Tình hình đội ngũ CBQL, tổ trƣởng chuyên môn, giáo viên môn Khoa học tự

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên môn khoa học tự nhiên cấp trung học cơ sở trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh quảng ngãi đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 47)

8. Cấu trúc đề tài

2.3. Tình hình đội ngũ CBQL, tổ trƣởng chuyên môn, giáo viên môn Khoa học tự

học tự nhiên các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi

2.3.1. Số lượng, cơ cấu đội ngũ

Đội ngũ CBQL, tổ trƣởng chuyên môn và giáo viên KHTN của 05 huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi có 489/ngƣời chiếm 12,7% tổng số cán bộ, giáo viên các huyện

miền núi (3.853 ngƣời).

a. Số lượng, cơ cấu đội ngũ CBQL

Đội ngũ CBQL có 125 ngƣời. Trong đó, Hiệu trƣởng: 61 ngƣời, Phó hiệu trƣởng: 64 ngƣời. Chia ra 98 ngƣời giới tính nam, 27 ngƣời nữ (chiếm 22,2% tổng số CBQL), CBQL là dân tộc Kinh 214 ngƣời (chiếm 91,3%), dân tộc Hrê 07 ngƣời (chiếm 5,6%), dân tộc Co 03 ngƣời (chiếm 2,4%), dân tộc Ba na 01 ngƣời (chiếm 0,7%).

Số lƣợng CBQL 05 huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi đang thiếu 19 ngƣời, tỉ lệ giới tính chênh lệch lớn (98 nam: 27 nữ), độ tuổi trung bình 45 tuổi. Mặc dù là địa bàn miền núi, dân tộc thiểu số chiếm trên 80% tổng số dân, nhƣng CBQL là ngƣời dân tộc thiểu số quá ít (chiếm 8,7%), còn lại là ngƣời dân tộc Kinh.

b. Số lượng, cơ cấu đội ngũ tổ trưởng chuyên môn

Đa số mỗi trƣờng có cấp THCS trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi, tổ chuyên môn gồm có hai tổ là tổ Khoa học tự nhiên và tổ Khoa học xã hội, mỗi tổ chuyên môn có một tổ trƣởng, một số trƣờng có thêm một tổ phó chuyên môn. Thống kê tất cả các trƣờng có cấp THCS trên địa bàn 05 huyện miền núi, năm học 2020-2021 có 136 tổ trƣởng chuyên môn, bao gồm 64 tổ trƣởng tổ Khoa học tự nhiên, 68 tổ Khoa học xã hội và 04 tổ chuyên môn THCS. Chia ra 64 ngƣời giới tính nam, 72 ngƣời nữ, tổ trƣởng là dân tộc Kinh 130 ngƣời (chiếm 95,6%), dân tộc Hrê 05 ngƣời (chiếm 3,7%), dân tộc Mƣờng 01 ngƣời (chiếm 0,7%).

c. Số lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên KHTN

Giáo viên KHTN có 227 ngƣời gồm 122 nam, 105 nữ; 189 dân tộc Kinh, 38 giáo viên thuộc đồng bào dân tộc thiểu số (dân tộc Hrê: 30; dân tộc Co: 05; dân tộc Ca dong: 02; dân tộc Tày: 01). Trong đó, giáo viên chuyên ngành đào tạo môn Vật lý: 85 ngƣời; giáo viên chuyên ngành đào tạo môn Hóa học: 73 ngƣời; giáo viên chuyên ngành đào tạo môn Sinh học: 69 ngƣời.

Bảng 2.4. Số lượng, cơ cấu về giới tính, độ tuổi, dân tộc ĐNGV 05 huyện miền núi

S T T

Các huyện SL

Giới tính Độ tuổi Dân tộc

Nam Nữ < 30 30 -

50 > 50 Kinh Hrê Cor

Ca dong Khác 1 Ba Tơ 59 28 31 06 53 42 16 01 2 Minh Long 24 19 05 17 07 21 03 3 Sơn Hà 62 29 33 03 52 06 52 10 4 Sơn Tây 19 06 13 0 19 0 17 02 5 Trà Bồng 63 40 23 03 57 03 57 01 05 Tổng cộng 227 122 105 12 199 16 189 30 05 02 01 Tỷ lệ (%) 53,7 46,3 5,3 87,7 7,0 83,3 12,3 2,2 0,9 0,4

Biểu đồ 2.3. So sánh tỉ lệ giới tính của đội ngũ giáo viên KHTN các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi

Số liệu thống kê Biểu 2.3 cho thấy, tỉ lệ giới tính nam : nữ đối với đội ngũ giáo viên KHTN các huyện miền núi có sự chênh lệch với nhau, tỉ lệ giới tính nam cao hơn tỉ lệ giới tính nữ gần 7%. Tỉ lệ giới tính này phản ánh đặc thù vùng miền, ở các huyện miền núi đa số là huyện nghèo theo Quyết định 275/QĐ-TTg ngày 07/3/2018 của Thủ tƣớng Chính phủ, điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông đi lại khó khăn. Thực trạng đội ngũ giáo viên giới tính nam cao hơn nữ là phù hợp.

Về cơ cấu độ tuổi, đội ngũ giáo viên KHTN đa phần đội tuổi nằm trong giới hạn từ 30 đến 50 tuổi, đây là lực lƣợng giáo viên có kinh nghiệm cả về trình độ chuyên môn cũng nhƣ nghiệp vụ sƣ phạm tốt, thƣờng là đội ngũ nòng cốt trong các hoạt động. Hiện nay, chính quyền và ngƣời dân các huyện miền núi đã quan tâm, tạo điều kiện cho con em ở địa phƣơng theo học ngành Sƣ phạm, nguồn nhân lực này cơ bản đáp ứng số lƣợng đội ngũ giáo viên thiếu nhiều trong những năm trƣớc 2002. Từ chính sách thu hút nguồn nhân lực về công tác giảng dạy tại các xã huyện miền núi nhƣ Nghị định 116/2010/NĐ-CP của Chính phủ (nay thay thế Nghị định 76/2019/NĐ-CP ngày 08/10/2019), đội ngũ giáo viên trẻ ở khu vực đồng bằng, thành phố đã tự nguyện ở lại tiếp tục cống hiến 5 đến 10 năm và một số đã thƣờng trú lâu dài tại đây. Tuy nhiên, trong số 199 giáo viên trong độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi, đã có trên 50% giáo viên đƣợc đào tạo theo chế độ cử tuyển hệ Cao đẳng Sƣ phạm, sau này tiếp tục đào tạo Hệ Đại học theo hình thức vừa làm vừa học.

Nam 53.7% Nữ

46.3%

Tỉ lệ giới tính của đội ngũ giáo viên KHTN các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi

Kinh Hrê 12.3% DT khác0.4% Co 2.2% Ca dong 0.9% Kinh Hrê Co Ca dong DT khác 83.3%

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu dân tộc đội ngũ giáo viên KHTN các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi

Theo Biểu 2.4 xét về cơ cấu dân tộc, các huyện miền núi là nơi cƣ trú lâu đời của các dân tộc Hrê, Co, Ca dong chiếm tỉ lệ trên 75% so với các dân tộc khác. Tổng số học sinh cấp THCS có 16.981 học sinh, trong đó học sinh dân tộc thiểu số có 14.273, chiếm 84,05%. Ngƣợc lại, đội ngũ giáo viên KHTN ngƣời dân tộc thiểu số trên địa bàn 05 huyện miền núi có 38/227 ngƣời chiếm 16,7%. Nhƣ vậy, có thể cho rằng số lƣợng đội ngũ giáo viên ngƣời dân tộc thiểu số tại chỗ chƣa đáp ứng quy mô trƣờng, lớp tại mỗi địa phƣơng, phần lớn đội ngũ giáo viên đƣợc tuyển dụng có hộ khẩu thƣờng trú tại các huyện đồng bằng hoặc tại các xã, thị trấn các huyện miền núi có tập trung tỉ lệ dân tộc Kinh cao.

Theo số liệu thống kê số lƣợng, cơ cấu về số năm công tác của đội ngũ giáo viên KHTN ở 05 huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi đa số đội ngũ giáo viên đƣợc hƣởng chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo từ đủ 60 tháng trở lên, chỉ có 04 giáo viên có số năm công tác dƣới 05 năm (chiếm 1,76%). Số lƣợng đội ngũ giáo viên thâm niên nghề từ đủ 05 năm đến 15 năm là 95 giáo viên (41,85%), là lƣợng lực giáo viên trẻ, độ tuổi năng động nhất trong công việc, đây là một thế mạnh của các huyện miền núi, nguồn nhân lực này sẽ tiếp cận, lĩnh hội, triển khai thực hiện Chƣơng trình GDPT 2018 nhanh hiệu quả hơn.

