Tiếp cận lý thuyết phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên môn khoa học tự nhiên cấp trung học cơ sở trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh quảng ngãi đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 31 - 32)

8. Cấu trúc đề tài

1.4. Tiếp cận lý thuyết phát triển nguồn nhân lực

1.4.1. Mô hình lí thuyết quản trị nguồn nhân lực của Leonard Nadle

Theo Leonard Nadle, quản trị nguồn nhân lực có ba nhiệm vụ chính là: Phát triển nguồn nhân lực, sử dụng nguồn nhân lực và môi trƣờng nguồn nhân lực. Trong đó nội dung PTNNL gồm: Qui hoạch; tuyển chọn sử dụng; đánh giá; bồi dƣỡng, đào tạo lại và xây dựng môi trƣờng làm việc. Nội hàm của lí thuyết quản trị nguồn nhân lực của Leonard Nadle gồm 3 thành tố: (i) Phát triển nguồn nhân lực; (ii) Sử dụng nguồn nhân lực; và (iii) Môi trƣờng nguồn nhân lực.

Mô hình lí thuyết quản trị nguồn nhân lực của Leonard Nadle coi phát triển nguồn nhân lực chỉ là giáo dục và đào tạo. Tuyển chọn, sàng lọc, bố trí việc làm, đánh giá, đãi ngộ đƣợc coi là sử dụng nhân lực. Mở rộng chủng loại và quy mô việc làm, phát triển tổ chức đƣợc coi là môi trƣờng nhân lực. Trong thực tế, nếu nhân lực không đƣợc sử dụng, không có việc làm thì không thể phát triển đƣợc, do vậy, giáo dục và đào tạo chỉ có thể coi là biện pháp chủ yếu để phát triển nguồn nhân lực mà không thể coi là toàn bộ nội dung của phát triển nguồn nhân lực đƣợc.

Một mặt khác mô hình lí thuyết này chỉ phù hợp với quản trị nhân lực của một tổ chức (phát triển tổ chức), chƣa quan tâm đến quy hoạch đào tạo và sử dụng nhân lực, hƣớng nghiệp và phân luồng giáo dục,… nên không phù hợp với phát triển nguồn nhân lực của một quốc gia, một vùng hay một địa phƣơng.

1.4.2. Tiếp cận quan điểm phát triển đội ngũ giáo viên môn KHTN cấp THCS

- Phát triển đội ngũ giáo viên phải gắn liền với mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nƣớc, đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hội và giáo dục đào tạo. Việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên phải đƣợc xác định là một trong những giải pháp nhằm phát triển giáo dục, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trong thời kỳ CNH-HĐH đất nƣớc. Cần có sự quan tâm đồng bộ từ khâu tuyển chọn, đào tạo trong trƣờng sƣ phạm, đẩy mạnh công tác bồi dƣỡng thƣờng xuyên đến việc thay đổi chính sách làm cải thiện đời sống vật chất của giáo viên lên một bƣớc cao hơn.

- Phát triển đội ngũ giáo viên phải gắn liền với Đề án “Đào tạo, bồi dƣỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 – 2020, định hƣớng đến năm 2025”.

- Phát triển đội ngũ giáo viên phải đảm bảo tính cân đối theo địa bàn và theo bộ môn giảng dạy.

Nói tóm lại, mục đích xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lƣợc phát triển giáo dục – đào tạo, công tác phát triển đội ngũ giáo viên phải đƣợc tổ chức tốt nhằm đảm bảo sự đồng bộ về cơ cấu

đội ngũ giữa đào tạo, bồi dƣỡng và sử dụng tạo nên tổng lực cho sự phát triển đội ngũ giáo viên.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên môn khoa học tự nhiên cấp trung học cơ sở trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh quảng ngãi đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)