Thực trạng về bố trí và sử dụng giáo viên môn KHTN

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên môn khoa học tự nhiên cấp trung học cơ sở trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh quảng ngãi đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 58)

8. Cấu trúc đề tài

2.4.3. Thực trạng về bố trí và sử dụng giáo viên môn KHTN

Hiện nay, trên địa bàn các huyện miền núi quy mô trƣờng lớp nhỏ, đặc biệt đối với trƣờng hai cấp học (tiểu học và THCS) thì số lớp cấp THCS phần lớn chỉ 04 lớp tức là mỗi khối có 01 lớp. Số lƣợng giáo viên có chuyên ngành đào tạo chuyên môn Vật lý, Hóa học, Sinh học không đủ số lƣợng và không đảm bảo về cơ cấu. Theo qui định tại Điều 7, Thông tƣ 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 7 năm 2017 về hƣớng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lƣợng ngƣời làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập [3], đối với cấp THCS đƣợc bố trí tối đa 1,9 giáo viên trên lớp. Nhƣ vậy, đối với trƣờng học cấp THCS có 04 lớp tối đa đƣợc bố trí 8 giáo viên, thậm chí có nhiều trƣờng bố trí chỉ có 07 giáo viên. Thực trạng số lƣợng định mức biên chế giáo viên đứng lớp nhƣ thế dẫn đến đội ngũ giáo viên dạy môn Vật lý, Hóa học, Sinh học sẽ thiếu cục bộ.

Các trƣờng học trên địa bàn các huyện miền núi những năm qua thiếu số lƣợng giáo viên đứng lớp các chuyên môn Vật lý, Hóa học, Sinh học do Sở Nội vụ chƣa tổ chức tuyển dụng kịp thời hoặc giao chỉ tiêu viên chức sự nghiệp về các huyện chƣa đáp ứng đủ theo qui mô trƣờng lớp. Qua kết quả khảo sát trên 50% giáo viên có đào tạo chuyên ngành Vật lý, Hóa học, Sinh học phải đứng lớp dạy ít nhất môn học không qua đào tạo, bồi dƣỡng (dạy trái môn). Chẳng hạn: giáo viên đƣợc đào tạo chuyên ngành Hóa học – Địa lý dạy đủ 4 khối lớp chỉ đƣợc 10/tuần còn thiếu 9 tiết so với tiết quy định chuẩn là 19 tiết/tuần, nhà trƣờng phải bố trí dạy thêm môn Vật lý hoặc Sinh học hoặc môn học khác. Chính vì vậy, chất lƣợng dạy học sẽ bị ảnh hƣởng.

với cách dạy riêng của từng môn học, cũng nhƣ phƣơng pháp dạy học chủ yếu theo tiếp cận nội dung. Hình thức quản lý nhà trƣờng, hoạt động chuyên môn của giáo viên cũng đã quen với quản lý tách biệt ba môn Vật lý, Hóa học, Sinh học.

Môn KHTN cấp THCS đã đƣợc tổ chức thực hiện giảng dạy thí điểm theo chƣơng trình VNEN, qua triển khai thực hiện cũng đã bộc lộ những bất cập không nhỏ, đặc biệt là đội ngủ giáo viên để thực hiện theo chƣơng trình VNEN. Một môn KHTN/1 khối lớp nhƣng phải bố trí 03 giáo viên dạy, đề kiểm tra phải do 03 giáo viên ra đề độc lập theo tỉ lệ % khối lƣợng kiến thức bộ môn, khâu chấm bài cũng phân công 3 giáo viên theo 3 chuyên ngành tham gia chấm.

2.4.4. Thực trạng về kiểm tra, đánh giá, khen thưởng và kỷ luật giáo viên

Bảng 2.10. Kiểm tra và đánh giá đội ngũ giáo viên KHTN

TT Kiểm tra và đánh giá ĐT ĐTB Mức độ

1 Kế hoạch kiểm tra, đánh giá đúng tiến độ

CBQL 3.81 4

TT.TTN 3.54 4

GVKHTN 3.53 4

2 Kiểm tra qua hoạt động sƣ phạm trong nhà nhà trƣờng.

CBQL 3.76 4

TT.TTN 3.67 4

GVKHTN 3.59 4

3 Kiểm tra các hồ sơ minh chứng trong quá trình đánh giá

CBQL 3.79 4

TT.TTN 3.78 4

GVKHTN 3.75 4

4

Thực hiện kiểm tra thƣờng xuyên, định kì theo kế hoạch hoặc đột xuất đảm bảo đúng các quy định CBQL 3.76 4 TT.TTN 3.71 4 GVKHTN 3.69 4 5 Có thiết lập một hệ thống các tiêu chí đánh giá CBQL 3.57 4 TT.TTN 3.54 4 GVKHTN 3.51 4 6 Đa dạng các hình thức đánh giá nhƣ CBQL đánh giá GV, đồng nghiệp đánh giá lẫn nhau, cá nhân tự đánh giá

CBQL 3.56 4

TT.TTN 3.58 4

GVKHTN 3.53 4

7 Quy trình đánh giá đảm bảo khách quan, công bằng

CBQL 3.57 4

TT.TTN 3.55 4

GVKHTN 3.53 4

8 Kịp thời đƣa ra những quyết định để điều chỉnh, khắc phục sau kiểm tra đánh giá.

CBQL 2.78 3

TT.TTN 2.75 3

GVKHTN 2.69 3

Từ bảng 2.10 cho thấy, trong việc kiểm tra đánh giá đội ngũ giáo viên KHTN đƣợc đánh giá đạt mức 4, điểm bình quân có mức điểm 3.52, đạt mức độ cao nhất trong thang đo. Trong đó, chỉ có nội dung: Kịp thời đƣa ra những quyết định để điều chỉnh, khắc phục sau kiểm tra đánh giá đƣợc CBQL, TT.TTN và GVKHTN đánh giá mức độ 3 trong thang đo với điểm trung bình là 2.78 đối với CBQL, 2.75 đối với TT,TTN và 2.69 đối với GVKHTN. 6 nội dung còn lại đều đạt mức 4, điểm bình quân thấp nhất trong mức 4 là 3.53 và cao nhất là 3.81.

Qua phỏng vấn xin ý kiến của 08 CBQL, GV KHTN ở các trƣờng có cấp THCS, có khoảng 90% ý kiến cho rằng việc đánh giá giáo viên hằng năm còn chồng chéo, thực hiện in ấn nhiều giấy tờ. Thứ nhất, đánh giá giáo viên đang thực hiện song song hai văn bản quy phạm pháp luật là Nghị định 88/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 56/2015/NĐ-CP hƣớng dẫn đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức và Thông tƣ số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 ban hành quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông. Thứ hai, đánh giá giáo viên theo chuẩn chức danh nghề nghiệp có bộ tiêu chí cụ thể phản ảnh đầy đủ khối lƣợng, chất lƣợng, hiệu quả làm việc của mỗi giáo viên trong một năm học nhƣng chƣa đƣợc lấy kết quả đánh giá này để làm kết quả đánh giá giáo viên cuối năm học, làm cơ sở để x t thi đua, khen thƣởng. Chính vì vậy, việc tổ chức thực hiện đánh giá theo chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tại các cơ sở giáo dục chƣa đƣợc lãnh đạo nhà trƣờng quan tâm đúng mức, phản ánh kết quả đánh giá chƣa đúng thực chất chất lƣợng đội ngũ, trong khi đó đội ngũ giáo viên tự đánh giá qua loa, thiếu minh chứng, minh chứng không thuyết phục.

2.4.5. Thực trạng về đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng giáo viên môn KHTN

Bảng 2.11. Hình thức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên KHTN

STT Hình thức bồi dƣỡng ĐT ĐTB Mức độ

1 Dự giờ GVKHTN 2.21 2

2 Hội thảo chuyên đề GVKHTN 1.92 2

3 Các đợt tập huấn GVKHTN 2.56 3

4 Bồi dƣỡng chuyên môn GVKHTN 2.41 2

Tổng bình quân 2.28 2

Qua số liệu tổng hợp thống kê từ Bảng 2.11 cho thấy công tác bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên KHTN đa dạng với nhiều hình thức nhƣ dự giờ, hội thảo chuyên đề, tham gia lớp tập huấn, bồi dƣỡng chuyên môn. Tuy nhiên, công tác bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên KHTN đƣợc đánh giá đạt mức 2, điểm bình quân có mức điểm 2.28, đạt mức tƣơng đối thấp trong thang đo.

Bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ theo hình thức dự giờ đƣợc đánh giá đạt mức 2 với điểm trung bình 2.21. Qua trao đổi phỏng vấn, trên 80% giáo viên KHTN cho rằng: Từ ngày 01/11/2020 Điều lệ Trƣờng trung học có hiệu lực, hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục đối với giáo viên THCS không đề cập đến sổ dự giờ, từ đó các đơn vị trƣờng học không còn yêu cầu giáo viên phải có sổ dự giờ, không quy định số tiết dự giờ đồng nghiệp/năm học, dẫn đến giáo viên ít tự giác tham gia dự giờ học hỏi đồng nghiệp, chỉ trừ trƣờng hợp chuyên môn nhà trƣờng xếp lịch dự giờ thao giảng, hội giảng.

Hiện nay, tất cả các phòng GD&ĐT 05 huyện miền núi đều đã thành lập nhóm bộ môn cấp huyện và đi vào hoạt động. Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid 19 nên việc sinh hoạt chuyên đề của các bộ môn trên địa bàn các huyện miền núi cũng bị ảnh hƣởng, hạn chế số lần sinh hoạt chuyên môn cấp huyện, chỉ tiến hành sinh hoạt chuyên đề cấp trƣờng. Do vậy, hình thức bồi dƣỡng này đƣợc đội ngũ giáo viên KHTN đánh giá ở mức 2 với điểm trung bình thấp 1.92. Nguyên nhân khác dẫn đến mức đánh giá thấp ở hình thức bồi dƣỡng này là do một số nhóm bộ môn các huyện miền núi chƣa xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên đề về những vấn đề giáo viên đang quan tâm, còn vƣớng mắc, còn gặp khó khăn, những vấn đề mới của chƣơng trình GDPT mà phần lớn chỉ sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học.

Hình thức bồi dƣỡng chuyên môn đƣợc đội ngũ giáo viên đánh giá mức 2 với điểm trung bình 2.41 cao hơn hình thức sinh hoạt chuyên đề. Tuy nhiên, điểm đạt mức 2 là mức tƣơng đối thấp. Hiện nay, đội ngũ giáo viên KHTN đƣợc bồi dƣỡng chuyên môn qua mạng, đã hoàn thành 3 modull. Qua trao đổi phỏng vấn trên 70 % đồng đánh giá chƣơng trình bồi dƣỡng thƣờng xuyên qua mạng thiết kế khoa học, đáp ứng nguyện vọng đa số giáo viên. Tuy nhiên, thời gian tổ chức học tập bồi dƣỡng chuyên môn qua mạng thực hiện trong năm học, thời gian học tập mỗi modull giới hạn ngắn nên giáo viên không đủ thời gian tự học, tự nghiên cứu, nhiều nội dung phải bỏ qua, nhiều bài tập hay làm không trọn vẹn, đôi lúc làm bài cho đủ điểm đạt yêu cầu.

Hình thức bồi dƣỡng qua các lớp tập huấn đƣợc đội ngũ giáo viên KHTN đánh giá cao đạt mức 3 với điểm trung bình 2.56. Hình thức này, giáo viên đƣợc trực tiếp trải nghiệm, trực tiếp trao đổi, tƣơng tác với báo cáo viên là giảng viên các trƣờng Đại học Sƣ phạm hay cán bộ quản lý cốt cán, giáo viên cốt cán cấp huyện, tỉnh.

Bảng 2.12. Nhu cầu đào tạo lại, bồi dưỡng thêm chuyên môn nào để đáp ứng dạy bộ môn Khoa học tự nhiên.

Chuyên môn đào tạo

Tổng số giáo

viên

Nhu cầu đào tạo lại, bồi dƣỡng thêm chuyên môn

Vật lý Hóa học Sinh học Vật lý 40 0 05 06 Vật lý – Tin học 10 0 03 02 Toán - Vật lý 10 0 02 01 Vật lý-Công nghệ 18 0 08 07 Công nghệ- Vật lý 03 0 0 0 Toán-Lý-Sinh-Địa 04 0 3 0 Hóa học 36 03 0 17 Hóa học – Sinh học 17 10 0 0 Hóa học – Địa lý 18 04 0 07 Hóa học – KT nông nghiệp 02 0 0 01 Sinh học 27 05 11 0 Sinh học – KT nông nghiệp 30 04 12 0 Công nghệ - Sinh học 06 0 02 02 Sinh - Hóa 02 02 0 0 Sinh học-Thể dục 03 0 01 0 Sinh – Địa 01 0 01 0 Tổng số 227 28 48 43

Qua số liệu thống kê Bảng 2.12 cho thấy nhu cầu đào tạo lại, bồi dƣỡng thêm chuyên môn của đội ngũ giáo viên KHTN các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi đƣợc quan tâm, đội ngũ giáo viên có nhu cầu bồi dƣỡng thêm chuyên môn thuộc một trong hai lĩnh vực chƣa đƣợc đào tạo. Chẳng hạn nhƣ 85 giáo viên có đào tạo chuyên ngành Vật lý có nhu cầu bồi dƣỡng chuyên môn Hóa học là 21 ngƣời, chuyên môn Sinh học là 16 ngƣời; 73 giáo viên có đào tạo chuyên ngành Hóa học có nhu cầu bồi dƣỡng chuyên môn Vật lý là 17 ngƣời, chuyên môn Sinh học là 24 ngƣời; 69 giáo viên có đào tạo chuyên ngành Sinh học có nhu cầu bồi dƣỡng chuyên môn Vật lý là 11 ngƣời, chuyên môn Hóa học là 27 ngƣời.

Bảng 2.13. Đăng ký nhu cầu đào tạo lại theo lộ trình

Năm học

Các huyện miền núi

Tổng số Ba Tơ Minh

Long Sơn Hà Sơn Tây Trà Bồng 2021-2022 07 06 10 02 08 33 2022-2023 02 0 03 0 01 06 2023-2024 0 0 0 0 0 0

Không có nhu cầu 01 02 0 0 01 04

Tổng số giáo viên 10 08 13 02 10 43

Với 191/227 giáo viên có nhu cầu bồi dƣỡng thêm chuyên môn một trong hai lĩnh vực chƣa đƣợc đào tạo đăng ký theo lộ trình từ năm 2021-2026. Riêng đội ngũ giáo viên KHTN có 43 ngƣời chƣa đạt trình độ đào tạo chuẩn có nhu cầu đào tạo lại để đạt trình độ Cử nhân là 39 ngƣời (chiếm 91%) đăng ký lộ trình trong hai năm học 2021-2022, 2022-2023, còn 4 ngƣời (chiếm 9%) không có nhu cầu đạo tạo lại, lí do tuổi lớn gần đến tuổi nghỉ hƣu theo quy định.

2.4.6. Thực trạng về xây dựng môi trường tạo động lực phát triển đội ngũ giáo viên môn KHTN

Bảng 2.14. Chế độ chính sách của nhà trường đối với đội ngũ giáo viên

STT Nội dung ĐT ĐTB Mức độ

1 Về tiền lƣơng, tiền thƣởng

CBQL 3.23 3 TT.TTN 3.21 3 GVKHTN 3.19 3 2 Về nghỉ lễ CBQL 3.95 4 TT.TTN 3.83 4 GVKHTN 3.55 4 3 Về nghỉ phép CBQL 3.56 4 TT.TTN 3.34 4 GVKHTN 3.26 4 4 Về nghỉ hè CBQL 3.24 3 TT.TTN 3.21 3 GVKHTN 3.17 3