Số giáo viên có thâm nghề trên 15 năm có 128 giáo viên chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các nhóm tuổi (chiếm 56,39%), lực lƣợng này có bề dày kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và giáo dục đạo đức học sinh. Tuy nhiên, thâm niên nghề lớn tỉ lệ thuận với độ tuổi sẽ cao tƣơng ứng, ở tuổi này ngƣời giáo viên có tâm lý bảo thủ, “sức ì” tăng dần nên việc tiếp cận lĩnh hội Chƣơng trình GDPT 2018 sẽ gặp khó khăn, ngại

Cơ cấu dân tộc đội ngũ giáo viên KHTN các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi

khó đổi mới phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học, ý thức tự học, tự bồi dƣỡng giảm sút. Đây là rào cản không nhỏ ảnh hƣởng đến hiệu quả thực hiện Chƣơng trình GDPT 2018, cụ thể là môn KHTN tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi.

Đội ngũ giáo viên có chuyên môn đào tạo trƣớc khi tuyển dụng đa số là đa chuyên môn từ hai chuyên môn đến bốn chuyên môn ghép với nhau. Do thực trạng đội ngũ giáo viên cấp THCS từ những năm 2005 trở về trƣớc trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi còn thiếu nhiều nên các trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm, trong đó có trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Quảng Ngãi đã đào tạo đội ngũ giáo viên cấp THCS có ghép nhiều môn.

Bảng 2.5. Thống kê số lượng giáo viên KHTN 05 huyện miền núi theo chuyên môn đào tạo

Chuyên môn đào tạo

Các huyện miền núi

Tổng số Ba Tơ Minh

Long Sơn Hà Sơn Tây Trà Bồng Vật lý 07 03 03 07 19 39 Vật lý – Tin học 03 0 06 01 10 Toán - Vật lý 07 01 02 10 Vật lý-Công nghệ 05 04 10 18 Công nghệ- Vật lý 03 03 Toán-Lý-Sinh-Địa 02 02 04 Hóa học 06 03 03 05 19 36 Hóa học – Sinh học 06 01 07 02 16 Hóa học – Địa lý 06 03 09 18 Hóa học – KT nông nghiệp 01 01 02 Sinh học 02 01 01 04 19 27 Sinh học – KT nông nghiệp 10 04 13 03 30 Công nghệ - Sinh học 02 01 01 02 06 Sinh – Hóa 01 01 01 03 Sinh học-Thể dục 02 01 03 Sinh – Địa 01 01 Tổng số giáo viên 59 24 62 19 63 227

Theo số liệu thống kê Bảng 2.5 cho thấy đội ngũ giáo viên có chuyên ngành đào tạo hệ chính quy bậc đại học là đơn môn nhƣ Cử nhân Vật lý có 39 giáo viên, Cử nhân Hóa học có 36 giáo viên; Cử nhân Sinh học có 27 giáo viên. Số giáo viên có chuyên môn đào tạo gh p có lĩnh vực kiến thức khoa học tự nhiên là 125 giáo viên. Trong đó, có 10 giáo viên Vật lý – Tin học; 18 giáo viên Vật lý – Kỹ thuật công nghiệp; 10 giáo viên Toán – Vật lý; 04 giáo viên Toán – Vật lý – Sinh học – Địa lý; 03 giáo viên Công nghệ - Vật lý; 16 giáo viên Hóa học – Sinh học; 18 giáo viên Hóa học – Địa lý; 02 giáo viên Hóa học – Kỹ thuật nông nghiệp; 30 giáo viên Sinh học- Kỹ thuật nông nghiệp; 01 giáo viên Sinh học – Địa lý; 03 giáo viên Sinh học – Hóa học; 06 giáo viên Công nghệ - Sinh học; 03 giáo viên Sinh học – Thể dục. Về cơ cấu bộ môn theo chuyên ngành đào tạo với số lƣợng 227 giáo viên trên chƣa đáp ứng thực hiện dạy trọn vẹn bộ môn Khoa học tự nhiên, số nhiều giáo viên phải đƣợc đào tạo lại một lĩnh vực kiến thức Vật lý (đối với giáo viên chuyên môn đào tạo Sinh học – Hóa học, Hóa học – Sinh học) đến hai lĩnh vực (đối với chuyên môn đào tạo còn lại đã liệt kê ở trên).

Bảng 2.6. Cơ cấu đội ngũ giáo viên KHTN ở các trường hiện nay

STT Cơ cấu đội ngũ giáo viên KHTN ĐT ĐTB Mức độ

1 Về dân tộc CBQL 2.13 2 TT.TTN 2.23 2 GVKHTN 2.14 2 2 Về độ tuổi CBQL 3.71 4 TT.TTN 3.58 4 GVKHTN 3.67 4 3 Về giới tính CBQL 3.77 4 TT.TTN 3.81 4 GVKHTN 3.83 4 Tổng bình quân 3.21 3

Qua bảng 2.6 ta thấy: Trong cơ cấu đội ngũ giáo viên KHTN về “độ tuổi”, “giới tính” hầu hết cán bộ quản lý, tổ trƣởng chuyên môn và giáo viên KHTN đều đánh giá mức hợp lý cao từ điểm trung bình 3,58 đến 3,83 đạt mức 4 là mức cao nhất trong thang đo. Riêng cơ cấu đội ngũ giáo viên về “dân tộc”, điểm trung bình thấp (2,16) đạt mức độ 2, mức tƣơng đối hợp lý. Thực trang chệnh lệch cơ cấu về dân tộc giữa dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số trên địa bàn các huyện miền núi cần có sự điều chỉnh về chiến lƣợc lƣợc phát triển nguồn nhân lực tại chỗ.

2.3.2. Chất lượng đội ngũ CBQL, tổ trưởng chuyên môn và GV KHTN các trường có cấp THCS trên địa bàn 05 huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi

Bảng 2.7. Chất lượng đội ngũ CBQL, tổ trưởng chuyên môn và GV KHTN theo trình độ chuyên môn các trường có cấp THCS trên địa bàn 05 huyện miền núi tỉnh

Quảng Ngãi TT Chức vụ Số lƣợng Trình độ đào tạo Cao đẳng Đại học Thạc sĩ 1 Hiệu trƣởng 62 02 58 02 2 P.Hiệu trƣởng 64 01 61 02 3 TTCM 136 19 116 01 4 GV KHTN 227 43 181 01 Tổng 489 65 418 06

(Nguồn: Thống kê CSDL Ngành Giáo dục các huyện miền núi năm học 2020-2021) a. Chất lượng đội ngũ CBQL

Dựa vào số liệu Bảng 2.7 về trình độ đào tạo, CBQL có 04 ngƣời trình độ Thạc sỹ chiếm 3,2%, trình độ Đại học có 119 ngƣời chiếm 94,4%. Nhƣ vậy, đội ngũ CBQL các huyện miền núi đạt trình độ đào tạo chuẩn và vƣợt chuẩn là 97,6%. Tuy nhiên, đội ngũ vẫn còn 03 ngƣời trình độ đào tạo Cao đẳng sƣ phạm chiếm 2,4%, trong đó có 02 Hiệu trƣởng và 01 Phó hiệu trƣởng, có 01 trƣờng hợp lớn tuổi chuẩn bị về hƣu, 01 trƣờng hợp học Đại học chuyên ngành Hành chính, 01 đang theo học Đại học. Tóm lại, đội ngũ CBQL các huyện miền núi, về trình độ chuyên môn đào tạo đảm bảo quy định về chuẩn nghề nghiệp, đủ khả năng đáp ứng yêu cầu thực hiện đổi mới Chƣơng trình GDPT 2018.

b. Chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn.

Theo số liệu thống kê tại Bảng 2.7 về trình độ đào tạo cho thấy, đội ngũ tổ trƣởng chuyên môn có trình độ đào tạo đạt chuẩn theo quy định là 170 ngƣời (đạt 86%), trong đó trình độ Thạc sĩ có 01 ngƣời, trình độ Đại học Sƣ phạm có 116 ngƣời. Số tổ trƣởng chuyên môn chƣa đạt chuẩn trình độ đào tạo còn 19 ngƣời (chiếm 14%), đây là con số phản ánh đƣợc đội ngũ cán bộ quản lý cấp tổ chuyên môn tạo các huyện miền núi còn chƣa quan tâm đến việc bản thân tự giác học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Có nhiều nguyên nhân còn tồn tại 14% tổ trƣởng chƣa đạt chuẩn trình độ đào tạo nhƣ đội ngũ thiếu ý thức tự đào tạo, bồi dƣỡng; các trƣờng Đại học Sƣ phạm ít hoặc chƣa liên kết mở lớp đại học vừa làm, vừa học tại địa phƣơng; đăng ký nghỉ hƣu theo quy định; điều kiện kinh tế gia đình khó khăn.... Trong đó, nguyên nhân chính là đội ngũ này chƣa dự báo đƣợc xu thế phát triển giáo dục của đất nƣớc, yêu cầu chất lƣợng nguồn nhân lực trong ngành Giáo dục trong thời kỳ đổi mới.

c. Chất lượng đội ngũ giáo viên KHTN

Chất lƣợng về trình độ chuyên môn đào tạo của đội ngũ giáo viên KHTN các huyện miền núi chỉ có 183 giáo viên đạt chuẩn (chiếm 80,7%), 01 giáo viên vƣợt chuẩn (chiếm 0,4%), còn 43 giáo viên chƣa đạt chuẩn trình độ đào tạo (chiếm 18,9%). Trong số 80,7% giáo viên đạt trình độ đào tạo là Cử nhân thì có đến 55,1% giáo viên đào tạo đại học hệ tại chức và từ xa.

Kết quả đánh giá chuẩn nghề nghiệp đội ngũ giáo viên KHTN năm học 2019-2020 đƣợc thể hiện qua kết quả giáo viên tự đánh giá (mỗi năm 1 lần vào cuối năm học) và kết quả đánh giá giáo viên của hiệu trƣởng (2 năm 1 lần vào cuối năm học), cụ thể nhƣ sau:

+ Kết quả giáo viên tự đánh giá: Chƣa đạt: 1/227 (chiếm 0,44%); Đạt: 25/227 (chiếm 11,01%); Khá: 179/227 (chiếm 78,86%); Tốt: 22/227 (chiếm 9,69%).

+ Kết quả giáo viên đƣợc hiệu trƣởng đánh giá: Chƣa đạt: 2/210 (chiếm 0,95%); Đạt: 21/210 (chiếm 10%); Khá: 173/210 (chiếm 82,38%); Tốt: 14/210 (chiếm 6,67%).

Qua thống kê kết quả đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên KHTN năm học 2019-2020 ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi cho thấy đội ngủ có chất lƣợng xếp loại Khá, Tốt trên 85%. Nhƣ vậy, hiện tại đội ngũ giáo viên KHTN đáp ứng thực hiện Chƣơng trình GDPT 2018.

Bảng 2.8. Chất lượng đội ngũ giáo viên theo tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên

STT Tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên ĐT ĐTB Mức độ

1 Phẩm chất nhà giáo

CBQL 3.87 4

TT.TTN 3.71 4

GVKHTN 3.92 4

2 Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ

CBQL 2.13 2

TT.TTN 2.09 2

GVKHTN 2.14 2

3 Xây dựng môi trƣờng giáo dục

CBQL 2.51 3

TT.TTN 2.56 3

GVKHTN 2.71 3

4 Phát triển mối quan hệ giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội

CBQL 3.15 3

TT.TTN 3.33 4

GVKHTN 3.27 4

5

Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục

CBQL 3.01 3

TT.TTN 3.07 3

GVKHTN 3.08 3

Phân tích số liệu Bảng 2.8 ta thấy điểm bình quân của ba đối tƣợng khảo sát về tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên đạt 2,91, than đo mức độ 3. Nhìn chung, chất lƣợng đội ngũ giáo viên KHTN theo tiêu chuẩn chức danh nghiệp giáo viên (Quy định tại Thông tƣ số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ GD&ĐT) cơ bản

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên môn khoa học tự nhiên cấp trung học cơ sở trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh quảng ngãi đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)