Đánh giá chung chung thực trạng

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên môn khoa học tự nhiên cấp trung học cơ sở trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh quảng ngãi đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 67 - 70)

8. Cấu trúc đề tài

2.5. Đánh giá chung chung thực trạng

2.5.1. Điểm mạnh

Đội ngũ giáo viên năng động và sáng tạo, có ý thức vƣơn lên trong cuộc sống, khẳng định đƣợc chuyên môn, phần lớn thích ứng nhanh với sự đổi mới của ngành giáo dục về mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, chƣơng trình. Một số bộ phận giáo viên KHTN tích cực đổi mới phƣơng pháp dạy học. Đa số đội ngũ giáo viên KHTN có nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng trong phát triển đội ngũ giáo viên KHTN cấp THCS, đặc biệt là việc tự bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp bản thân để đáp ứng với yêu cầu trong xu hƣớng đổi mới giáo dục hiện nay.

Công tác tuyển dụng đƣợc tiến hành theo hƣớng dẫn của Sở GD&ĐT và Sở Nội vụ, trong quá trình tuyển dụng coi trọng đến nhu cầu của nhà trƣờng và chất lƣợng của các ứng viên nên kết quả tuyển dụng về cơ bản là đáp ứng đúng đối tƣợng, và theo nhu cầu của từng trƣờng.

Chế độ chính sách của nhà trƣờng đối với đội ngũ giáo viên đƣợc quan tâm, môi trƣờng giáo dục thân thiện, dân chủ ngày càng đƣợc cải thiện.

2.5.2. Điểm yếu

Công tác quy hoạch đội ngũ giáo viên thiếu tính khoa học, theo kiểu "chắp vá" tạo nên tính bất hợp lý trong cơ cấu, chất lƣợng đội ngũ, chƣa kịp bổ sung kế hoạch tổng thể phát triển đội ngũ giáo viên trong hệ thống các trƣờng THCS cho phù hợp với điều kiện phát triển của giáo dục mới, việc quy hoạch mới chỉ dừng lại ở quy hoạch về số lƣợng và chất lƣợng đội ngũ mà ít đề cập đến hiệu quả sử dụng đội ngũ giáo viên hiện có.

nay; cơ cấu bộ môn đang thiếu, thừa cục bộ; tỉ lệ đội ngũ giáo viên là ngƣời dân tộc thiểu số quá thấp, chƣa tƣơng xứng với phát triển nguồn nhân lực khu vực miền núi.

Một bộ phận không nhỏ giáo viên KHTN chƣa đạt chuẩn trình độ đào tạo Cử nhân theo quy định, nghiệp vụ sƣ phạm còn hạn chế chƣa đáp ứng thực hiện Chƣơng trình GDPT 2018.

Việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp còn chƣa đƣợc chính xác mang tính đối phó, chƣa nêu đƣợc các minh chứng cụ thể trong quá trình đánh giá.

Các cấp quản lý chƣa có nhiều hình thức tổ chức các lớp bồi dƣỡng phù hợp tình hình thực tế, với đối tƣợng, mục tiêu, nhu cầu tham gia bồi dƣỡng; tại các trƣờng học chƣa xây dựng chƣơng trình, nội dung bồi dƣỡng phong phú.

Điều kiện về CSVC, trang thiết bị tại các đơn vị trƣờng học vùng kinh tế đặc biệt khó khăn còn thiếu, chƣa đáp ứng thực hiện Chƣơng trình GDPT 2018.

2.5.3. Nguyên nhân

Một bộ phận không nhỏ CBQL nhận thức chƣa đầy đủ, chƣa thật sự tận tâm trong công tác quản lý; một phần do năng lực quản lý có hạn, thiếu kinh nghiệm, thiếu chiến lƣợc, thiếu tính chủ động, sáng tạo nên việc phát triển đội ngũ giáo viên KHTN cũng bị ảnh hƣởng nhiều.

Môn KHTN là môn học mới đƣa vào Chƣơng trình GDPT 2018 áp dụng từ năm học 2021-2022 bắt đầu từ lớp 6 và hằng năm thực hiện “cuốn chiếu” đến năm học 2024-2025 hoàn thiện áp dụng cho bậc học phổ thông. Trong khi đó, tại các cơ sở giáo dục chƣa có đội ngũ giáo viên đào tạo đúng chuyên ngành KHTN nên đội ngũ thiếu, thừa cục bộ bộ môn là không tránh khỏi.