5 Bồi dƣỡng nâng cao trình độ

CBQL 2.43 2

TT.TTN 2.37 2

GVKHTN 2.33 2

Khảo sát nội dung chế độ chính sách của nhà trƣờng đối với giáo viên kết quả số liệu thể hiện trong Bảng 2.14, có thể nói rằng các trƣờng có cấp THCS trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi thực hiện hiện tốt, kịp thời chính sách cho ngƣời lao động về chế độ tiền lƣơng, chế độ nghỉ lễ, nghỉ phép, nghỉ hè. Các nội dung này đạt từ mức 3 đến mức 4, mức đánh giá cao trong thang đo, điểm trung bình từ 3.17 đến 3.95 điểm. Riêng về chế độ tiền thƣởng cho đội ngũ giáo viên hằng năm đƣợc thực hiện đối với những trƣờng hợp đƣợc công nhận các danh hiệu thi đua, khen thƣởng cấp trên. Các nhà trƣờng chƣa thiết lập quỹ khen thƣởng từ các nguồn khác nhau để khen thƣởng đột xuất hay khen thƣởng hằng năm cho đội ngũ giáo viên.

Nội dung về chế độ chính sách bồi dƣỡng nâng cao trình độ đƣợc đánh giá mức độ 2 với điểm trung bình của ba đối tƣợng khảo sát là 2.38. Chế độ đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên tại các huyện miền núi chƣa đƣợc thực hiện thỏa đáng, những năm qua việc đi học nâng cao trình độ chuyên môn do giáo viên tự túc về mọi chi phí, nhà trƣờng tạo điều kiện thời gian học vào cuối tuần thứ bảy, chủ nhật, trong hè và chi trả nguyên lƣơng. Chỉ trừ những trƣờng hợp giáo viên đƣợc quy hoạch cán bộ quản lý trƣờng học, lãnh đạo phòng thì đƣợc nhà trƣờng chi trả chế độ đào tạo, bồi dƣỡng theo quy định của Nhà nƣớc.

Tóm lại, nhà trƣờng thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ giáo viên đạt điểm trung bình 3.19 điểm, đạt mức Khá. Đối với chế độ bồi dƣỡng nâng cao trình độ của giáo viên, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ngãi đã tổng hợp số lƣợng chuẩn bị mở lớp đào tạo đạt chuẩn theo quy định và có hỗ trợ chi phí đào tạo cho đội ngũ giáo viên, thực hiện lộ trình gồm hai giai đoạn (giai đoạn 1 từ năm 2021-2026, giai đoạn 2 từ năm 2026-2030).

Bảng 2.15. Mức độ đảm bảo điều kiện và môi trường làm việc cho đội ngũ giáo viên

STT Nội dung ĐT ĐTB Mức độ

1

Môi trƣờng làm việc văn minh, đoàn kết, tích cực, không khí dạy học thân thiện, hợp tác

CBQL 2.45 2

TT.TTN 2.37 2

GVKHTN 2.21 2

2

Triển khai đầy đủ các chính sách của nhà nƣớc, của ngành và thực hiện đúng các chế độ đối với giáo viên

CBQL 3.23 3

TT.TTN 3.19 3

GVKHTN 3.17 3

3

Chính sách đãi ngộ, khen thƣởng đƣợc thực hiện nghiêm túc, đúng ngƣời đúng việc, công bằng

CBQL 2.67 3

TT.TTN 2.65 3

GVKHTN 2.61 3

STT Nội dung ĐT ĐTB Mức độ

trong địa phƣơng giao lƣu, chia sẻ kinh nghiệm

TT.TTN 2.68 3

GVKHTN 2.65 3

5

Tạo động lực làm việc bằng các chính sách đào tạo, phát triển nghề nghiệp và cơ hội thăng tiến

CBQL 1.61 1

TT.TTN 1.58 1

GVKHTN 1.45 1

Tổng bình quân 2.32 2

Từ Bảng 2.15 cho thấy: môi trƣờng phát triển đội ngũ giáo viên KHTN tại các trƣờng có cấp THCS trên địa bàn các huyện miền núi đƣợc đánh giá chƣa cao với tổng điểm bình quân là 2.32 đạt mức độ 2, mức tƣơng đối thấp trong thang đo. Trong đó, nội dung triển khai đầy đủ các chính sách của Nhà nƣớc, của ngành và thực hiện đúng

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên môn khoa học tự nhiên cấp trung học cơ sở trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh quảng ngãi đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)