởng trƣờng THPT cần phải căn cứ vào thực trạng công tác quản lý HĐDH môn Sinh học của các nhà trƣờng THPT trên địa bàn huyện Phƣớc Sơn trong những năm qua. Trên cơ sở đó, cần kế thừa và chọn lọc các biện pháp quản lý HĐDH môn Sinh học truyền thống, áp dụng các thành tựu của khoa học quản lý giáo dục, cập nhật tính hiện đại để đề xuất các biện pháp quản lý cho phù hợp với yêu cầu của tình hình mới. Ngoài ra, với các biện pháp quản lý HDDH phải nhằm mục đích nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện trong đó có chất lƣợng dạy và học.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Đối với nguyên tắt này, trong quản lý HDDH môn Sinh học cũng nhƣ quản lý giáo dục nói chung, mỗi biện pháp quản lý hoạt động dạy học đƣợc coi là một thành tố của hệ thống biện pháp quản lý hoạt động dạy học. Vì thế, sự vận hành của mỗi thành tố đó phải đảm bảo trong mối tƣơng tác qua lại hữu cơ, gắn bó với nhau sao cho hiệu quả của mỗi biện pháp phối sẽ đem lại sự phát triển tối ƣu của hệ thống. Mặt khác, các biện pháp quản lý đƣa ra phải đƣợc tổ chức một cách hợp lý sao cho tác động có hệ thống và đồng bộ đến các thành tố của quá trình dạy học nhằm tạo ra những thay đổi của quá trình dạy học, từ đó góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học.

Nhƣ vậy, việc xác lập các biện pháp phải lấy mục tiêu cấp học làm mục tiêu cần đạt, phải liên hệ chặt chẽ ăn khớp với nhau một cách logic, làm thành một thể thống nhất, tạo nên một sự phối hợp nhịp nhàng của các biện pháp.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Đối với nguyên tắt này, để phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của nhà trƣờng, cần xây dựng mô hình giáo dục và các hình thức dạy học ở trƣờng THPT phong phú, đa dạng, gắn với thực tiễn của cuộc sống và phong trào giáo dục của địa phƣơng.

Các biện pháp đề xuất phải cụ thể hóa đƣờng lối, chủ trƣơng giáo dục của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, các chỉ đạo định hƣớng của ngành, của địa phƣơng nhằm phát huy những điểm mạnh, khắc phục hạn chế, đồng thời tận dụng đƣợc cơ hội

để vƣợt qua đƣợc các thách thức khơi gợi đƣợc nội lực của tập thể để nâng cao chất lƣợng dạy học cũng nhƣ hiệu quả quản lý hoạt động dạy học môn sinh học theo tiếp cận PTNLHS.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Đối với nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, hiệu quả đòi hỏi các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trƣởng phải thực hiện đƣợc trong thực tế, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học môn Sinh học trong các nhà trƣờng THPT. Với tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học đƣợc đo bởi hiệu quả từ các biện pháp quản lý đó mang lại.

Mặt khác, các biện pháp đề xuất phải nâng cao, hiệu quả quản lý hoạt động dạy học, góp phần đạt đƣợc mục tiêu trong hoạt động dạy học môn Sinh học ở trƣờng THPT. Hiệu quả của biện pháp quản lý hoạt động dạy học đƣợc thể hiện ở các đặc trƣng. Vì vậy, kết quả đạt đƣợc của biện pháp quản lý hoạt động dạy học phải hƣớng tới mục tiêu không ngừng nâng cao chất lƣợng dạy học. Với kết quả biện pháp quản lý hoạt động dạy học phải có tác động đến cả quá trình quản lý, với tác động tới tất cả các đối tƣợng của quá trình dạy học, chúng làm biến đổi chất lƣợng dạy học trong các nhà trƣờng THPT.

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh ở các trƣờng THPT huyện Phƣớc Sơn, tỉnh Quảng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn sinh học theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh ở các trường thpt huyện phước sơn, tỉnh quảng nam (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)