Giáo viên ít đƣợc tiếp cận với công nghệ thông tin và ý thức tự học tập của một số giáo viên chƣa cao còn ỷ lại nhà trƣờng về mọi mặt. Một số vùng khó khăn trƣờng cách xa trung tâm đô thị nên giáo viên ít có cơ hội giao lƣu học hỏi về chuyên môn trong quá trình giảng dạy, chƣa tạo đƣợc sức hấp dẫn của các hoạt động đối với học sinh. Một bộ phận giáo viên lớn tuổi “sức ì” lớn, phƣơng pháp giảng dạy chậm đổi mới, việc sử dụng các thiết bị hiện đại phục vụ cho giảng dạy có nhiều hạn chế thậm chí học rồi vẫn không biết sử dụng.

Việc huy động vốn ngoài ngân sách chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của sự phát triển. Những cơ chế chính sách đầu tƣ cho giáo dục chƣa thực sự có hiệu quả để trở thành một trong những động lực thúc đẩy GD&ĐT phát triển mạnh mẽ hơn. Nguồn lực đầu tƣ đảm bảo cho GD&ĐT từ Nhà nƣớc, từ xã hội và bản thân ngành GD&ĐT còn thấp, công tác xã hội hoá giáo dục chƣa đạt hiệu quả cao, còn nhiều rào cản. Cơ sở vật chất dù đã đƣợc đầu tƣ nhƣng vẫn còn thiếu thốn không đồng bộ, thiếu phòng thực hành, thí nghiệm, thiết trang thiết bị dạy học môn KHTN, tài liệu, học liệu tham khảo

giúp cho giáo viên soạn bài và chuẩn bị bài giảng lên lớp chƣa đƣợc quan tâm.

Cơ chế, chính sách về tính tự chủ của các trƣờng vẫn còn yếu, phần lớn cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đều đƣợc cấp từ trên xuống, nên nhiều khi không phù hợp, không phát huy đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn.

Thiếu nguồn lực tài chính ảnh hƣởng đến tổ chức các chƣơng trình bồi dƣỡng, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ hạn chế; không thực hiện đa dạng các hình thức bồi dƣỡng.

Điều kiện kinh tế, đời sống của giáo viên mặc dù đã đƣợc cải thiện nhƣng nhìn chung đời sống của đội ngũ giáo viên vẫn còn nhiều khó khăn. Giáo viên chƣa yên tâm với nghề, chƣa toàn tâm, toàn ý tập trung cho việc nâng cao chất lƣợng giảng dạy học, nghiên cứu chuyên môn, chƣa phát huy hết lòng nhiệt huyết cho sự nghiệp giáo dục.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Trên cơ sở lý luận đã xác lập ở chƣơng 1, tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát thực trạng đội ngũ giáo viên KHTN cấp THCS trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi. Trong chƣơng 2, tác giả tập trung khảo sát và phân tích thực trạng về quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên, thực trạng tuyển dụng, bố trí, sử dụng giáo viên, thực trạng kiểm tra, đánh giá, khen thƣởng, kỷ luật giáo viên, thực trạng đào tạo, đào tạo lại, bồi dƣỡng giáo viên, thực trạng xây dựng môi trƣờng tạo động lực cho giáo viên.

Kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng cho thấy công tác phát triển đội ngũ giáo viên môn KHTN có những ƣu điểm cần tiếp tục phát huy. Tuy nhiên, so với yêu cầu đổi mới giáo dục, thực hiện Chƣơng trình GDPT 2018, công tác phát triển đội ngũ giáo viên môn TKTN cấp THCS còn những hạn chế nhất định nhƣ nhận thức về tầm quan trọng phát triển đội ngũ của CBQL, giáo viên chƣa cao; công tác quy hoạch đội ngũ chƣa khoa học; công tác bố trí, sử dụng còn bất cập; công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên chƣa phản ánh đúng thực chất; công tác đào tạo, bồi dƣỡng chƣa tự giác; môi trƣờng làm việc còn thiếu thốn CSVC, trang thiết bị.

Với cơ sở lý luận đã đề cập ở chƣơng 1 cùng những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân dẫn đến hạn chế ở chƣơng 2 là cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu, đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ KHTN cấp THCS trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi với mong muốn đây là những biện pháp khả thi, hữu hiệu nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng Chƣơng trình GDPT 2018 và góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng, của ngành là nội dung sẽ đƣợc nghiên cứu ở chƣơng 3 của luận văn.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN CẤP THCS TRÊN ĐỊA BÀN CÁC HUYỆN MIỀN NÚI

TỈNH QUẢNG NGÃI ĐÁP ỨNG CHƢƠNG TRÌNH GDPT 2018

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên môn khoa học tự nhiên cấp trung học cơ sở trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh quảng ngãi đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)