8. Cấu trúc đề tài
3.1. Các nguyên tắc chung đề xuất biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Các biện pháp khi đề xuất phải quan tâm và đƣợc thực hiện dựa trên mục tiêu của giáo dục phổ thông, đƣợc thực hiện rõ ràng và cụ thể trong từng nội dung, vấn đề của biện pháp. Theo đó, các biện pháp phải giải quyết và khắc phục đƣợc những thiếu sót hay những khó khăn hạn chế trong quá trình thực hiện của công tác phát triển đội ngũ giáo viên KHTN ở trƣờng có cấp THCS, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục THCS cũng nhƣ chất lƣợng trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên KHTN cấp THCS trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi đƣợc đảm bảo bền vững.
3.1.2. Nguyên tắc đồng bộ
Để mang lại hiệu quả thiết thực thì cần phải đổi mới toàn diện và đồng bộ công tác phát triển đội ngũ từ việc xác định mục tiêu, lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra đánh giá, đổi mới chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp và hình thức bồi dƣỡng theo hƣớng hiện đại, chuẩn hóa, phù hợp với nhiệm vụ của giáo viên. Hiệu trƣởng cần tăng cƣờng đầu tƣ tài chính, cơ sở vật chất cho công tác xây dựng đội ngũ.
Muốn đạt đƣợc điều đó, trƣớc hết trƣờng cần tạo ra đƣợc một môi trƣờng làm việc, lành mạnh và thu hút đƣợc phần lớn giáo viên tham gia, làm cho giáo viên hiểu đƣợc rằng việc phát triển đội ngũ vừa là trách nhiệm, đồng thời cũng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình nâng cao chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng.
Khi thực hiện các biện pháp phải tính toán về mặc thời gian, cách thức tổ chức cho phù hợp nhằm phát huy tối đa hiệu quả của hoạt động quản lý, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện GDPT trong giai đoạn hiện nay.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học
Tính khoa học trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên KHTN cấp THCS phải có sự am hiểu về đặc điểm chuyên ngành Vật lý, Hóa học, Sinh học. Đồng thời phải nắm vững các nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục của bộ môn KHTN trong nhà trƣờng. Đặc biệt, cần phải có sự thống nhất, chia sẻ giữa các bộ phận cũng nhƣ phối hợp chặt chẽ giữa các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng thực hiện phù hợp với điều kiện, khả năng nhằm phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu Chƣơng trình GDPT 2018.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
Các biện pháp đƣợc đề xuất phải có tính kế thừa, dựa trên những cách làm trƣớc đó, những công trình trƣớc đó đã thực hiện và đã mang lại kết quả nhất định. Các biện pháp đề xuất phải giải quyết đƣợc những vấn đề phát sinh, cũng nhƣ chƣa thực hiện đƣợc từ những cái làm trƣớc đó trong quá trình phát triển đội ngũ giáo viên KHTN cấp THCS.
Những biện pháp đề xuất phải xuất phát từ điều kiện thực tiễn của các nhà trƣờng, điều kiện thực tiễn của các địa phƣơng và kế thừa những thành quả đã có, bảo đảm cho sự phát triển bền vững và nâng cao chất lƣợng giáo dục của địa phƣơng.
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, khả thi
Hệ thống biện pháp trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên KHTN cấp THCS đƣợc đề xuất dựa trên cơ sở của tính cấp thiết trong thực tiễn. Đồng thời, các biện pháp đề xuất cũng phải dựa trên những kết quả nghiên cứu từ thực trạng, những nguyên nhân, hạn chế thiếu sót trong quá trình xây dựng kế hoạch, tuyển dụng và sử dụng, công tác kiểm tra đánh giá, đào tạo và bồi dƣỡng cũng nhƣ trong việc xây dựng môi trƣờng tạo động lực phát triển đội ngũ giáo viên KHTN cấp THCS tại các nhà trƣờng.
Các biện pháp khi đề xuất phải quan tâm đến sự phù hợp với các điều kiện tài chính, cơ sở vật chất và khả năng huy động nguồn lực từ các lực lƣợng tham gia hoạt động của nhà trƣờng có cấp THCS. Đặc biệt, khi đề xuất các biện pháp cần phải quan tâm sâu sắc đến khả năng, nhu cầu của giáo viên, xu thế phát triển của xã hội, cũng nhƣ khả năng vận dụng hiệu quả vào thực tiễn phát triển đội ngũ giáo viên KHTN cấp THCS trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi.